Thời gian vừa qua có những vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra tại địa phương kéo dài vài năm, có trường hợp đã mười mấy năm mà chưa được phân xử công minh hay đền bù thỏa đáng.
Phân xử không công minh - Đền bù chưa thỏa đáng
Bà Vũ Thị Hải dân oan Ninh Bình
Bà Vũ Thị Hải, dân oan xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, hiện đang có mặt ở Hà Nội, kể về việc gia đình bà bị quan chức địa phương chèn ép, vì cơ nghiệp của vợ chồng bà mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng:
Bà Vũ Thị Hải :
Gia đình nhà tôi đã trồng rừng hoàn thiện cái mô hình, trang trại của tôi là từ năm 88 là chúng tôi đã hoàn thiện rồi, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình tôi rất là lớn, trên 10 tỷ đồng một năm. Vì cái vụ lợi của bộ máy công quyền cộng sản tỉnh Ninh Bình, họ bán dất, bán tài nguyên khoáng sản cho Trung Quốc, vì thế mà họ đã hủy hoại toàn bộ cái cơ nghiệp tài sản của gia đình tôi. Đến năm 2000 chồng tôi bị chết thì cái chết của chồng tôi còn mang nhiều uẩn khúc có liên quan đến đường dây tham nhũng mà tôi đã đề nghị với lại chính quyền Việt Nam, cấp trung ương, để giải quyết làm rõ, nhưng đến nay là có văn bản chỉ đạo của Bộ Công An để làm rõ nhưng đến nay thì Bộ Công An vẫn chưa làm rõ
Bà Hải kể tiếp về sinh hoạt của gia đình mình trong lúc này, góa chồng, đang nuôi dạy bốn con, khó khăn dồn dập mà phải bỏ nhà để đi khiếu kiện ở Hà Nội:
Vì cái vụ lợi của bộ máy công quyền cộng sản tỉnh Ninh Bình, họ bán dất, bán tài nguyên khoáng sản cho Trung Quốc, vì thế mà họ đã hủy hoại toàn bộ cái cơ nghiệp tài sản của gia đình tôi.
Bà Vũ Thị Hải
Bà Vũ Thị Hải :
Bây giờ thì lại đưa Trung Quốc đến khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt đầu là từ năm hai nghìn lẽ năm (2005), phá hoại toàn bộ tài sản của gia đình tôi. Nhà thì bây giờ dầy hầm hố ở trong nhà.
Nhà tôi bây giờ sập hết rồi. Giếng nước ăn cũng nứt thủng đáy, không còn có nước, mà bây giờ nước ở ngoài suối chảy vào giếng. Tất cả mọi tài sản của tôi, trang trại bây giờ cũng hết nước, không có nước ăn, không có nước sản xuất. Trang trại tôi bây giờ tôi phải trồng cây xuống dưới lòng hồ mà bây giờ cũng thuộc rất nhiều hầm hố ở đấy, mà bây giờ gia đình tôi không có nước ăn.
Dân oan ra Hà Nội khiếu kiện, tập trung ở các vườn hoa, sống cảnh màn trời chiếu đất, bị công an đối xử ra sao? Từng chịu đựng sương gió, trong suốt nhiều năm tháng, bà Hải kể lại, qua câu chuyện với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA):
Bà Vũ Thị Hải :
Vợ chồng tôi lại còn rất khổ vì bị công an ở thành phố Hà Nội, công an Thụy Khuê và công an thành phố Hà Nội liên tục đàn áp, cướp hết lều bạt, chăn màn, quần áo và đốt hết. Tất cả xoong nồi, cơm gạo, các đồ ăn là bị đốt liên tục mỗi khi mà quốc tế sang họp ở Việt Nam và có khách quốc tế đến tham quan Việt Nam thì người dân chúng tôi, những người khiếu kiện chúng tôi là đều bị đàn áp, bị xua đuổi. Tôi cũng mong rằng quý Đài hãy giúp đỡ chúng tôi để lên tiếng để yêu cầu Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam đã ký cam kết hiệp ước với quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền sống cho con người và bảo vệ môi trường, mà bây giờ người dân Việt Nam chúng tôi là những người công dân Việt Nam bây giờ bị thiệt hại sự sống đủ đường mà bây giờ họ lại đi bảo vệ cho những người dân Trung Quốc sang khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt người dân Việt Nam chúng tôi bây giờ nước ăn không có, nước sản xuất thì không. Bây giờ ruộng cấy của người dân chúng tôi bị bỏ hoang rất nhiều vì người dân không có đất sản xuất.
những người công dân Việt Nam bây giờ bị thiệt hại sự sống đủ đường mà bây giờ họ lại đi bảo vệ cho những người dân Trung Quốc sang khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt người dân Việt Nam chúng tôi bây giờ nước ăn không có, nước sản xuất thì không.
Bà Vũ Thị Hải
Khi liên lạc về quê quán của bà Vũ Thị Hải, chúng tôi hỏi chuyện ông Quách Văn Hạ, Bí thư đảng ủy xã Thạch Bình, Ninh Bình và được ông giải thích:
Ông Quách Văn Hạ :
Vâng, bác gặp có việc gì không ạ? Cái việc đấy là đã được giải quyết theo cái đơn của chị. Các cấp có thẩm quyền giải quyết, trả lời chị rồi. Cái việc về văn bản pháp lý hoặc là thực tế thì không phải là đất của nhà nước giao cho chị ấy. Việc chị đòi cái đất đấy thì nó không đúng với lại quy định của nhà nước.
Bây giờ chị ở vườn hoa Lý Tự Trọng phải không? Thế, báo cáo với anh là các cấp có thẩm quyền đều có trả
lời thỏa đáng rồi. Tình cảm thì cũng cho chị 8 nghìn mét vuông đấy anh ạ. Nhưng mà chị bây giờ thì cũng chả hiểu. Chúng tôi cũng giải thích là chuyện tình cảm thì tình cảm, còn nói lên vấn đề pháp lý thì việc này phải giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Thế còn chúng tôi cũng rất là quan tâm tới việc này thôi. Cái việc đấy đã giải quyết xong rồi. Thế còn chị còn có vấn đề gì khiếu nại chưa thỏa đáng thì có cơ quan giải quyết xem xét, còn chúng tôi thì không có, không có ý kiến gì, anh ạ.
báo cáo với anh là các cấp có thẩm quyền đều có trả lời thỏa đáng rồi. Tình cảm thì cũng cho chị 8 nghìn mét vuông đấy anh ạ. Nhưng mà chị bây giờ thì cũng chả hiểu. Chúng tôi cũng giải thích là chuyện tình cảm thì tình cảm, còn nói lên vấn đề pháp lý thì việc này phải giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Ô.Quách Văn Hạ, Bí thư đảng ủy
Bà Phạm Thị Thành dân oan Đắc Nông
Tiếp tục cuộc trao đổi với những người ra Hà Nội khiếu kiện, từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bà Phạm Thị Thành, dân oan, huyện Thuận Hạnh, tỉnh Đắc Nông cho biết về nổi bất công mà gia đình bà phài chuốc lấy:
Bà Phạm Thị Thành :
Bây giờ tôi ra Hà Nội là vì gia đình tôi bức xúc, xin công luận giúp đỡ cho gia đình tôi lấy lại sự công bằng và phải xử lý cái ông cán bộ này lợi dụng chức quyền chiếm đoạt đất của tôi.
Ròng rã nhiều năm trời, hồ sơ khiếu kiện của gia đình bà được chuyển hết chỗ này đến nơi khác mà không cơ quan nào phán xét:
Bà Phạm Thị Thành :
Không hiểu bây giờ xã hội, chính quyền, đất nước Việt Nam không còn có sự công bằng và công lý của xã hội nữa cho nên là bây giờ là cái bệnh, cho nên ở 110 Cầu Giấy này Văn Phòng Chính Phủ thì đen nghịt người, chỗ nào cũng vậy thì tôi cảm thấy đây là cái bênh ôn dịch tràn ngập đất nước Việt Nam này, thì tôi không biết làm thế nào nữa, mà bây giờ thì chính quyền o ép, đuổi dân ra ngoài đường nằm dưới trời mưa, còn giải quyết giấy tờ thì cứ chuyển quanh.
Không hiểu bây giờ xã hội, chính quyền, đất nước Việt Nam không còn có sự công bằng và công lý của xã hội nữa cho nên là bây giờ là cái bệnh, cho nên ở 110 Cầu Giấy này Văn Phòng Chính Phủ thì đen nghịt người,
bà Phạm Thị Thành
Gia đình tôi đi từ năm 2007 đến giờ là cứ chuyển quanh từ đơn vị nọ sang đơn vị kia mà không hề có một nơi nào giải quyết. Bây giờ lên đến tận trung ương này, đầu não của đảng và nhà nước mà cũng chỉ chuyển về phía các địa phương, mà bây giờ địa phương họ ăn cướp của chúng tôi thì làm sao họ chịu giải quyết được? Tôi không thể nào chịu được cái nỗi bức xúc như thế này.
Họ đàn áp những người dân chúng tôi. Chúng tôi không có người bảo vệ (khóc), chúng tôi không có quyền hạn chức vụ gì cho nên nhờ công luận các nước giúp đỡ bảo vệ nhân phẩm và tính mạng con người, và về tải sản cho gia đình của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trông cậy vào ai. Nhà tan cửa nát, hiện giờ không có nhà mà ở, đất cát thì họ ăn cướp, còn suốt ngày thì đi khiếu kiện.
Họ đàn áp những người dân chúng tôi. Chúng tôi không có người bảo vệ (khóc), chúng tôi không có quyền hạn chức vụ gì cho nên nhờ công luận các nước giúp đỡ bảo vệ nhân phẩm và tính mạng con người, và về tải sản cho gia đình của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trông cậy vào ai. Nhà tan cửa nát
bà Phạm Thị Thành
Mất hết hy vọng, bà Thành mong ước những lời ta thán được công luận ghi nhận và cứu giúp hầu thoát khỏi cảnh cơ cực triền miên:
Bà Phạm Thị Thành :
Bây giờ cả đất nước này mất công ăn việc làm, đi khiếu kiện, lâm vào cảnh lầm than, nằm giữa trời mưa đêm ngày, ăn không có mà ăn, bây giờ họ đưa đất nước đến đói nghèo thì làm sao người dân chúng tôi sống nổi. Đấy, chúng tôi xin nhờ vả ở quý Đài giúp đỡ chúng tôi như thế nào.
Nhà nước Việt Nam thường nói đến hiệu quả của của nền hành chánh công, sau mười năm đẩy mạnh cải cách, tỷ lệ người dân hài lòng về công việc quản lý của chánh phủ khá cao. Tuy nhiên về phía người dân thì vẫn cho rằng, các văn phòng Tiếp dân, giải quyết khiếu kiện, chỉ là hình thức bề ngoài, tốn công, tốn của, mất thời giờ vô ích, vì người dân oan vẫn chờ đợi mõi mòn, vô vọng, mà kết quả thì chưa thấy đâu.