Phạm Ðiền, phóng viên đài RFA
Như thường lệ mỗi sáng Chủ Nhật, tạp chí Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Điền thực hiện lại được gửi đến quý thính giả. Lần này tạp chí đề cập đến một hiện tượng, một số nhà văn có tác phẩm mới đưa về nước in. Vấn đề này đang được dư luận để ý, một số chi tiết cần được soi sáng, nên đề tài xin được chia làm 2 kỳ phát thanh.
Chúng tôi được hân hạnh trao đổi vấn đề này với nhà văn Nguyễn Uớc, tác giả Trăng Huyết , đồng tác giả với Anthony Grey.
Phạm Ðiền: Thưa tác giả Nguyễn Ước, trong thời gian qua, một số người cầm bút Việt Nam sống ở nước ngòai, trong số đó anh cũng đã có những tác phẩm in từ trong nước. Dư luận người Việt ở hải ngọai hiện chú ý nhiều hiện tượng này.
Kinh nghiệm của anh là cần hiểu hiện tình ngành xuất bản Việt Nam hiện giờ mới biết hết được các khía cạnh khác của nó.Thưa anh, tình hình đó theo anh thì như thế nào?
Nhà văn Nguyễn Uớc: Trước hết nếu tính từ năm 1986, từ lúc Việt Nam bắt đầu mở cửa thì nhu cầu về sách báo ở tại Việt Nam rất lớn, và như ta thấy hiện nay có rất nhiều nhà sách rải rác ở các tỉnh. Riêng về các nhà xuất bản thì tại Việt Nam hiện nay có tới cả 100 nhà xuất bản.
Mời bạn tham gia mục Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Ðiền phụ trách. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Có thể phân các nhà xuất bản thành 3 cấp: Nhà xuất bản cấp trung ương, rồi nhà xuất bản của các tổ chức mang tính cách ban ngành, và cấp thứ ba ở các tỉnh và thành phố, hầu như tỉnh và thành phố nào cũng có nhà xuất bản riêng của họ.
Cứ mỗi nhà xuất bản như tôi nhận thấy thì họ có 2 kế hoạch. 1 kế hoạch A là chính thức của nhà xuất bản, và kế hoạch này hình như là back-up giành đặc biệt cho những tác phẩm chính quy bởi vì trong quan điểm của chính phủ Việt Nam hiện nay thì các nhà xuất bản và các báo chí đều là công cụ chính trị của chế độ. Cho nên kế hoạch A này là kế hoạch chính thức thực hiện chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước.
Bên cạnh đó họ còn có kế hoạch B thường được gọi một cách văn hoa là “xã hội hóa”, nhưng mà trên thực tế thì đó là việc các nhà xuất bản bán thương hiệu cho các nhà sách, các nhà phát hành.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)