Cảnh giác dân chúng còn yếu kém
Ngành y tế Việt Nam cảnh báo có những trường hợp nhiễm khuẩn được ghi nhận, nhưng không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện.
Theo Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm thì có khoảng 10% người dùng loại dưa vàng bị nhiễm bệnh, nhưng việc chẩn đoán và điều trị rất khó khăn, vì không có triệu chứng phát bệnh. Một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn Listeria là lên cơn sốt, đau cơ bắp, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Để lâu ngày, bệnh nhân có thể sẽ bị viêm não, màng não hay viêm hạch, cơ quan nội tạng và viêm mủ ở da.
Tài liệu y tế hướng dẫn về vệ sinh, phòng bệnh cho hay bệnh này là do ăn phải thực phẩm, dùng nước uống, qua bàn tay hay dụng cụ nhiễm khuẩn Listeria, loại vi rút này có sức đề kháng cao, tồn tại lâu dài trong động vật, nước, đất, cỏ khô, rơm rạ, thực phẩm đông lạnh, trên da và bàn tay người.
Listeria là vi khuẩn lây qua thức ăn, thức uống, báo chí có đăng tin bên Mỹ bệnh này lây qua đường thức ăn là dưa, nhưng ở Việt Nam ít gặp tình trạng này. Hiện nay tôi không biết nhà nước mình có biện pháp gì hay chưa, vì thật sự đây không phải là căn bệnh mà nhiều người Việt gặp<br/>
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bảo, chuyên gia ngành về vi sinh và miễn dịch hiện giảng dạy tại đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh nói, dịch Listeria không gây quan ngại lớn ở Việt Nam:
“Listeria là vi khuẩn lây qua thức ăn, thức uống, báo chí có đăng tin bên Mỹ bệnh này lây qua đường thức ăn là dưa, nhưng ở Việt Nam ít gặp tình trạng này. Hiện nay tôi không biết nhà nước mình có biện pháp gì hay chưa, vì thật sự đây không phải là căn bệnh mà nhiều người Việt gặp.”
Tuy nhiên giới truyền thông trong nước cũng cảnh báo rộng rải về dịch bệnh Listeria, ông Bảo cho biết:
“Tôi đã đọc và thấy một số bài báo có đưa tin về tình trạng đó, cũng nêu nguyên nhân tại sao và biện pháp phòng ngừa như thế nào.”
Giáo sư Trương Đình Kiệt, chuyên gia ngành sinh học, nguyên Hiệu phó đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh tin rằng ngành y tế có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh tích cực:
“Nước mình thường làm tốt việc này, chỉ có điều là dân mình không cảnh giác lắm, chứ thật ra Bộ Y tế và
ngành y tế thì rất quan tâm, công tác y học dự phòng của mình cũng không đến nổi đâu”
Khi được hỏi tin về dịch bệnh do khuẩn Listeria lây nhiểm qua thực phẩm, một người dân Saigon đáp:
“Dạ không, chưa biết, không nghe nói gì hết, để hỏi lại”
Nước mình thường làm tốt việc này, chỉ có điều là dân mình không cảnh giác lắm, chứ thật ra Bộ Y tế và ngành y tế thì rất quan tâm, công tác y học dự phòng của mình cũng không đến nổi đâu<br/>
Một cư dân Hà Nội thì biết là có nghe cảnh báo về dịch bệnh và cách thức cần phòng ngừa khuẩn Listeria:
“Được nghe khá nhiều, xét về phương diện cá nhân thì nhà em không dùng dưa ấy, nên không ảnh hưởng gì lắm, mọi người, nói chung cũng biết để mà tránh.
Biện pháp phòng ngừa
Các chuyên gia y học nói là vi khuẩn Listeria bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60 độ C, trong thời gian 30 phút hoặc khi tiếp xúc với những hóa chất khử trùng.
Ngành y tế khuyến cáo là cần bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm trong việc chế biến, vận chuyển, phân phối, sử dụng thịt tươi sống, các loại rau quả, sản phẩm sữa, trứng.
Các chuyên gia y học nói là vi khuẩn Listeria bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60 độ C, trong thời gian 30 phút hoặc khi tiếp xúc với những hóa chất khử trùng.<br/>
Khi nấu ăn cần sử dụng nước sạch, thực phẩm an tòan, ăn chín, uống sôi song song với việc giữ gìn vệ sinh những dụng cụ chế biến, tủ lạnh, để riêng thực phẩm sống và chín. Cần rửa tay sạch trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh thì rửa tay bằng xà phòng thì có thể giảm sự lây lan của vi khuẩn Listeria.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bảo cũng nhắc nhở như vậy:
"Vấn đề phòng ngừa thì bao giờ cũng là biện pháp chung, ăn chín uống sôi, vẫn bảo đảm được sức khỏe."
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu khả nghi thì đưa gấp người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chấn đoán và chữa trị.