Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 30-6-2005) (I)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Loạt bài tường thuật của RFA Việt ngữ về chuyến thăm nước Mỹ của thủ tướng Phan Văn Khải được đông đảo quý vị ở trong nước cũng như ở hải ngoại theo dõi.

VnNewYorkProtest200.jpg
Cộng đồng người Việt tại Boston biểu tình phản đối Thủ tướng Khải. Photo by Gia Minh/RFA

Số lượt truy cập trang Web RFA Việt ngữ ngày 20 tháng Sáu để xem và nghe chương trình hôm trước đó về cuộc họp báo của thủ tướng Khải tại Seattle, đã vượt kỷ lục của chúng tôi, như Thy Nga thông báo cùng quý thính giả vào kỳ trước.

Một ngày sau đó, là vào ngày 21, ngày mà cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, cùng với một số sắc dân Á châu khác, hội cựu chiến binh Mỹ, và các đoàn thể khác nữa “dàn chào” phái đoàn Việt Nam đến tòa Bạch Ốc, thì số truy cập trang Web RFA Việt ngữ tăng thêm lên, là gần 70 ngàn 500 lượt người vào xem và nghe, trong số đó có 12 ngàn 654 người ở Việt Nam.

Điều này cho thấy là người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại quan tâm nhiều về tình hình xứ sở, qua sự kiện đó.

Ngoài bài vở, trang Web RFA Việt ngữ còn gởi đến quý vị slide show, và các đoạn phim quay sự việc diễn ra. Chúng tôi cũng tăng cường thêm trang “Sự kiện qua hình ảnh và âm thanh”.

“Quý vị có hài lòng với trang web RFA Việt ngữ không?” là câu hỏi ý kiến thính giả trong hai tháng qua. Cuộc thăm dò này do Hội Đồng Quản Trị Truyền Thanh Hoa Kỳ tổ chức trên mạng. Kết quả đưa ra hôm đầu tuần này cho thấy là 81% hài lòng, con số rất khích lệ cho anh em chúng tôi trong công việc.

Thy Nga thông báo tin vui này, đồng thời xin cám ơn cảm tình ưu ái mà quý vị dành cho ban Việt ngữ RFA.

Ý kiến của thính giả về chuyến đi của Thủ tướng Khải

Tuần qua, RFA Việt ngữ nhận được cả trăm e-mail của thính giả các nơi gởi đến, bày tỏ ý kiến về việc thủ tướng Việt Nam sang thăm nước Mỹ. Thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là Đ.T. viết

Mấy ngày nay, tôi có theo dõi và thấy đài truyền hình VTV trong nước đưa tin không trung thực về chuyến công du của thủ tướng Phan Văn Khải sang Mỹ. Đài này không hề công chiếu buổi họp báo của ông Khải tại Seattle, và những sự việc diễn ra trong cuộc họp báo đó mà qua đài RFA, người ta biết rằng ông Phan Văn Khải đã trả lời không trung thực về tự do dân chủ, nhân quyền khi ông Huỳnh Bình phỏng vấn.

“Tôi là một người dân trong nước thường xuyên theo dõi tin tức, tình hình thời sự qua web site của quí đài. Nếu vào một cách trực tiếp thì bị tường lửa ngăn chặn vì vậy, tôi phải đi đường vòng.

Tôi thấy chương trình tin tức của quí đài rất trung thực và khách quan, còn tin trong nước thông qua bộ máy tuyên truyền một chiều, luôn luôn che đậy bưng bít làm cho thông tin trung thực không đến được với người dân Việt Nam khiến họ có mắt mà không nhìn thấy gì, không biết đâu là đúng, đâu là sai.

Mấy ngày nay, tôi có theo dõi và thấy đài truyền hình VTV trong nước đưa tin không trung thực về chuyến công du của thủ tướng Phan Văn Khải sang Mỹ. Đài này không hề công chiếu buổi họp báo của ông Khải tại Seattle, và những sự việc diễn ra trong cuộc họp báo đó mà qua đài RFA, người ta biết rằng ông Phan Văn Khải đã trả lời không trung thực về tự do dân chủ, nhân quyền khi ông Huỳnh Bình phỏng vấn.

Ngoài ra, cái đài truyền hình này lại không đưa một hình ảnh nào về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt phản đối ông Phan Văn Khải. Tương tự như vậy với chuyến đi của ông Nông Đức Mạnh sang Pháp, đài VTV không hề thông tin về kết quả của chuyến công du đó, mà như ta đã biết là không đạt kết quả gì.

Qua các sự việc này, tôi thấy được là nhà cầm quyền luôn che đậy, dấu diếm những sự thật mà đáng lẽ, toàn dân Việt Nam phải được biết.”

Thính giả mà theo địa chỉ e-mail thì có lẽ là kỹ sư Đỗ B., đặt lại tính hợp hiến của ông Phan văn Khải “không phải là người đại diện cho nhân dân Việt Nam vì lẽ rất đơn giản, ông ta làm thủ tướng là do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề cử chứ không phải do nhân dân bầu ra. Quốc Hội cũng vậy, thì làm sao gọi là đại diện cho nhân dân Việt Nam được?”

Tại sao lại bị biểu tình chống đối?

Tiếp đến là chuyện: Vì sao cứ có biểu tình chống đối quan chức Việt Nam tại các nước ngoài ? theo thính giả Văn Y thì:

“Cứ mỗi khi phái đoàn nhà nước Việt Nam công du nước ngoài là y như rằng, lại được người Việt ở khắp nơi “dàn chào” bằng những cuộc biểu tình rầm rộ. Đặc biệt là trên thế giới, chưa có một chính quyền nào mà đi đến đâu cũng bị chống đối như vậy. Chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải là một ví dụ. Mong rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tự hỏi tại sao lại như vậy? hãy tự trách mình trước khi trách người.

Cứ mỗi khi phái đoàn nhà nước Việt Nam công du nước ngoài là y như rằng, lại được người Việt ở khắp nơi “dàn chào” bằng những cuộc biểu tình rầm rộ. Đặc biệt là trên thế giới, chưa có một chính quyền nào mà đi đến đâu cũng bị chống đối như vậy. Chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải là một ví dụ. Mong rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tự hỏi tại sao lại như vậy? hãy tự trách mình trước khi trách người.

Truyền hình VN vừa phát hình ảnh ông Khải được ông Bush tiếp đón tại Nhà Trắng. Mọi người xem thấy ông Khải không đối thoại được bằng tiếng Anh (là một yêu cầu tối thiểu của một nguyên thủ trong thời đại này) lại còn cầm tờ giấy nhàu nhàu ghi sẵn để đọc từng chữ, y như trả bài vậy!”

Số người biểu tình chống đối ông Phan Văn Khải trước tòa Bạch Ốc thì báo nhà nước Việt Nam nói là “chỉ hai trăm đến hai trăm rưởi là cùng” nhưng thực ra phải hơn thế, như phóng viên RFA có mặt tại chỗ ghi nhận. Có hãng thông tấn quốc tế lại cho là tới cả ngàn người.

Trong khi đó ở trong nước, để biết rõ tin tức, nhiều người đã tìm nghe và xem RFA Việt ngữ. Một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, mà chúng tôi xin gọi tắt là Q.D., trải tâm sự với anh em chúng tôi:

“Mấy hom nay, nghe qua radio, những tieng hò reo “Freedom for Vietnam” that nức lòng. Nhưng đọc các bản tin nuoc ngoài lại khá thất vọng, có lẽ ông Bush khong mạnh mieng với ông Khải ve van de nhan quyen là vì ông Bush co ly do rieng.

Thế nhưng toi hoan toan đồng ý voi ong Brad Adams la nhan quyen luon phai dat vao hang dau, tren tat ca nhung ly do ve kinh te, mau dich ...

Đêm nào, toi va mẹ tôi cũng bàn về chuyến đi cua ông Phan Văn Khai, ve tinh trang các nhà dân chủ Việt Nam. Toi kính trọng các chien si can đảm ay, nhieu khi toi cung muon đóng góp vào tiến trình dan chu cho xứ sở như ho vậy nhưng quả thật, toi vẫn còn quá hèn nhát - tôi chỉ dám nêu những chính kiến của mình giữa bạn bè và những người trong cùng công ty.”

Trong khi đó từ Pháp, bà Rivière Chân lại viết rằng:

“thái độ của người trong nước là chẳng thèm để ý đến những con người đó.”

Thưa bà, có lẽ các e-mail của người dân trong nước mà chúng tôi vừa trích đọc, cũng khá đủ để trả lời cho câu khẳng định của bà rồi.

"Khúc ruột xa ngàn dặm”

* Một trong những người biểu tình chống ông Phan Văn Khải tại Seattle, là ông Đoàn Minh Tâm, bày tỏ những suy nghĩ của ông:

Những thuyền nhân may mắn như tôi thì được gọi là "khúc ruột xa ngàn dặm” hoặc là “bộ phận không thể tách rời của dân tộc" đưọc gọi như thế vì hằng năm, Việt kiều gởi về nước hơn 3 tỉ đô-la Mỹ. Còn hàng trăm ngàn đồng bào kém may mắn, vùi thây dưới lòng biển Đông, trong rừng sâu nước độc thì sao?

“… những thuyền nhân may mắn như tôi thì được gọi là "khúc ruột xa ngàn dặm” hoặc là “bộ phận không thể tách rời của dân tộc" đưọc gọi như thế vì hằng năm, Việt kiều gởi về nước hơn 3 tỉ đô-la Mỹ.

Còn hàng trăm ngàn đồng bào kém may mắn, vùi thây dưới lòng biển Đông, trong rừng sâu nước độc thì sao? một tấm bia tưởng niệm đặt tại Malaysia và Indonesia cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam áp lực hai nước sở tại phải đập bỏ. Như vậy thì còn việc dã man nào hơn mà Đảng Cộng sản Việt Nam chưa làm?

Tôi đến biểu tình với tâm sự u uất của hằng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang khoắc khoải tại quê nhà vì bị đối xử phân biệt, bị chối bỏ bên lề xã hội của cái gọi là chính sách "nhân đạo" mà nhà nước rêu rao; tâm sự của hằng trăm ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh, nằm trong nghĩa trang hoang phế tại Biên Hoà.

Tôi đến biểu tình với mong ước nhỏ nhoi là nước Việt Nam của tôi được Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.”

Cuộc họp báo ở Seattle

Nhật Tùng, một thính giả trẻ thường thư từ với ban Việt ngữ RFA, viết là mở đầu cuộc họp báo tại Seattle, nhà báo đi theo phái đoàn ông Phan văn Khải đưa ra câu hỏi “cò mồi” cho ông ta nói lên việc đi thăm nhà của một gia đình người Việt ở vùng này. Nhật Tùng cho biết là

“người này sang Mỹ du học vào năm 84, 85. Thời đó, chỉ có con ông cháu cha mới được đi du học, chứ dân thường làm sao mà du học được? Trong hãng Boeing đó, còn ba người trong nhóm ấy mà chúng tôi nghi là người của Cộng sản cài vào Hoa Kỳ từ đó tới giờ.”

Tại cuộc họp báo ở Seattle, ký giả quốc tế đã nêu lên các câu hỏi về tình hình ở Việt Nam. Thính giả họ Ngô chuyển đến RFA Việt ngữ bài phỏng vấn của báo Washington Post với thủ tướng Phan Văn Khải, và nói

“Sau khi doc bai nay, toi thay rang ông Khai da tra loi long vong, tim cach tranh ne cac cau hoi truc tiep cua phong vien bao Washington Post ve tinh trang Tu do, Dan chu, Nhan quyen, va Tin nguong tai Viet Nam.

Nhin chung tat ca cac buoi noi chuyen cua ông Khải trên đất My đều phan anh mot su hạ mình cầu thân với Mỹ trong khi lai co thai do coi thuong dan chung Viet Nam bang cach gian dối về thực trang ma ai cung co kha nang nhận thấy.”

Trong khi ấy, thính giả Tăng Hạnh viết

Ông Khải còn nói rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Câu trả lời về tôn giáo này đã làm một số người chất vấn trong cuộc họp phải bực tức. Họ đã hô la lên "You are a liar!", "You lie”.

“Nghe ông Phan Văn Khải phát biểu tại Seattle, tôi nghĩ rằng ông ta không diễn đạt trung thực tình hình đất nước hiện nay. Ông cho rằng Việt Nam là một nước được các nước lân cận nể phục nhờ sự phát triển kinh tế. Nhưng trong khi ấy thì nhà nước lại đề ra chương trình "xuất khẩu lao động" đưa hằng trăm ngàn thanh niên và phụ nữ, trẻ em ra các nước đó để lao động. Không ít phải mang tiếng là "lao động tình dục".

Ông Khải còn nói rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Câu trả lời về tôn giáo này đã làm một số người chất vấn trong cuộc họp phải bực tức. Họ đã hô la lên "You are a liar!", "You lie”.

Ngoài ra, tôi còn nhận xét về khả năng nói chuyện trước công chúng của ông Khải. Tôi có cảm tưởng đó là những câu nói mà ông đã phải trau chuốt học thuộc từ một hệ thống giáo điều ở Bộ Chính Trị. Cá nhân tôi đã từng nghe những câu văn tương tự này từ miệng của các quan chức cộng sản khác …”

Nghe đoạn băng mà phóng viên RFA Việt ngữ ghi âm trong đó có câu của thủ tướng Khải nói “Đuổi họ ra ngoài đi” khi bị ký giả (và là nữ tiến sĩ kinh tế) Chân Trần hỏi dồn dập, thính giả Lê Dung (hay Lê Dũng) nói là rất kinh ngạc về chuyện một vị thủ tướng đi công du nước ngoài lại thốt ra như vậy với một phụ nữ trong cuộc họp báo quốc tế !

Tin thật hay giả

* E-mail của bác sĩ Nguyễn Xuân Cương (hay Cường) ở thành phố Hồ-chí-Minh:

“… Quý vị có mặt ở đó không mà dám nói láo như vậy?”

Bạn nghĩ gì về những ý kiến này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Thưa bác sĩ, phóng viên RFA chúng tôi hai người có mặt tại cuộc họp báo đó, đã ghi âm như nói ở trên. Xin ông nghe lại đoạn băng mà chúng tôi ghi âm, phát lại hai lần trong mục “Thư tín” ngày 23 tháng Sáu.

* Bị chất vấn, thủ tướng Việt Nam Phan văn Khải đã ngưng ngang cuộc họp báo sau chỉ 4 câu hỏi, khiến giới truyền thông quốc tế ngỡ ngàng vô cùng. Về sự kiện này, thính giả Trần Đức viết:

“Tôi nghĩ rằng đó là “điển hình” cho cung cách làm việc và đối xử với mọi người của ông “quan tể tướng” Cộng sản … Sau khi sống gấn 20 năm trời dưới chế độ Cộng sản, tôi hiểu rằng “quan tể tướng đỏ” không quen bị ai hỏi nặng vì từ lâu Quan chỉ quen nghe lời nói bùi tai mà thôi!”

Thính giả họ Tạ cũng nghĩ như thế:

“Tôi không ngạc nhiên bởi ông Cộng sản nào cũng ba hoa tuyên truyền, nhưng rồi thì không sao trả lời được câu hỏi về tự do dân chủ một cách thỏa đáng nên phải vội vã “chạy làng”.

Đến đây thì đã hết giờ, Thy Nga xin tạm ngưng mục Thư Tín. Phần sau, mời quý vị và các bạn nghe tiếp vào buổi phát thanh tối nay nhé.