Động thái mới nhất và đáng chú ý từ Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng là một lá thư đề nghị được tham gia buổi làm việc của Thủ tướng chính phủ về vấn đề cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Sáu tuần này.
Thủ tướng sẽ khôi phục lòng tin người dân?
Dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp được chủ trì bởi người đứng đầu chính phủ trong lúc cấp thành
phố giải trình không thỏa đáng. Cả gia đình của ông Đoàn Văn Vươn và bà con nơi đây đã có những phát
biểu cho thấy họ đang đặt hết lòng tin vào cấp Trung ương cho nên buổi làm việc tới đóng vai trò như một
lá bài cuối cùng có thể giúp khôi phục lòng tin của quần chúng đối với nhà nước hay không.
Lá thư của Liên Chi hội đề ngày 7 tháng 2 và có vẻ như được viết chiều qua, sau khi truyền thông đưa tin về một loạt các cán bộ Huyện bị đình chỉ công tác.
Với lý do là bộ phận sâu sát tình hình liên quan đến đất đai tại huyện Tiên Lãng trong một thời gian dài, Liên Chi hội này yêu cầu được cử đại diện là ông Vũ Văn Luân đến tham dự buổi làm việc với người đứng đầu chính phủ. Từ huyện Tiên Lãng, ông Vũ Văn Luân - Thư ký Liên Chi hội cho biết ông sẽ chuyển tải đến Thủ tướng ba điều tối quan trọng:
“Cái thứ nhất là chuyển đến Thủ tướng những thông tin tốt nhất về vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế tại Huyện. Thứ hai là đưa thông tin tốt nhất về những đề xuất của nông dân nuôi trồng thủy sản của Huyện. Cái thứ ba là đưa thông tin tốt nhất về tình hình thực tế của một bộ phận lớn cán bộ địa phương biến chất gây ra những việc làm bất hợp pháp”.
<i>Trên thực tiễn thì trường hợp của anh Đoàn Văn Vươn là điển hình cho liên chi hội. Nói rộng hơn, nó là điển hình lớn nhất cho toàn thể nông dân Việt Nam – chiếm 80% dân số. Cho nên việc thích hợp nhất trong lúc này là liên chi hội nuôi trồng thủy sản phải lên tiếng</i> <br/>
Ngoài ông Vũ Văn Luân, LS Nguyễn Việt Hùng thuộc Văn phòng Luật sư Kinh Đô Hà Nội và Luật sư Nguyễn Duy Minh - Trưởng Văn phòng Luật sư Duy Minh, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cũng được lá thư đề nghị tham dự buổi làm việc nêu trên.
Lá thư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp những thông tin đa chiều và thiết thực nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên nói chung và ông Đoàn Văn Vươn nói riêng”. Theo ông Luân, với tư cách là cơ quan hiểu biết các sự kiện, việc Liên Chi hội lên tiếng là chuyện cần thiết:
“Trên thực tiễn thì trường hợp của anh Đoàn Văn Vươn là điển hình cho liên chi hội. Nói rộng hơn, nó là điển hình lớn nhất cho toàn thể nông dân Việt Nam – chiếm 80% dân số. Cho nên việc thích hợp nhất trong lúc này là liên chi hội nuôi trồng thủy sản phải lên tiếng”.
Ông Luân còn cho biết thêm, thực tế, Liên Chi hội đã chính thức lên tiếng từ năm 2002 nhằm phản đối lại những “luật lệ địa phương” của cấp Huyện mà nó mâu thuẫn với những qui định hiện hành của nhà nước. Tuy nhiên, những sự kiện này đã không được báo chí và các cơ quan chức năng lưu tâm, vẫn theo lời vị Thư ký Liên Chi hội.
Những kiến nghị của LCHNTTS
Trước khi viết lá thư đề nghị được tham gia vào cuộc gặp với Thủ tướng, Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng đưa ra 5 đề nghị tại buổi tiếp xúc giữa Liên Chi hội và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền diễn ra vào hôm 4 tháng 2 vừa qua.
Cụ thể, đại diện cho hàng trăm hộ dân nuôi trồng thủy sản, vị Thư ký Liên Chi hội đề nghị chủ tịch UBND TP Hải Phòng thu hồi quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông và cả ông Đoàn Văn Vươn; thu hồi lại thông báo dừng đầu tư và quyết định thu hồi đất áp dụng đối với toàn bộ nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng; khẩn trương giao lại toàn bộ đất đã bị thu hồi cho nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng.
đề nghị chủ tịch UBND TP Hải Phòng thu hồi quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông và cả ông Đ.V. Vươn; thu hồi lại thông báo dừng đầu tư và quyết định thu hồi đất áp dụng đối với toàn bộ nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện TL.; khẩn trương giao lại toàn bộ đất đã bị thu hồi cho nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng.
Thư ký Liên Chi hội NTTS
Đặc biệt, ông Vũ Văn Luân cũng đề nghị phải trả lại toàn bộ tài sản và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nhà ông Vươn từ vụ thu hồi bất hợp pháp. Cuối cùng, ông đưa kiến nghị yêu cầu truy tố tất cả cá nhân liên quan đến việc chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức của UBND huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trước đó một ngày, trong cuộc tiếp xúc giữa người dân và Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành xung quanh việc cưỡng chế, ông Vũ Văn Luân cũng mạnh dạn chỉ trích những văn bản trái pháp luật hiện hành của Huyện. Ông Luân Cho biết:
“Hiện nay thì tại huyện Tiên Lãng cũng ban hành một số luật địa phương như báo cáo của chúng tôi đã công bố. Và hôm vừa rồi, trong kỳ họp với ủy ban TP, Giám đốc sở Nông nghiệp có nói đến một quyết định của UBND thành phố ban hành năm 1992.
Tôi đã phát biểu rằng văn bản ban hành 1992 là phù hợp. Nhưng sau khi nghị định 64 CP ra đời năm 1993 và luật đất đai có hiệu lực cùng các văn bản liên quan đến đất đai khác thì tôi hỏi các cơ quan đã tham mưu cho chủ tịch thành phố ban ngành thay thế quyết định trước đó chưa. Tôi hỏi như vậy thì mọi người lặng yên”.
đề nghị phải trả lại toàn bộ tài sản và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nhà ông Vươn từ vụ thu hồi bất hợp pháp. Cuối cùng, ông đưa kiến nghị yêu cầu truy tố tất cả cá nhân liên quan đến việc chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức của UBND huyện Tiên Lãng
Thư ký Liên Chi hội NTTS
Vấn đề “luật địa phương” được Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng nói đến từ lâu nhưng chỉ thật sự được chú ý cách đây hơn một tuần sau khi có văn bản báo cáo chính thức gởi đến nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo dài hơn 10 trang của Liên Chi hội trình bày chi tiết về vấn đề giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại cũng như vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn từ năm 1993 đến nay.
Đặc biệt, báo cáo này như một phát pháo quan trọng phanh phui những sai phạm của chính quyền Huyện khi tự ý ra những luật đất đai có giá trị địa phương và trái với luật đất đai hiện hành. Đó Quyết định 497 (ban hành ngày 06/10/1993); Kế hoạch số 58 (ban hành 1/12/2004) và Qui định 3756 (ban hành 17/10/2008), được ban hành bởi UBND huyện Tiên Lãng và đều không được các cơ quan chức chức năng cao hơn thông qua.
Chiều hôm 7 tháng 2, Thành ủy Hải Phòng đã thông báo “kiểm điểm” một số cán bộ Huyện. Cụ thể, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh bị đình chỉ công tác. Ông Lê Văn Mải, Trưởng công an huyện Tiên Lãng, Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang bị kiểm điểm.
Sẽ còn đấu tranh tiếp. Bởi Liên chi hội là thành phần thấu hiểu tình hình hơn ai hết. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì chúng tôi sẽ quyết tâm bám đuổi cho đến khi thành công bằng được thì thôi.
Thư ký Liên Chi hội NTTS
Liên Chi hội cũng thể hiện sự không đồng tình về việc xử lý này. Ngoài những nhân vật trên, lá thư của Liên Chi Hội cũng đề nghị “cách chức, buộc thôi việc, khai trừ khỏi Đảng” đối với 6 nhân vật cấp huyện và xã đóng vai trò liên quan trực tiếp, gián tiếp hay tham mưu cho việc cưỡng chế. Ông Vũ Văn Luân nói:
“Một là Bí thư thành ủy phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng và chính quyền về việc đó. Ông chính là người khởi xướng chủ trương, đường lối. Thứ hai là Trưởng phòng tư pháp. Ông là người tham mưu chính cho huyện Tiên Lãng về mặt tư pháp tại sao lại để xảy ra tình trạng giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất trái pháp luật.
Thứ ba là người quản lý về đất đai vì ông có chuyên môn nghiệp vụ tại sao lại để việc này xảy ra. Thứ tư là Chánh văn phòng UBND, người tham mưu bên cạnh Chủ tịch huyện. Thứ năm là Trưởng ban tuyên giáo huyện. Một chủ trương, chính sách được tuyên truyền thì ông phải biết đúng hay sai. Chân lý là nói dối sao?”.
Về câu hỏi liệu Liên Chi hội có tiếp tục lên tiếng nếu các đề nghị của mình không được thực hiện thoả đáng, ông Luân nói:
“Sẽ còn đấu tranh tiếp. Bởi Liên chi hội là thành phần thấu hiểu tình hình hơn ai hết. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì chúng tôi sẽ quyết tâm bám đuổi cho đến khi thành công bằng được thì thôi. Bởi vì tất cả những điều này là những cái chốt cực kỳ quan trọng với chính sách đất đai của huyện Tiên Lãng. Thứ hai, đó cũng là chốt quan trọng đối với việc quản lý pháp luật nhà nước.”
Theo dòng thời sự:
- Đình chỉ chức vụ Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
- Khi cán bộ Tiên Lãng "không chịu hiểu"
- Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?
- Tiên Lãng - Bài học lòng dân
- Cưỡng chế nhà đất: công an bộ đội trọng thương
- Một phó chủ tịch huyện bị dân nhốt
- Truy tố gia đình chống lại công an bằng chất nổ và súng
- Thêm một vụ cưỡng chế đất tại huyện Bù Đăng
- Bao giờ nạn cưỡng chế ruộng đất mới chấm dứt?
- Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào?
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường
- Thêm một vụ cưỡng chế đất đai ở Dak Nong