Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-12-2005)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tình hình về nhà tranh đấu dân chủ Hoàng Minh Chính, nhất là từ khi ông trở về nước, được thính giả RFA theo dõi sát. Nghe tin ông cùng gia đình bị thóa mạ và đánh đập khi về đến ngõ nhà ở Hà Nội, thính giả Trần Đức cảm nghĩ như sau:

Cụ Hoàng Minh Chính và gia đình bị sách nhiễu

"Tin của quý đài về việc cụ Hoàng Minh Chính và gia đình bị hành hung làm tôi rất tức giận, dù cũng đã tiên đoán là hai cụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở về Việt Nam … "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh" Đảng Cộng sản từng ví von nhân dân Việt Nam như sóng mạnh đã đưa "Con thuyền Cách Mạng" tới thành công. Chúng ta nay biết chắc đợt sóng đó sẽ nhận chìm Đảng!" Thính giả S.D. viết: "Vụ này đem lại cho chính quyền Việt Nam hình ảnh xấu về trật tự, an ninh ngay tại thủ đô. Sự kiện đó càng làm nổi bật tư cách của ông Hoàng Minh Chính. Khí phách, lập trường của ông ngày càng được nhiều người ủng hộ hơn."

Kỹ sư Lê Công Tác nhận định sự việc từ khi ông Chính trở về nước, ở tạm nhà người con tại thành phố Hồ-chí-Minh:

“Chính quyền nơi ông tạm trú, nói rằng: “Từ ngày ông Chính về đây, dân chúng nơi đây bức xúc với ông ấy!”

Chúng tôi xin hỏi: Việc ông Hoàng Minh Chính thuyết trình tại đại học đường Harvard, và điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, không báo đài nào trong nước đăng tải nội dung thì người dân ở Việt Nam biết ông Chính nói gì ở Mỹ mà bức xúc? Họ bức xúc, hay là chính quyền bức xúc với ông ấy?”

Ông Quang Trung là một trong những thính giả thường viết đến RFA Việt ngữ. Lần này, email của ông ngắn thôi:

“Tôi nghĩ: do những lời ông Hoàng Minh Chính phát biểu tại Harvard mà ông bị Nhà nước trả thù chứ du côn nào lại phá ông? ông đâu có thù oán với bọn du côn!”

Chúng tôi xin hỏi: Việc ông Hoàng Minh Chính thuyết trình tại đại học đường Harvard, và điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, không báo đài nào trong nước đăng tải nội dung thì người dân ở Việt Nam biết ông Chính nói gì ở Mỹ mà bức xúc? Họ bức xúc, hay là chính quyền bức xúc với ông ấy?

Câu cuối nghe buồn cười mà đúng thật! sao mà lại có chuyện thù oán giữa “bọn du côn” với cụ già 84 tuổi nhỉ?

Giải thích sao đây cho chuyện lạ lùng ấy? các thính giả như Thiên Nguyễn, Hải Vân, Philip Dương cho rằng đó là “hành động ném đá, dấu tay”, “hành động thuê mướn”.

Hơn nữa, thính giả Văn Trần và Thu Hằng so sánh sự việc xảy ra trước ngõ nhà ông Hoàng Minh Chính, với thời đấu tố đã khiến hàng vạn người chết.

Theo bạn “Người Tân Định” thì đó là “một cuộc khủng bố có sắp đặt trước, có hệ thống”.

Nhiều thính giả khác như Hoạt Nguyễn chẳng hạn, thì buông câu rằng “đó là cách hành xử thiếu văn hóa!”

Thính giả Khoái Huỳnh: "Thời đại ngày nay mà nước Việt Nam tôi còn lạc hậu như thế, thật là đau buồn đến tận xương tủy."

Theo dõi thời sự, gia đình họ Phạm ở Vancouver, Canada viết: "Tôi rất thán phục các nhân vật như cụ Hoàng Minh Chính, một cựu đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nói lên những sự thật của chế độ Cộng sản, một chế độ phi dân chủ, không có tự do: tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, và nhất là tự do phát biểu ý kiến của người dân …"

Và cùng cảm nghĩ với thính giả Nguyễn Tâm, ông Q.Lâm viết: "Tôi rất thán phục lòng can đảm và sự chịu đựng của ông Hoàng Minh Chính khi bị xách nhiễu.

Tôi nghĩ ông Hoàng Minh Chính là người hiểu hơn ai hết, những ai đã tổ chức xách nhiễu ông, vì ông cũng từng trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 3 giờ đồng hồ đó, công an và nhất là lực lượng 113 ở đâu? Nếu như có cuộc biểu tình hoặc rải truyền đơn chống Nhà nước thì chỉ trong vòng 15 phút là các công cụ trấn áp đó có mặt tại hiện trường liền.”

Tôi nghĩ ông Hoàng Minh Chính là người hiểu hơn ai hết, những ai đã tổ chức xách nhiễu ông, vì ông cũng từng trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 3 giờ đồng hồ đó, công an và nhất là lực lượng 113 ở đâu? Nếu như có cuộc biểu tình hoặc rải truyền đơn chống Nhà nước thì chỉ trong vòng 15 phút là các công cụ trấn áp đó có mặt tại hiện trường liền.”

Ý kiến của thính giả RFA về vụ gia đình ông Hoàng Minh Chính bị hành hung còn nhiều nữa, chúng tôi không nêu ra hết được mà chỉ có thể gom lại như trên để còn sang các vấn đề khác, mong quý vị thông cảm.

Huy động chất xám kiều bào về xây dựng quê hương

Về các cuộc hội luận “Làm thế nào để huy động chất xám kiều bào về xây dựng quê hương” do Trà Mi điều hợp trên “Diễn đàn bạn trẻ”, thính giả họ Vũ chia sẻ cảm nghĩ của bạn:

“Là một chuyên viên về kỹ thuật và giáo dục, ước mong của tôi là xin nghỉ hưu non, trở về quê hương cộng tác với đồng nghiệp, sinh viên; và với sự tiếp tay của đồng bào nông thôn, tôi sẽ nghiên cứu và thực hiện những công trình kiến tạo nho nhỏ như xây cất cầu bộ hành, đường xá, nhà ở, ... giúp dân.

Song chủ nghĩa Cộng sản với những tuyên truyền, với điều kiện làm việc “hồng hơn chuyên”, “dân làm chủ” nhưng “nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo” thì ước mơ chung tay xây dựng đất nước của tôi, và có thể là của nhiều bạn trẻ khác, sẽ chỉ là mộng mơ trừ phi đất nước được chuyển hóa sang dân chủ, với một nước Việt Nam đúng nghĩa là “của dân, do dân, và vì dân”.

Chuyên viên hải ngoại có đủ sáng suốt, không để bất kỳ đảng phái nào sử dụng tài năng của mình để phục vụ cho quyền lợi riêng tư hoặc phe nhóm của họ.”

Từ thủ đô nước Việt thì thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là A.M. viết bức thư dài mà ban Việt ngữ tiếc là vì thời hạn, không thể trình đọc hết được:

“Tôi thấy rằng bà con Việt kiều ở Mỹ nói riêng và ở nhiều nước trên thế giới nói chung, đã rất quan tâm đến mọi diễn biến về kinh tế, chính trị, và đời sống của bà con mình nơi quê nhà. Đó là thiện chí, những việc làm tốt rất đáng trân trọng và khuyến khích. Là người dân trong nước, tôi thành thật cảm ơn bà con Việt kiều ở Mỹ và khắp nơi, ít nhiều đã đóng góp sức lực và trí tuệ để Việt Nam có được ngày hôm nay …”

Sau khi nhận định về tình trạng đất nước, ông viết tiếp: "Thưa bà con, những sự việc xấu, tốt đang diễn ra trong nước từng ngày. Ước mong của bà con cho dân mình được sống trong tự do, được bình đẳng về mọi quyền lợi về chính trị và kinh tế, được sánh vai với các nước tân tiến trên thế giới là những mong muốn hết sức chính đáng.

Tuy nhiên, bà con ở hải ngoại cần thông cảm hơn nữa cho người trong nước vì họ đang lo toan kiếm miếng ăn từng bữa, và còn phải lo đối phó với những tham vọng trong bộ máy lãnh đạo đất nước …”

chủ nghĩa Cộng sản với những tuyên truyền, với điều kiện làm việc “hồng hơn chuyên”, “dân làm chủ” nhưng “nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo” thì ước mơ chung tay xây dựng đất nước của tôi, và có thể là của nhiều bạn trẻ khác, sẽ chỉ là mộng mơ trừ phi đất nước được chuyển hóa sang dân chủ, với một nước Việt Nam đúng nghĩa là “của dân, do dân, và vì dân”

Trong khi đó, thính giả Thiện Trung đề nghị: "Đại hội 10 sắp tới nên bỏ phiếu kín để các Ủy Viên Trung Ương Đảng tự chọn vào một trong hai đảng: tả phái, hay hữu phái. Đảng nào thắng đứng ra thành lập chính phủ, có quyền chọn người để thành lập nội các, viết lại hiến pháp thích hợp cho những người trí thức, những nhà dân chủ trong nước có cơ hội đóng góp tài trí của mình vào việc xây dựng quốc gia.

Có hiến pháp rõ ràng trong sáng, thì trí thức và kiều bào hải ngoại sẽ về nước hợp tác. Nhất định, Việt Nam là con rồng bay cao trên bầu trời Đông Nam Á. Kết quả tất cả đều tồn tại, không ai trong đảng của mình bị thiệt hại cả. Đó là đường băng hạ cánh an toàn nhất vì có hiến pháp bảo vệ, như trường hợp tổng thống Yeltsin bên Nga.

Đó cũng chính là đường băng cất cánh phát triển đất nước cho một Việt Nam ổn định lâu dài.”

Trà Mi xin ghi nhận ý kiến của quý vị và các bạn.

Những thư từ khác của các thính giả

* Trong số email của giới trẻ gửi đến đài trong tuần qua thì có lá email sau đây của bạn mà chúng tôi xin gọi tắt là T.A.:

“Một lần nữa, cho tôi cám ơn ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do. Cám ơn đài đã cho tôi biết được những tin tức về đất nước của mình, những thông tin mà trước đây, tôi không được nghe. Tôi hiện đang lao động và học tập tại Hàn quốc.

Là những thanh niên thời đại mới, chúng tôi mong muốn sao được góp sức cải thiện tình hình xã hội Việt Nam cho tốt hơn!”

Hoan nghênh bạn đến với ban Việt ngữ RFA! Điều mà bạn hỏi thì chúng tôi chưa thể nói được, bạn à, thông cảm nhé.

Tôi rất đồng ý với ông Lê Hoàng Hà là: người Việt ở hải ngoại không bao giờ chống ca sĩ từ trong nước, mà chỉ biểu tình chống nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên truyền cho chế độ.

Về loạt bài “Việt Nam và việc gia nhập WTO” thính giả Lê Khôi góp ý:

“Tôi thấy những khó khăn hiện nay của Việt Nam đối với việc hội nhập WTO đã có từ 5 năm trước. Đó là những vấn đề rất cụ thể mà các kinh tế gia, bình luận gia nên bàn thảo thêm khi nói đến tương quan WTO - Việt Nam.

Vấn đề 1/ là Khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam có yêu cầu hoãn thi hành một số điều khoản trong thời hạn 5, 3 năm gì đó. Cụ thể có mấy điều khoản, và đó là những điều khoản gì?

2/ Lý do đưa ra để yêu cầu hoãn thi hành?

3/ Thời gian vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã làm gì để giải quyết những trở ngại liên hệ? Hoa Kỳ và Việt Nam đã thương lượng với nhau như thế nào để san bằng những bất đồng đó?

4/ Kết quả và tình hình hiện nay ra sao? Việc hội nhập toàn cầu là vấn đề lớn của cả một dân tộc trên 80 triệu người, cần phải thông tin một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan và trung thực.”

Các cuộc biểu tình của người Việt ở hải ngoại

Thính giả Henry Nguyễn thì sau khi nghe phóng sự về “Ngày Việt Nam tại Berlin” cảm nghĩ như sau về kế hoạch Hà Nội kêu gọi người Đức đầu tư:

“Tôi không biết Cộng sản Việt Nam thành công tới đâu nhưng nghe tin có hơn 100 người Việt tập trung biểu tình đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam, tôi thật xúc động. Không có sự khẳng định nào mạnh mẽ hơn sự biểu tình của đồng hương …”

Nói đến biểu tình thì RFA Việt ngữ nhận được nhiều ý kiến về bài phỏng vấn ông Lê Hoàng Hà trong ban tổ chức cuộc biểu tình tại Boston chống đoàn văn nghệ do Hà Nội gởi ra các nước ngoài.

Quý thính giả nghĩ thế nào về những thư mà chúng tôi vừa trích đọc, xin cho biết ý kiến. Và email về Vietnamese@www.rfa.org

Trong số những thư đồng ý với ông Lê Hoàng Hà, có thư của thính giả Tuyên Võ, và thính giả Q.Lâm như sau:

“Tôi rất đồng ý với ông Lê Hoàng Hà là: người Việt ở hải ngoại không bao giờ chống ca sĩ từ trong nước, mà chỉ biểu tình chống nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên truyền cho chế độ.

Nên nhớ rằng các nghệ sĩ đó luôn bị an ninh của đoàn kẹp sát, đâu có được tự do để tiếp xúc với đồng bào hải ngoại (mà không bị rắc rối khi trở về nước). Chừng nào mà những nghệ sĩ này được thực sự tự do đi trình diễn ở hải ngoại (không có nhà cầm quyền đứng sau lưng chỉ đạo hoặc ép buộc) ngày ấy, chúng tôi sẽ rất hoan nghênh và ủng hộ.”

Từ trong nước, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là M.V. ở Nha Trang: "Trước tiên, tôi hết sức cám ơn quí Đài đã hướng dẫn cách vượt tường lửa nhờ vậy, tôi mới có dịp nghe và thấy cuộc biểu tình chống đoàn văn nghệ của Cộng sản gởi ra nước ngoài …"

kế đến, ông kể ra những tiêu cực trong mọi lãnh vực ở Việt Nam, những điều mà ông bảo rằng nói hoài cũng chẳng hết. Đó cũng là nội dung thư của ông Trần Tuyên (hay Tuyến).

Trong khi ấy, có một email với quan điểm khác những email kia. Đó là của “Luật gia trẻ” viết như sau:

"Thật nực cười cho phản ứng của những người Việt ở hải ngoại. Chúng ta đều là người Việt Nam, việc phổ biến văn hóa Việt Nam ra nước ngoài là những việc nên làm. Vậy mà lại có những người nhỏ nhen, bất kỳ việc gì cũng cho là của Cộng sản nên phải chống đối. Thật không thể hiểu nổi nhũng ý nghĩ quái gở này…" Quý thính giả nghĩ thế nào về những thư mà chúng tôi vừa trích đọc, xin cho biết ý kiến.

Trong số những lời nhắn để trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ vào các tuần qua, có một số lời nhắn hỏi về “Chương trình Định cư Nhân đạo” mà chúng tôi đã có bài nói vào chi tiết.

Quý vị nào còn thắc mắc, hãy truy cập bài ấy trong trang Web RFA. Với quý vị nào không vào được Web thì chúng tôi sẽ phát lại bài đó, xin chờ đón nghe. Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.