Thy Nga, phóng viên đài RFA
Về cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đang được phổ biến, kỳ trước chúng tôi đã ghi nhận cảm nghĩ của một người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa hiện ở trong nước. Đọc những giòng tâm sự ấy, những người đã từng trải qua thời tuổi trẻ của mình trong sự khốc liệt của chiến tranh, không nhiều thì ít, cũng thấy nao nao xúc cảm.
![NhatKyDTT150.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/ZE77LFOWFADGFDOHRZU7ETF6JM.jpg?auth=aaef9144415a910b8332414ba5535e51cbe789c9b66368c5aa8622ab86f00091&width=400&height=616)
Thính giả Nguyễn Kim Luyến từ Bỉ viết:"Đọc nhật ký của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nhìn lại những ngày tháng chiến tranh tương tàn, tôi thấy thật là đau khổ và bất hạnh cho các thế hệ trẻ ở cả hai phía. Hai mươi năm nồi da xáo thịt để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản.
Gần bốn triệu người đã nằm xuống một cách tức tưởi, đất nước tan hoang để có ngày “toàn thắng” 30/04/1975. Điều trớ trêu là kể từ năm 1986, người Cộng sản mới bắt đầu chập chững thực hiện những giá trị mà người miền Nam đã đổ xương máu ra để bảo vệ, những giá trị mà Đảng Cộng sản đã phí phạm biết bao xương máu để phá bỏ. Người Cộng sản nói đó là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ư?
Xin hãy lương thiện với lịch sử. Xin nhớ rằng Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam thành lập năm 1960 sau nhiều năm thai nghén, mà mãi tới năm 1964, đội quân viễn chính Mỹ mới đến giúp miền Nam ngăn sự bành trướng của Cộng sản.
Ai đã gây ra thảm họa đó cho dân tộc? Nếu không có cuộc chiến ấy, bây giờ sẽ có 2 nước Việt Nam tương tự như Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vậy. Sự khác biệt giữa Nam và Bắc như thế nào thì mỗi người đều có thể suy luận để tìm ra câu trả lời. Hàn Quốc may mắn hơn Việt Nam vì Bắc Hàn đói nghèo quá, không có sức tiến hành chiến tranh để “giải phóng” miền Nam sung túc, phồn thịnh …”
Chuyện “hòa hợp, hòa giải”
Trước những lời kêu gọi “hòa hợp, hòa giải” của nhà cầm quyền Việt Nam, thính giả tên là Cường nói lên cảm nghĩ của mình:
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“Tôi đang là một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thì biến cố tháng Tư 1975 xảy tới. Tôi tự an ủi là đất nước sẽ không còn chiến tranh, mọi người sẽ sống trong hòa bình, hạnh phúc. Quân dân miền Nam có thiệt thòi, cũng là một sự hy sinh.
Nhưng ngày qua ngày, năm này qua năm nọ, tôi đã lầm. Nào là những “trại cải tạo”, những vùng “kinh tế mới”, các trận “đánh tư sản”, … Hòa bình, Hạnh phúc đã không đến với người dân Việt Nam.
Hơn 30 năm đã qua, Đảng Cộng sản và giới cầm quyền chỉ nói chứ không có hành động “hòa giải, hòa hợp” thật sự. Họ kêu gọi kiều bào đầu tư, gởi tiền về giúp nước, nhưng đồng thời lại đập phá bia tưởng niệm thuyền nhân, đòi giao Lý Tống về để trừng trị, … đó chỉ là vài điều trong hàng trăm ngàn bằng chứng …”
Về Nghị quyết 36, thính giả Quốc Bảo từng vượt biển tìm tự do, cho rằng
“Nghị quyết 36 chỉ là cái thòng lọng mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đưa ra để siết cổ người Việt hải ngoại đó thôi! Tôi rất ngại vì phải nói ra, nhưng không thể ngậm thinh hoài khi mà hằng ngày vẫn nghe những luận điệu chướng tai của giới cầm quyền trong nước, dù rằng nay, tôi đã được ra khỏi chốn đó rồi.”
Cũng từ Úc, thính giả Phùng Mai có đôi lời với giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam rằng
“Tôi yêu nước chứ không yêu Đảng, như các ông đã đồng hóa Đảng với nước Việt Nam là một.”
Tôi yêu nước chứ không yêu Đảng, như các ông đã đồng hóa Đảng với nước Việt Nam là một.
"Khẩu luật" hay còn gọi “Luật Mồm”
Thường thì chỉ khi nghỉ hưu, các quan chức mới lên tiếng về những sai trái của Đảng và Nhà nước, cùng những vấn đề trong xã hội. Như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, gần đây mới nói đến Tham nhũng, là tệ trạng đã từ lâu lắm rồi. Theo ông Kiệt thì “Phải có một đạo luật dành riêng cho nạn Tham nhũng”.
Về phát biểu này, thính giả Lê Đức Huy Việt viết đến RFA Việt ngữ:
“Sau khi nghe ông Kiệt tuyên bố như thế, trong dân có người nói là hiện nay ở Việt Nam, luật cao nhất là “Khẩu luật” nghĩa là “Luật Mồm”. Người ta còn nhớ khi Lê Chí Quang bị bắt vì viết bài “Coi chừng họa Bắc Triều” người luật sư trẻ này đã đòi viên công an phải xuất trình trát tòa. Viên công an tức thời phản ứng "Trát tòa là cái mồm tao đây nè!"
Cái loại Khẩu luật này đang được thi hành khắp nơi tại Việt Nam. Trong khi đó, lại có nạn "Trên bảo, dưới không nghe" thì cái ý kiến làm luật chống tham nhũng của ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt liệu có giá trị gì?”
Chuyện tham nhũng
Kế tiếp, thính giả Huy Việt nhận định về việc Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép các đảng viên tự do kinh doanh:
“Điều này, phải được hiểu là Đảng muốn hợp pháp hóa các tài sản kếch xù mà những đảng viên có được do tham nhũng.”
Thính giả Thiện Ý thì nói thẳng ra là:
Xin nói với quý vị rằng không có quan chức Cộng sản nào mà không tham nhũng, chỉ khi nào họ không còn cơ hội nữa thì mới lên tiếng đó thôi!
“Xin nói với quý vị rằng không có quan chức Cộng sản nào mà không tham nhũng, chỉ khi nào họ không còn cơ hội nữa thì mới lên tiếng đó thôi!”
Chuyện Tham nhũng tại Việt Nam thì không biết nói tới bao giờ mới hết đây! Một công nhân viên ở vùng thủ đô Hà Nội mà chúng tôi không muốn nêu danh, cho rằng
“Hết thuốc chữa rồi! Ngoài tham nhũng, còn kéo bè kéo cánh, và đục khoét. Không một bộ ngành nào là không tham nhũng.”
Cũng từ Việt Nam, một cựu chiến binh viết về tình hình nước nhà:
“Tôi từng là cán bộ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, nay đã phục viên. Tôi không biết nói gì hơn vì thực tế đã rõ như ban ngày: đó là sự hủ hóa của một nhóm người tự nhận là đảng lãnh đạo … "
Diễn đàn bạn trẻ
Vấn đề “Tham nhũng tại Việt Nam” đã được RFA Việt ngữ đưa ra bàn thảo trên “Diễn đàn bạn trẻ” do Trà Mi điều hợp. Sau 5 buổi hội luận vừa kết thúc, chúng tôi nhận được nhiều thư khen ngợi. Và không những chỉ các bạn trẻ trong nước, mà giới trẻ ở hải ngoại cũng đóng góp ý kiến.
Do đó, chúng tôi đang tính đến việc mở rộng “Diễn đàn” ra thêm để đón nhận sự tham gia của bạn trẻ khắp các nơi. Bạn Trương Minh viết:
"Cám ơn chị Trà Mi và quí đài đã giúp tụi em có tài liệu phỏng vấn các bạn trẻ trong nước để đưa lên Mạng cho tất cả giới trẻ trong và ngoài nước hiểu sự thật về Đảng Cộng sản Việt Nam và tình hình nước nhà." Thính giả Hòa để lại lời nhắn trong "Hộp thư thoại RFA Việt ngữ như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và cũng có một số thính giả e-mail nói là “không còn trẻ nữa” nhưng mong muốn được tham gia. Diễn đàn này có triển vọng sẽ lớn lắm đây!
Tình hình trong nước thì nói hoài, cũng không hết những vấn đề … bạn Đình Nguyên cho RFA Việt ngữ biết những gì đang diễn ra chung quanh:
Lúc này đây, mọi điểm dịch vụ Café Internet đang bị Công an kiểm tra thường xuyên vì vậy, truy cập các bản tin của RFA thật sự khó khăn, và có thể bị quy chụp là truy cập Website phản động. Cứ như vậy thì biết tới bao giờ, người dân Việt mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nghèo khó?
“Lúc này đây, mọi điểm dịch vụ Café Internet đang bị Công an kiểm tra thường xuyên vì vậy, truy cập các bản tin của RFA thật sự khó khăn, và có thể bị quy chụp là truy cập Website phản động. Cứ như vậy thì biết tới bao giờ, người dân Việt mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nghèo khó?
Ngăn ngừa thế hệ trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài là cản trở lớn đối với sự phát triển của xã hội! Đình Nguyên thực sự "sốc" vì bị kiểm tra như vậy. Đình Nguyên không bao giờ truy cập thông tin hay trang web nào mang tính độc hại cả.
Chỉ có là khi truy cập các website mà theo cơ quan an ninh Việt Nam thì phương hại đến an ninh quốc gia? như vậy, theo nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì RFA là phản động và phương hại đến an ninh của họ sao? Tuy thế, qua điều đó, mặc nhiên họ đã thừa nhận vai trò của RFA trong giới truyền thông quốc tế rồi đấy!” Trong e-mail này, Đình Nguyên cho biết là có thân nhân ở New Orleans phải chạy sang Houston để lánh bão Katrina. Họ đã được cộng đồng người Việt nơi đây mở vòng tay trợ giúp. Cảm nhận nghĩa cử này, Đình Nguyên xin gởi lời trân trọng cám ơn cộng đồng người Việt tại Houston.
Nhà truyền đạo Tin Lành Đinh Tấn Vĩnh bị gây khó dễ
Về các bài trong chương trình, RFA Việt ngữ được ông Ái Nguyễn cho biết là sau khi truyền đạo Tin Lành Đinh Tấn Vĩnh trả lời phỏng vấn của chúng tôi về vụ tín hữu ở huyện Sơn Tây bị đuổi ra khỏi làng, bị đốt nhà vì họ theo đạo Tin Lành, thì thày Vĩnh bị công an gây khó khăn từ đó tới giờ.
Tin này, ông Ái nói là do một sinh viên tới thăm các tín hữu ở Sơn Tây, Quảng Ngãi về, thư cho ông biết. Chúng tôi xin trích đoạn lá thư như sau:
“Cháu là người đã đến và trực tiếp gặp những nhân chứng, họ bảo là thày Vĩnh trả lời đúng sự thật. Mấy ngày nay, Công an vào nhà thày Vĩnh để “làm việc” liên tục. Trong khi đó, báo Công An thành phố Đà Nẵng đã đăng tin vụ này sai sự thật.”
RFA Việt ngữ cám ơn ông Ái Nguyễn về tin vừa nói, chúng tôi xin loan để rộng đường dư luận. Cũng xin thưa với ông là trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn nào, bao giờ RFA Việt ngữ cũng hỏi người mà chúng tôi dự định phỏng vấn xem có muốn cho chúng tôi nêu tên hay không? có ngại phiền hà gì không?
Với trường hợp truyền đạo Đinh Tấn Vĩnh cũng vậy. Chỉ khi nào có sự ưng thuận, chúng tôi mới nêu danh tánh. Anh em chúng tôi lúc nào cũng mong muốn cho người đến với mình được an toàn, chứ không như ông viết trong thư đâu, ông à.
Không những với các cuộc phỏng vấn, mà trong mục “Thư tín” cũng vậy. Với những thư hoặc e-mail xuất phát từ trong nước, chúng tôi thường chỉ đọc tắt tên người gởi. Đối với các lá thư mà người gởi tỏ ý e ngại thì chúng tôi đã không liên lạc tiếp, để cho các vị này khỏi phải lo lắng.
Dòng Nữ Tu Mân Côi tại Bùi Chu, Nam Định
Bài viết về Dòng Nữ Tu Mân Côi tại Bùi Chu, Nam Định trong mục “Đời sống người Việt khắp nơi” được rất nhiều thính giả e-mail đến đài, hỏi địa chỉ để xin tiếp tay các Sơ trong công cuộc bác ái ấy. Trong số những thư này, có thư của ông Nguyễn Văn Thược từ Canada, ông Lâm Chấn Thọ (hay Thơ), ông Marc Chu từ Pháp, ông Phan Thắng từ Hoa Kỳ. Và lá thư của ông John Võ ở Seattle rất cảm động, chúng tôi trích đọc để quý vị cùng nghe nhé:
Tôi không phải là người Công giáo nhưng mà nếu tôi muốn xin gửi giúp một ít “lá rách đùm lá tả tơi” thì tôi phải liên lạc với ai, và tên họ địa chỉ ra sao để cho đến tận tay họ? Và hơn nữa, họ có chê là ít nhiều không, hoặc là Việt kiều “dổm” không? Tài chánh của tôi chỉ vừa đủ cho tôi xài hàng tháng mà thôi nhưng tôi cũng ráng giúp mấy Sơ để họ nhẹ gánh ít nhiều.
"Tôi không phải là người Công giáo nhưng mà nếu tôi muốn xin gửi giúp một ít "lá rách đùm lá tả tơi" thì tôi phải liên lạc với ai, và tên họ địa chỉ ra sao để cho đến tận tay họ? Và hơn nữa, họ có chê là ít nhiều không, hoặc là Việt kiều "dổm" không? Tài chánh của tôi chỉ vừa đủ cho tôi xài hàng tháng mà thôi nhưng tôi cũng ráng giúp mấy Sơ để họ nhẹ gánh ít nhiều." Thưa ông, người Việt mình có câu "Của ít lòng nhiều", những lời ông viết đã nói lên cả tấm lòng quý hóa của ông, Thy Nga chắc chắn là các Sơ sẽ rất vui và phấn khởi khi đọc thư của ông đấy!
Và lá thư dài của ông Lê Văn Thanh (hay Thành) từ Đức, có đoạn như sau:
“Chương trình phát thanh của đài Á Châu Tự Do thật là phong phú, trung thực và nhiều tin tức quí hiếm, tôi là người nghe rất nhiều đài phát thanh Việt ngữ nhưng thành thật mà nói, đài Á Châu Tự Do, theo nhận xét riêng của tôi, quí đài phong phú và lôi cuốn người nghe nhiều hơn.
Tôi được nghe bài phỏng vấn các Sơ Dòng Mân Côi ở Nam Định, tôi thật khâm phục lòng hy sinh, bác ái để giúp đỡ những người nghèo khổ, trong khi các Sơ cũng chẳng khá hơn những người đó. Tôi rất xúc cảm nên muốn xin liên lạc với các Sơ, vậy đài có thể giúp cho tôi được không?”
Cám ơn cảm tình ưu ái mà ông Thanh dành cho anh em chúng tôi. Xin cảm tạ quý thính giả hỏi về Dòng Nữ Tu Mân Côi, chúng tôi xin ghi nhận, và Thanh Trúc (là người phụ trách mục “Đời sống người Việt khắp nơi”) sẽ liên lạc với quý vị về việc này.
Hộp thư thoại RFA Việt ngữ
Trong "Hộp thư thoại RFA Việt ngữ" tuần rồi, có lời nhắn của thính giả Hùng ở Georgia hỏi về cuộc phỏng vấn Giáo sĩ Trương Trí Hiền của Giáo Hội Tin Lành Mennonite: Vì sao gọi là "Giáo sĩ" trong đạo Tin Lành? Chúng tôi đã liên lạc với Giáo sĩ Hiền, và được ông giải thích như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Vừa rồi là lời Giáo sĩ Trương Trí Hiền, Quyền Tổng thư ký Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam.
Đến đây thì đã hết giờ cho mục của chúng ta, Thy Nga xin tạm biệt quý thính giả và các bạn.