Scandal “hát nhép” Olympic Bắc Kinh và chuyện “hát nhép” ở Việt Nam

Liên quan đến trường hợp “hát nhép” trong lễ hội Olympic Bắc Kinh 2008, không ít người đã đặt câu hỏi tình trạng này có ở Việt Nam hay không? Việt Hùng hỏi chuyện nhạc sĩ Tô Hải, người từng có nhiều đóng góp trong giảng dạy và sáng tác âm nhạc tại Việt Nam.

0:00 / 0:00

Trước tiên nhạc sĩ Tô Hải đưa ra nhận định.

Nhạc sĩ Tô Hải: Chuyện về hai em bé liên qua đến bài hát trong đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 trong khi báo chí ở các nơi làm ầm ĩ lên thì ở Việt Nam này lại chẳng có ai nói là vì xảy ra quá nhiều, ở Việt Nam chuyện "hát nhép" là chuyện bình thường. Tôi đã viết một bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng về chuyện "hát nhép" playback rồi…

Get the Flash Player to see this player.

Việt Hùng: Trong trường hợp hát playback thì cũng vẫn là ca sĩ đó nhưng họ thâu trước rồi ra sân khấu "hát nhép" lại thôi, nhưng trong trường hợp này là đổi người hát, chúng tôi muốn tìm hiểu tình trạng này có xảy ra ở Việt Nam hay không?

Nhạc sĩ Tô Hải: Ở Việt Nam trường hợp ca sĩ này mà hát thay ca sĩ kia thì nói thật là không có. Ca sĩ nào thì cũng muốn mình nổi cho nên họ cũng chả hơi đâu mà đi lấy giọng ca của người khác mà hát cả, cho nên trường hợp lấy giọng người khác làm giọng của mình thì ở Việt Nam chưa có.

“Hát nhép”, “Nhạc nhép”

Việt Hùng: Cũng liên quan đến tình trạng này thời gian qua dư luận nói nhiều đến tình trạng đạo nhạc? Thay vì "hát nhép" thì đạo nhạc có thể gọi là "nhạc nhép" thành nhạc Việt được hay không thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Tô Hải: Mấy hôm nay báo chí ở đây đưa rất nhiều, tôi mới viết một bài cực lực lên án mấy ông gọi là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật đã bao che hay thậm chí làm nhẹ cái tội mà tôi dùng là ăn cắp nhạc.

Lên án là lên án mấy người bao che, mấy người ký, vì ở bên này muốn biểu diễn, muốn thâu băng, muốn thâu hình…thì phải có anh nhà nước cho phép. Họ có ký thì mới được biểu diễn. Chuyện đạo nhạc ở Việt Nam, tôi dùng cái chữ “ăn cắp nhạc” ở Việt Nam thì quá nhiều rồi.

Việt Hùng: Nhạc sĩ có vẻ đổ lỗi cho những người chịu trách nhiệm quản lý âm nhạc, nhưng việc đạo nhạc đó những người quản lý họ có biết hay không? Hay là có biết nhưng vì những vấn đề khác…mà họ làm lơ?

Nhạc sĩ Tô Hải: Tôi xin nói rằng, phê phán "thằng" ăn cắp thì phê phán làm gì? Ở đây là phải phê phán những kẻ bao che cho ăn cắp. Có hai loại, một là anh có chấm mút vì mỗi lần ký là có tiền, chỉ cần một ông Trưởng phòng Văn hóa quận thôi là anh có thể có được mấy chục triệu rồi, đó mới chỉ là Trưởng phòng văn hóa quận thôi chứ chưa nói gì đến ông Giám đốc Sở Văn hóa cho phép biểu diễn, cho phép in băng được xuất bản thì là mấy cái ông Trưởng phòng văn hóa là nhà cao cửa rộng, nhà lầu ô-tô rồi, đấy là một loại.

Loại thứ hai là dốt, không biết…đến khi người ta vạch ra rồi thì lại tìm cách bao che. Thí dụ như có người nói “ăn cắp thì bao giờ phải có 12 nốt nhạc giống nhau liên tục thì mới gọi là ăn cắp” .

Lạm phát Ca sĩ, Nhạc sỉ

Việt Hùng: Với cái nhìn của nhạc sĩ, sở dĩ tình trạng này lan tràn là do công tác quản lý kém hay nguyên nhân chính phát xuất từ đâu?

Nhạc sĩ Tô Hải: …là vì ở Việt Nam nhạc sĩ ra quá nhiều, ai cũng có thể trở thành nhạc sĩ mà hầu hết đều là những ca sĩ rồi tự sáng tác, tự hát, có học hành ở đâu ra đâu, có biết thế nào là ca khúc đâu, thế nào là motiv đâu, thế nào là cadan, thế nào là demicadan, thế nào là hết bài…

Cho nên không biết làm cách nào rồi cứ nghe băng ở các nước rồi bắt chước… thế mà bắt chước để khỏi Tây hóa thì bắt chước ở những quốc gia gần gần như Lào, Campuchia, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hát lên rồi được hoan nghênh rồi các ông ấy cho giải thưởng cho nên khi phát hiện ra là ăn cắp thì mấy ông lại nói đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật vừa rồi “12 nốt nhạc giống nhau liên tục thì mới là ăn cắp. Nhà nước không can thiệp, chuyên môn không can thiệp…”.

Việt Hùng: Nhưng ai phát biểu câu đó thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Tô Hải: Dạ, thưa đó là ông An Thuyên, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật, những người nắm quyền cao chức trọng như thế mà còn tuyên bố như thế, tuyên bố không có nghề, không có chuyên môn như thế thì hỏi làm sao mà "chúng nó" không phát huy cái tài "ăn cắp" như thế, rồi đưa ba cái lý luận ba lăng nhăng, chả có một tý chuyên môn gì, không có biết gì về âm nhạc được mà lại nói câu "ăn cắp là phải 12 nốt nhạc liên tục".

Việt Hùng: Với cái nhìn của nhạc sĩ, nên hay không cần phải đưa thành Luật?

Nhạc sĩ Tô Hải: Tôi xin nói với anh rằng tôi đã nhiều lần công bố, công khai viết trên báo là ở Việt Nam không có luật. Không có luật thế nào là ăn cắp, thế nào là đưa ra tòa, chứ không thể nói việc này chính quyền không can thiệp.

Ở Việt Nam không có luật về vấn đề này, chỉ là những quy định, mà quy định lại rất vớ vẩn, chứ không có gì cụ thể, cứ thấy đâu là ra quy định, thí dụ khi thấy ăn mặc hở hang quá thì quy định váy phải ngắn, nhưng ngắn là ngắn bao nhiêu thì không nói.

Thế rồi quy định là ai được hát và ai không được hát. Những quy định đó chẳng có gì gọi là nghệ thuật cả, cho nên ở các nước mà tôi được biết cũng như đã đưa lên báo chí nhiều lần tất cả đều phải có luật.

Thực tế ở Việt Nam nhiều ca sĩ ra giữa trẻ con lại hát, “đêm qua tôi nằm mê thấy con cầy nó cắn”. Hay “bao lô số 11, mua con 11…” tức là dạy con nhà người ta đánh đề. Hay những chuyện đưa lên bài hát là “tối hôm nay ký túc xá vắng người, bọn chúng đi hết rồi chúng ta làm tình đi thôi…”. Những chuyện như thế này là phải có luật, ở đây không có luật gì hết mà toàn ra những quy định này quy định kia…

Chuyện ăn cắp nhạc rất đơn giản như khi hát một bài lên là biết ăn cắp bài ở đâu, giống bài nào về điệu thức, về tình cảm, về hòa âm phối khí…thì tất cả cái đó có chuyên môn nghe là thấy ăn cắp ở đâu rồi.

Tôi xin nói thẳng là các nhà có chuyên môn thì chẳng muốn dính đến, còn các nhà chuyên môn nửa vời thì lại đưa ra cái “luật” phải giống nhau 12 nốt thì mới gọi là ăn cắp thì lại đang nắm chính quyền, tôi nói chính quyền ở đây là chính quyền âm nhạc…

Việt Hùng:

X

in cám ơn nhạc sĩ Tô Hải.