Tăng lương công chức lên 1 triệu 50 ngàn đồng

Lương tối thiểu cho công chức tăng lên 1.050.000 đồng, một tháng, kể từ hôm nay, tương đương với 26%, tức là thêm 220.000 đồng.

0:00 / 0:00

Kỳ tăng lương này chỉ tác động đến trên 6 triệu người, hưởng lương theo ngân sách quốc gia, trong khi lực lượng lao động trên tòan quốc lên tới gần 53 triệu người. Theo dư luận thì mỗi khi có đợt tăng lương, hàng chục triệu người khác trong xã hội, buồn nhiều hơn vui, vì cuộc sống hàng ngày, lại càng chật vật hơn. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm về thông tin này.

Tăng lương buồn nhiều hơn vui

Báo chí cho hay mức lương tối thiểu được tăng từ mồng 1 tháng 5 này, được áp dụng đối với các cán bộ, viên chức, công chức, quân nhân thuộc các lực lượng võ trang, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, công ty doanh nghiệp do nhà nước sở hữu.

Ngoài ra, cũng kể từ mồng 1 tháng 5, phụ cấp công vụ cũng được xét tăng 25%, tức là tăng 2,5 lần so với mức 10% được áp dụng hiện nay. Phụ cấp công vụ được trả cùng kỳ lương hàng tháng và bao gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên hoặc phụ cấp quân hàm. Trong tháng 5, 2012, cán bộ hưu trí cũng được hưởng thêm 26,5% lương hưu trí và trợ cấp xã hội.

Theo ông Hoàng Minh Hào, phó Vụ Trưởng Vụ Lao động, Tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội thì trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn thì nhà nước nên điều chỉnh tiền lương cho người lao động và doanh nghiệp để cuộc sống của họ được cải thiện.

Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu

.

ông Trần Bá Tước

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định việc tăng lương tối thiểu kỳ này chỉ tác động đến 6 triệu người, nguồn tiền thực sự bom vào nền kinh tế không tăng đột biến đến mức độ đáng ngại, nên sẽ không ảnh

Quầy bán trái cây ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA
Quầy bán rau quả ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA (RFA)

hưởng mạnh đến tình hình gía cả ngoài xã hội, trong những ngày tới.

Nói lên cảm nghỉ của mình trong ngày đầu của kỳ tăng lương lần này, từ Saigon, ông Trần Bá Tước chuyên gia tài chánh, ngân hàng cho biết về sự giao động ngoài thị trường hiện giờ:

“Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu.”

Ông nhìn nhận rằng, mặc dù có nhiều khó khăn mỗi khi có quyết định cho một số đối tượng được tăng lương, tuy nhiên qua những chuyến đi thăm thực tế khắp nơi, dường như cuộc sống nói chung có phần nào được thoải mái hơn:

“Nhà nước lúc nào cũng nghỉ tới chuyện làm sao cho người dân sinh sống tốt hơn, nếu tăng lương như lần này thì, ở những thành phố lớn cuộc sống có thể cực, nhưng ỡ các nơi khác, cuộc sống cũng đã được cải thiện đấy.”

Lương chưa tăng hàng hóa đã tăng

Tuy nhiên, ông cũng nói rõ là dù sao thì được tăng lương kỳ này cũng giúp ít được cho vài triệu người được hưởng lương theo ngân sách quốc gia:

“Với đợt tăng lương lần này, người thường đâu được hưởng gì, đa số dân ở vùng nông thôn còn cực lắm. Đối với những đối tượng được tăng lương kỳ này, cuộc sống cũng đở hơn phần nào, còn hơn là không tăng gì cả.”

Ông Mạnh, một công chức được hưởng mức lương mới, kể từ đầu tháng 5 này, cho đó là một quyết định đúng lúc và cần thiết:

Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời

.

Ông Mạnh

“Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời.”

Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA
Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA (RFA)

Tuy nhiên, ông cũng kể qua về những phương cách tiết kiệm, thắt lưng, buộc bụng mà phần lớn người dân phải suy tính, cân nhắc:

“Do những khó khăn trong cuộc sống nên người ta tiết giảm những sinh hoạt, chi phí không đáng chi, như phương tiện giải trí, ăn uống đều bớt rất nhiều. Hiện nay, người ta khuyến mãi, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, nhiều lắm, nhưng người dân không thích mua, họ để dành tiền lo cho cuộc sống trước mắt, tức là mua thực phẩm thôi.”

Ông Tâm, một công nhân nông nghiệp ở Cần Thơ, thuộc diện không được hưởng đợt tăng lương mồng một tháng 5 nói chung quanh mình, vật gía đã nhích lên rồi:

Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được

...

Ông Tâm

“Nó đã rục rịch tăng rồi, các tiệm quán, hạn chế, bớt bán hàng hóa, chờ giá cả mới, nếu bán sớm theo giá mới thì có thể bị thuế vụ gây trở ngại, cho đó là đầu cơ, tích trữ, bán quá giá, hàng hóa bán ra từ từ, không bán nhiều, không đủ cung ứng cho nhu cầu của khách hàng.”

Dịp này, ông cũng nhắc đến tất cả những ai không có thu nhập, không tiền lương, không lợi tức:

“Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được, để hạn chế cách ăn mặc, không dám xài phí. Có nhiều người ở đây, bây giờ hốt thuốc Nam, không dám mua thuốc Tây.”

Dư luận nói rằng, mỗi lần nghe tin tăng lương, những người có đồng lương thấp, không có việc làm, không có thu nhập cố định, thành phần tay làm hàm nhai, không phương kế kiếm sống, lại lo ngại, thấp thỏm, chuyện cơm áo bị ảnh hưởng.

Theo báo chí thì những thành phần vừa nói sẽ an tâm hơn nếu họ đón nhận tin cho biết các loại hàng thiết yếu, như gạo, thức ăn, gas, điện, nước, thuốc trị bệnh, giá vé xe bus, viện phí, được nhà nước cứu xét cho giảm giá.

Theo dòng thời sự: