Mục sư Nguyễn Hồng Quang lại bị đánh trọng thương

0:00 / 0:00

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, phụ trách Hội thánh Mennonite Độc lập, tại Sài Gòn vào ngày 18 tháng 1 vừa qua lại bị hành hung thương nặng.

Đây không phải lần đầu ông này bị những thành phần theo dõi ông tấn công bằng bạo lực như thế. Nguyên nhân vì đâu?

Bị đánh trọng thuơng

Mục sư Nguyễn Hồng Quang hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Hòan Mỹ, Sài Gòn để chờ phẩu thuật chỉnh sửa xương mũi bị gãy và chẩn đóan bị tụ máu trong bụng. Tình trạng này xảy đến cho bản thân ông lần này vì vào ngày 18 tháng giêng, một đồng đạo Mennonite đến thăm ông là mục sư Hùynh Thúc Khải bị đánh sau khi từ nhà ông ở phường Thạnh Lộc, quận 12 ra về. Mục sư Nguyễn Hồng Quang ra can thiệp nhưng lại là đối tượng bị hành hung nặng hơn khách là mục sư Hùynh Thúc Khải.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang kể lại khi đang nằm trên giường bệnh:

Khu vực của tôi họ lập ‘chốt bảo vệ’. Tại đó có lực lượng an ninh, công an chìm, hễ ai ra, vào thì họ gọi điện và có người đón đánh, chặn. Mục sư Khải thấy tôi bệnh mà không ai ra vào đến thăm đuợc, bản thân ông bị tật nguyền nên ông đi. Khi ra khỏi nhà tôi chừng vài trăm mét, mục sư Khải bị đánh rớt kiếng, văng vô bờ rào, nên tôi đến đỡ mục sư Khải lên và kiếm cái kiếng. Họ tăng cuờng thêm 5 nguời nữa đến đánh. Có một công an mặc sắc phục chứng kiến, ông ta đến dựng xe nhìn rồi đi. Ông ta đi rồi có thêm 5 nguời đến đánh nữa. Tôi ra phường Thạnh Lộc trình báo. Nguời công an tại đó nói tôi lau hết máu rồi trình báo. Tôi nói sự việc xảy ra trên địa bàn của anh thì phải lập biên bản. Một công nhân làm việc gần đó thấy tôi và giúp đưa đi bệnh vịên Gò Vấp; tại đó họ thấy tôi mửa ra máu quá nên chuyển viện.

Khi ra khỏi nhà tôi chừng vài trăm mét, mục sư Khải bị đánh rớt kiếng, văng vô bờ rào, nên tôi đến đỡ mục sư Khải lên và kiếm cái kiếng. Họ tăng cuờng thêm 5 nguời nữa đến đánh. Có một công an mặc sắc phục chứng kiến

Mục sư Nguyễn Hồng Quang

Đây không phải là lần đầu tiên mục sư Nguyễn Hồng Quang bị hành hung đến thương tích, mà đã nhiều lần trong nhiều năm qua ông bị như thế. Ông cho biết:

Đánh nặng thì tại Mỹ Phước trước mặt công an cũng bị đánh nặng. Tại Thạnh Lộc bị đánh nặng thì chưa có, mới bữa trước ngày 23 tháng 10 họ đánh tôi vào bụng mấy cái thôi; vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 do họ không cấp nước nên tôi phải đi kiếm mua nước, mới ra khỏi nhà 6-7 mét cũng bị họ chặn đánh, khi đó chỉ cách mấy chục mét có cảnh sát mặc sắc phục, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông.

(Nhà tôi) dân chúng không ai vào đuợc, anh em, anh em chú bác ruột cũng không vào đuợc; nhưng ‘côn đồ, xã hội đen’ gọi là ‘quần chúng tự phát’ dù có công an gác vẫn đi ra, đi vào khu vực của tôi rất tự do. Họ có ám thị là trên áo có một miếng xanh đen. Những người này có quyền ra vào và đánh đập ai thì đánh, họ có quyền ngồi ở chốt công an.

Tôi cũng nói với họ theo luật của Bộ Công An, liên tịch, liên ngành chỉ đóng chốt kiểm tra trong vòng một tiếng đồng hồ mà thôi, và chỗ đó phải có biển báo, biển hiệu. Còn ở đây họ đóng hết ngày này qua ngày kia, không cho ai vào thì khó quá. Họ nói chỉ biết làm theo lệnh thôi, anh em ở dưới này không có quyền gì hết.

Lý do dạy ‘thần học’

Tờ Sài gòn Giải phóng từng có một lọat bài nói về mục sư Nguyễn Hồng Quang với nội dung lên án ông. Thế nhưng ông cho rằng từ trước đến nay ông chỉ là một nguời giảng dạy thần học nhằm đào tạo ra những chức sắc tôn giáo rao giảng Tin Lành và đó là lý do chính khiến ông bị hành hung dã man nhiều lần và cơ sở đào tạo do ông thành lập nên bị triệt hạ như ở quận 2, Sài Gòn và Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương như hiện nay.

Đánh nặng thì tại Mỹ Phước trước mặt công an cũng bị đánh nặng. Tại Thạnh Lộc bị đánh nặng thì chưa có, mới bữa trước ngày 23/10 họ đánh tôi vào bụng mấy cái thôi; vào ngày 1/1/2015 do họ không cấp nước nên tôi phải đi kiếm mua nước, mới ra khỏi nhà 6-7 mét cũng bị họ chặn đánh

Mục sư Nguyễn Hồng Quang

Cơ sở bị ‘xóa sổ’

Tãi Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Duơng, Hội thánh Tin Lành Mennonite do mục sư Nguyễn Hồng Quang phục trách cũng có một cơ sở đào tạo. Điểm nhóm họp này đã có từ năm 2007, nhưng từ giữa năm ngóai cho đến nay, cơ sở này bị những thành phần bất hảo tấn công, đập phá đến phải đóng cửa không thể sinh họat.

Mục sư Phạm Ngọc Thạch, nguời từng sinh họat tại cơ sở Hội thánh Tin Lành Mennonite tại Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương cho biết:

Suốt từ tháng sáu năm ngóai cho đến nay Hội thánh Mennonite tuần nào cũng bị khủng bố liên tục. Đến lúc này Hội thánh hòan tòan đóng cửa không họat động được nữa, không còn ai đến đó ở được nữa. Và trước hiên cửa của nhà nguyện đó, bây giờ họ bán luôn cả trứng vịt lộn để họ giám sát. Phía sau của nhà nguyện họ cũng đóng chốt vì có dính với nhà trọ mà nơi đó có công nhân nhà máy thuê ở để tiện sinh họat nhà thờ, nhưng họ cũng bị trục xuất đi luôn. Bây giờ nhà đó hòan tòan đóng cửa và bỏ hoang. Ai về đó đều bị giám sát chặt chẽ. Hiện nay chúng tôi rất khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo. Mọi thứ đều thắt chặt hết.

Ai ra vào nhà của mục sư Nguyễn Hồng Quang, nhà đang xây thô mà họ từng cấp phép, rồi rút phép và cấm xây dựng, ai vào thăm mục sư Quang thì họ cắt đừơng không cho. Ai vào được thì họ đi theo như trường hợp mục sư Khải ngày hôm qua, khi ra về là…

Suốt từ tháng sáu năm ngóai cho đến nay Hội thánh Mennonite tuần nào cũng bị khủng bố liên tục. Đến lúc này Hội thánh hòan tòan đóng cửa không họat động được nữa, không còn ai đến đó ở được nữa

Mục sư Phạm Ngọc Thạch

Nói chung tình hình tôn giáo tại Việt Nam bị thắt chặt về nhiều hình thức khác nhau.

Vào trưa ngày 19 tháng giêng, chúng tôi tiếp tục gọi điện cho ông Trần Đức Thịnh, trưởng ban tôn giáo tỉnh Bình Duơng, phó giám đốc Sở Nội vụ để hỏi về tình hình tôn giáo đối với cơ sở Hội thánh Tin Lành Mennonite độc lập tại Mỹ Phúơc, huyện Bến Cát; nhưng cũng như một số lần trước sau khi nghe chúng tôi giới thiệu tên và nêu vấn đề thì ông này tắt máy.

Như các mục sư Mennonite độc lập trình bày thì những lần họ bị hành hung, cơ sở của họ bị đập phá bởi những thành phần hung hãn đều có sự chứng kiến của công an, nhưng công an đều làm lơ để bạo lực diễn ra. Các nạn nhân cũng đến công an và cơ quan chức năng chính quyền trình báo sau đó; nhưng rồi không đuợc giải quyết. Đó là điều mà theo những nguời trong cuộc cho là hòan tòan đi nguợc với chức năng bảo vệ công dân, bảo đảm an ninh xã hội mà lực lượng công an, chính quyền phải thực thi.