Giá xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường?

Tại buổi hội thảo hôm thứ Ba ở Việt Nam, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp xăng dầu đã mạnh mẽ chỉ trích Bộ Tài Chính về quyết định không tăng giá xăng dầu theo đề nghị của các doanh nghiệp đầu mối.

Theo giới chuyên gia, những lý lẻ phản bác lẫn nhau trong cuộc hội thảo này là cơ hội để đặt vấn đề và xem xét lại xem Việt Nam có thực sự điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hay không? Mời quí vị cùng tìm hiểu với Thanh Trúc:

Petrolimex lỗ gần 2000 tỷ đồng trong 9 tháng?

Theo báo chí trong nước thì đã có những tranh cãi khá gay gắt giữa bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ, phía bác bỏ yêu cầu tăng giá, với thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, là phía tán đồng việc tăng giá, cùng với lãnh đạo các doanh nghiệp xăng dầu.

Vấn đề tranh cãi xoay quanh sự kiện Bộ Tài Chính bác bỏ yêu cầu xin tăng giá xăng của các doanh nghiệp đầu mối để tránh sự lỗ lã.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Cẩm Tú, cho rằng phải giải quyết cái gốc là doanh nghiệp xăng dầu đang lỗ nặng thì mới có thể giải quyết tiếp những chuyện khác được.

Trong khi đó, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo, cho rằng chính sách tài chính hiện hành khiến các doanh nghiệp xăng dầu phải nộp ngân sách rất lớn, điển hình năm 2008 lỗ đỉnh điểm là 10 tỷ nhưng ngân sách phải nộp là 16 tỷ.

Cũng vậy, ông Nguyễn Ngọc Bảo nói tiếp, từ đầu 2011 tới giờ Petrolimex lỗ 1.800 trăm tỷ mà nếu cứ giữ

Bảng thông tin đấu giá cổ phần trực tuyến của Petrolimex
Bảng thông tin đấu giá cổ phần trực tuyến của Petrolimex. Source Petrolimex.com (Source Petrolimex.com)

giá hiện tại thì sẽ lỗ thêm 200 tỷ đồng nữa trong tháng Chín.

Bộ Công Thương luôn đặt ra những yêu cầu và có những biểu hiện gần như là dọa nhà nước, là nếu không đáp ứng yêu cầu tăng giá và nếu có sự lỗ có sự thâm thủng quá lớn nơi các doanh nghiệp thì toàn bộ hệ thống xăng dầu sẽ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phó giáo sư Ngô Trí Long

Đáp lại, bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ nêu nhiều câu hỏi với các doanh nghiệp về lý do tại sao bị lỗ, về quản trị, về hạch toán, về tại sao lại có chuyện không rõ lời lỗ trên từng mặt hàng.

Phó giáo sư Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thị Trường Giá Cả, cũng có mặt và phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo mà báo chí mô tả là lãnh đạo hai bộ có phần nặng lời với nhau về việc nên hay không nên tăng giá xăng dầu, nêu nhận định của ông:

Cuộc hội thảo cho thấy Bộ Công Thương đứng về phia doanh nghiệp chứ không đứng về phía người tiêu dùng. Thực chất trong quá trình chỉ đạo điều hành, Bộ Công Thương luôn đặt ra những yêu cầu và có những biểu hiện gần như là dọa nhà nước, là nếu không đáp ứng yêu cầu tăng giá và nếu có sự lỗ có sự thâm thủng quá lớn nơi các doanh nghiệp thì toàn bộ hệ thống xăng dầu sẽ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng mà trên thực tế thì không phải như vậy.

Nghị Định 84: kiểu định giá lưỡng tính, nửa vời

Theo cái nhìn của phó giáo sư Ngô Trí Long, chính vì chưa có sự thống nhất giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính, ở chỗ là Bộ Công Thương luôn ép Bộ Tài Chính phải bù lỗ phải bảo đảm cấp bù lỗ phải thuận cho doanh nghiệp xăng dầu tăng giá:

Một trong những bất cập lớn nhất là cơ chế điều hành giá, không tuân thủ cơ chế quản lý giá trong nển kinh tế thị trường, có nghĩa là còn để cho doanh nghiệp độc quyền tự đánh giá. Hoặc cái kiểu định giá như trong nghị định 84 qui định là kiểu định giá lưỡng tính, nửa vời.

Phó giáo sư Ngô Trí Long

Cho nên khi mà hai nhu cầu đối lập nhau và không thống nhất được với nhau thì nó dẫn đến sự bất đồng.

Một trạm phục vụ xăng dầu ở Hà Nội
Một trạm phục vụ xăng dầu ở Hà Nội (RFA)

Theo tôi nghĩ từ cuộc hội thảo này, sự đối thoại giữa Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương cùng với các doanh nghiệp và các chuyên gia, cho thấy việc thực hiện Nghị Định 84 của chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15 tháng Mười, đến nay đã nẩy sinh nhiều bất cập. Một trong những bất cập lớn nhất là cơ chế điều hành giá, không tuân thủ cơ chế quản lý giá trong nển kinh tế thị trường, có nghĩa là còn để cho doanh nghiệp độc quyền tự đánh giá. Hoặc cái kiểu định giá như trong nghị định 84 qui định là kiểu định giá lưỡng tính, nửa vời. Từ đó dẫn đến những hậu quả những sự rối rắm trong kinh tế thị trường. Đấy là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu, các cơ quan chức năng, Bộ Tài Chính cũng như Bộ Công Thương, chưa có một sự thanh sát chặt chẽ và sít sao, vì thế báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn mù mịt còn mù mờ.

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường?

Về thắc mắc của mọi người là cách điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam như thế nào, phó giáo sư Ngô Trí Long phân tích rằng mặc dù Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường và phải tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị trường, nhưng thực tế sự tuân thủ đó không đúng mức:

Ví dụ hiện nay trên thị trường xăng dầu thì còn độc quyền nhưng mà độc quyền tương đối chứ không phải độc quyền tuyệt đối. Có nghĩa có doanh nghiệp chiếm thị phần rất lớn bên cạnh một số doanh nghiệp nhỏ. Thực chất là chưa có sự cạnh tranh thực sự thì nhà nước đã để cho doanh nghiệp định giá, đồng thời cơ chế định giá hiện nay thì nó chưa rõ rằng, còn lưỡng tính còn nửa vời.

<i>Như vậy là trái với nguyên tắc của cơ chế thị trường, mà hiệu quả của cơ chế quản lý thị trường thì tự do phá giá cả không có nghĩa là mọi cái thị trường đều quyết định. Thị trường chỉ quyết định đối với những sản phẩm có sự cạnh tranh thực sự. </i> <br/>

Như vậy là trái với nguyên tắc của cơ chế thị trường, mà hiệu quả của cơ chế quản lý thị trường thì tự do phá giá cả không có nghĩa là mọi cái thị trường đều quyết định. Thị trường chỉ quyết định đối với những sản phẩm có sự cạnh tranh thực sự.

Vẫn theo lời ông, nếu gọi là độc quyền tuyệt đối của một doanh nghiệp thì nhà nước phải qui định giá cụ thể hoặc giá chuẩn. Còn trong bối cảnh còn độc quyền tương đối hay còn độc quyền nhưng cạnh tranh rất yếu, thì nhà nước nên qui định giá trần và nhà nước điều hành.

Nhà nước có nghĩa là bộ nào thì tùy, nhưng phải có chức năng là quản lý giá cả, đòi hỏi những cán bộ có trình độ có tầm nhìn xa hết sức là giỏi, nghĩa là nắm được nghiệp vụ kinh doanh và đồng thời phải nắm được những nguyên tắc quản lý giá.

Được hỏi ông nghĩ sao về quyết định của Bộ Tài Chính bác yêu cầu tăng giá của doanh nghiệp, phó giáo sư Ngô Trí Long cho rằng sở dĩ có chuyện đó là vì trước giờ chừng như các doanh nghiệp xăng dầu luôn lẫn trốn sự thật. Ông giải thích hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay của các doanh nghiệp phải thực hiện hai nhiệm vụ. Một là chấp trị tức nhiệm vụ xã hội, và hai là nhiệm vụ kinh doanh:

Chính vì cái chấp trị đó nên trong quá trình kinh doanh mà bị thua lỗ thì nhà nước có khả năng bù, là vì trên cơ sở nhà nước điều hành giá. Nhưng mà về mặt thực tế giá cả xăng dầu hiện nay Petrolimex thông báo chưa được minh bạch, tiền hậu bất nhất.

về mặt thực tế giá cả xăng dầu hiện nay Petrolimex thông báo chưa được minh bạch, tiền hậu bất nhất. Tại vì trong quá trình kinh doanh họ luôn luôn nói lỗ, nhưng khi đưa lên sàn để chuẩn bị IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) thì họ lại tuyên bố là lãi rất lớn, ví dụ 2008 lãi, 2009 lãi, 2010 và dự kiến 2010 đều lãi

Phó giáo sư Ngô Trí Long

Tại vì trong quá trình kinh doanh họ luôn luôn nói lỗ, nhưng khi đưa lên sàn để chuẩn bị IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) thì họ lại tuyên bố là lãi rất lớn, ví dụ 2008 lãi, 2009 lãi, 2010 và dự kiến 2010 đều lãi.

Tình trạng tiền hậu bất nhất cộng thêm tình trạng không minh bạch trong quản trị, phó giáo sư Ngô Trí Long nhấn mạnh, Petrolimex và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã tạo sự nghi ngờ không chỉ từ dư luận công chúng mà cả từ cơ quan chức năng. Cũng chính vì lẽ đó nên khi yêu cầu tăng giá thì Bộ Tài Chính phải xem xét một cách cẩn trọng và chính xác, ông khẳng định.

Tóm lại, theo tôi, trong việc điều hành quản lý thị trường thì phải có trình độ và phải tuân thủ theo qui luật. Đi trái với qui luật sẽ gây những hậu quả nhất định.

Như vậy, để cho doanh nghiệp độc quyền và định giá là trái với qui luật về quản lý giá trong kinh tế thị trường, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thị Trường Giá Cả Ngô Trí Long nhấn mạnh, dẫn đến tình trạng rối rắm và tranh cãi trong lãnh vực xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.