Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an vào sáng 4/6/2019, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình là một loại tội phạm mới, mới xuất hiện năm 2018, nên phải cho cơ quan có kinh nghiệm điều tra, đó là Bộ Công An.
Tội phạm mới là gì?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì khái niệm tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Vậy ‘loại tội phạm mới’ mà ông Tô Lâm nói đến là loại tội phạm gì, luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội nói với RFA:
" Theo tôi hiểu thì 't ội phạm ' thì không có khái niệm là tội phạm mới hay tội phạm cũ. Tội nào được quy định trong BLHS hiện hành thì mới gọi là tội. Theo tôi thì Bộ Trưởng Tô Lâm nói như thế là không đúng về mặt pháp lý. "
Vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT năm 2018 tại ba tỉnh vùng núi phía Bắc gồm Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình gây chấn động xã hội với 214 thí sinh được nâng điểm (Hòa Bình 63 thí sinh, Hà Giang 107 thí sinh, Sơn La 44 thí sinh).
Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, giảng dạy tại Đại học Sư phạm TP.HCM nhận định tội gian lận trong thi cử không có gì là mới, mà cái ‘mới’ là hình thức gian lận, ít nhất cho đến khi bị phát hiện:
Theo tôi hiểu thì 'tội phạm' thì không có khái niệm là tội phạm mới hay tội phạm cũ. Tội nào được quy định trong BLHS hiện hành thì mới gọi là tội. Theo tôi thì Bộ Trưởng Tô Lâm nói như thế là không đúng vềmặt pháp lý. - LS. Hà Huy Sơn
" Phải hiểu khái niệm 'mới' là như thế nào chứ gian lận trong thi cử là xưa lắm rồi. Ví dụ Cao bá Quát khi chấm thi thấy có mấy thí sinh làm bài hay nhưng phạm húy, tức có những chữ phải viết thiếu nét đi, nhưng ông thấy thương học trò nên ông sửa lại. Đến lúc phát giác ra ông suýt bị tử hình.
Nói vậy để thấy chuyện gia n lận thi cử không có gì mới mẻ, nhưng phải hiểu như thế này thì đúng là mới: Chưa bao giờ mà chuyện gian lận nó tổ chức một cách có hệ thống và quy mô như thế. Nó có sự đồng lòng từ quan chức cấp cao của địa phương cho đến nhân viên thực hiện , và sửa điểm thi cho hàng trăm thí sinh."
Lần đầu xảy ra hay lần đầu bị phát hiện?
Theo những gì mà Bộ Trưởng Tô Lâm nói tại phiên chất vấn hôm 4/6/2019 tại Quốc Hội thì có thể hiểu chuyện gian lận thi cử với hàng loạt cán bộ bị truy tố, kỷ luật là chuyện mà đến năm 2018 mới xảy ra khi ông nói “là một loại tội phạm mới, mới xuất hiện năm 2018”.
Luật sư Hà Huy Sơn nêu quan điểm của mình:
" Tôi cũng không theo dõi để biết chắc chuyện gian lận thi cử trước đây đã từng bị xử hay chưa, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì chuyện gian lận điểm thi nó xảy ra nhiều từ xưa đến nay. Có cái là người ta không điều tra hay truy tố thôi ch ứ nó không có gì là mới. "
Trong một lần trao đổi với RFA sau sự việc gian lận điểm thi xảy ra ở Hà Giang năm 2018, thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng đây là một quá trình kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, khó có thể chấm dứt trong thời gian ngắn:
“Đến năm 2017, khi mà Bộ giao về các địa phương tự chấm bài, thì Hà Nội đã xảy ra lùm xùm rồi, nhưng mà không hiểu sao người ta rất là khéo, dìm được vụ ấy đi, báo chí không đăng được tin gì cả. Trót lọt vụ năm ngoái, cảm thấy là dễ dàng sửa điểm, cấy điểm. Thế là năm nay khắp các địa phương bùng nổ, bắt chước nhau, từ miền núi đến miền xuôi. Bộ Giáo Dục coi như là vỡ trận, không có đủ lực lượng đi giám sát các tỉnh.”
Tôi là người trong ngành giáo dục nên tôi biết hệ thống thi cử rất nghiêm ngặt. Những người ra đề thi và chấm thi bị 'nhốt'và có công an canh giữ. Khi chấm thi thì có tầng tầng lớp lớp những biện pháp kiểm tra. Thế mà "con voi chui tọt lỗ kim". - GS - TS Hoàng Dũng
Hôm 3/6/2019, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đề nghị truy tố 5 bị can trong vụ gian lận thi cử, nâng điểm cho 107 thí sinh, gồm: Vũ Trọng Lương, phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Thanh Hoài, trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng; bà Triệu Thị Chính, phó Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Phạm Văn Khuông, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT và bà Lê Thị Dung, phó đội trưởng, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh.
Trước đó vài ngày, hàng loạt lãnh đạo tỉnh Sơn La cũng bị xem xét, thi hành kỷ luật, như ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo; ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân; ông Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng và ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Ngoài ra còn một số cán bộ khác cũng đang bị xem xét thi hành kỷ luật.
Riêng tỉnh Hòa Bình, số cán bộ, công chức thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý để xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang bị xem xét kỷ luật là 26 người.
Giáo sư Hoàng Dũng cho biết ông không dám nói và cũng không tin đây là lần đầu tiên xảy ra vụ gian lận này, bởi theo ông thì mọi chuyện ở Việt Nam đều bí mật cả. Ông lưu ý chuyện sửa điểm thi cho hàng trăm thí sinh được phát hiện một cách tình cờ khi điểm thi được công khai trên mạng. Một ông thầy nhìn thấy điểm thi của các thí sinh vùng núi quá cao, ông đặt vấn đề, rồi người ta điều tra mới phát hiện ra.
Nói về việc tổ chức thi, giáo sư Hoàng Dũng cho rằng nếu tổ chức đúng, sẽ rất khó để có thể xảy ra gian lận.
“Tôi là người trong ngành giáo dục nên tôi biết hệ thống thi cử rất nghiêm ngặt. Những người ra đề thi và chấm thi bị ‘nhốt’và có công an canh giữ. Khi chấm thi thì có tầng tầng lớp lớp những biện pháp kiểm tra. Thế mà “con voi chui tọt lỗ kim”.
Vậy mà việc gian lận vẫn xảy ra với số lượng không nhỏ nên giáo sư Hoàng Dũng cho rằng thật khó có thể tin được đây là lần đầu tiên có chuyện gian lận thi cử.