Biên tập viên Gia Minh có chuyến đến thăm ngắn ngày tại thành phố lớn nhất xứ Miến là Yangoon, và ghi nhận những nhận định của chính nguời dân Miến Điện về quá trình thay đổi đó đối với cuộc sống của họ.
Phần đầu tiên là cuộc chuyện trò với một số thành phần trí thức tại Yangoon.
Quá trình tất yếu?
Lý giải cho câu hỏi tại sao lại có thể diễn ra thay đổi mà chỉ cách đây hơn một năm không ai có thể nghĩ đến, tiến sĩ Kyaw Myo Hset, chuyên ngành khảo cổ học hiện đang giảng dạy tại Đại học Yangon cho rằng đó là một lựa chọn duy nhất của chính quyền quân sự trước đây trong tình hình mà họ bị thế giới chỉ trích về đường lối cai trị khiến đất nước kém phát triển trong khi những nước khác vượt xa.
Dù hoan nghênh những đổi thay được đưa ra tuy nhiên vị trí thức này cũng có cùng nhận định với giới quan sát trên thế giới là đây mới chỉ là bước đầu. Và theo vị giáo sư này thì thời gian đổi thay chỉ mới gần được hai năm qua chưa thể nào chạm đến được mọi thành phần trong xã hội.
Đối với một số sinh viên mà chúng tôi tiếp xúc tại đại học Dagon nằm ở ngọai vi thành phố Yangoon thì các bạn cũng đồng ý. Theo các bạn lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục đại học mà các bạn đang
theo học chưa thấy có chuyển biến gì. Một bạn sinh viên cho biết:
Thời gian đổi thay chỉ mới gần được hai năm qua chưa thể nào chạm đến được mọi thành phần trong xã hội
tiến sĩ Kyaw Myo Hset
Thực tế khó khăn!
Theo nhóm bạn sinh viên mà chúng tôi tiếp xúc thì các bạn than phiền về cách thức thi tuyển sinh viên vào đại học của Xứ Miến. Các bạn cho rằng đó là cánh cửa hẹp đối với những nguời trẻ. Nếu muốn vào đại học, họ chỉ có một con đường duy nhất là vượt qua kỳ thi tuyển khó khăn, giới hạn.
Nếu bước chân đuợc vào đại học thì phương pháp giảng dạy cũng không đuợc như mong đợi. Đó là lối dạy từ chương, học sinh phải học thuộc lòng.
Cuộc sống của người sinh viên gặp bao khó khăn trong vận chuyển, cư trú. Lo lắng lớn nhất của họ là phải vất và học hành nhưng sau những năm đại học, khi ra trường để kiếm được việc làm cũng là một vấn nạn đau đầu.
Vấn đề sinh viên có tổ chức riêng và lên tiếng về những quyền lợi của họ còn là một vấn đề kiêng kỵ. Tiếng nói của sinh viên không được lắng nghe.
Khu căn tin đại học Dagon vào giờ ăn trưa khá đông sinh viên. Những dãy quán ăn dựng bằng cột tre, mái lợp tranh, nền đất nứt nẻ. Tường có treo những bảng quảng cáo của các công ty lớn thế giới như Coca- Cola mà vừa trở lại thị trường Miến Điện…
Vấn đề sinh viên có tổ chức riêng và lên tiếng về những quyền lợi của họ còn là một vấn đề kiêng kỵ. Tiếng nói của sinh viên không được lắng nghe
Những nhóm bạn sinh viên nam nữa gọi thức ăn của căn tin hay có những bạn mang theo cặp lồng cơm dở ra ăn cùng các bạn khác.
Không khác gì một số sinh viên tại Đại học Dagon mang cơm trưa theo ăn. Sau cuộc nói chuyện với chúng tôi vào giờ sáng, vị giảng viên đại học ngành khảo cổ học Kyaw Myo Hset, cũng mang theo giỏ đựng phần cơm trưa của
ông.
Bữa trưa đuợc chuẩn bị từ bàn bếp nằm ngay hành lang trước cửa phòng ở của ông. Đó là một căn phòng nằm trên tầng ba của một tòa nhà mặt tiền xây từ trước và đang được sửa sang, nâng cấp. Cầu thang gỗ dẫn lên tầng phòng của vị giáo sư còn đầy bụi.
Căn phòng chừng 30 mét vuông mà vị giáo sư ở khiến chúng tôi nhớ lại những phòng tập thể của các giáo viên Việt Nam vào những năm 80. Căn phòng có hai cửa lớn, một giường ngủ, một ghế nằm bằng tre. Trên đó là chiếu. Sách vở để trên giáo nhỏ sát tường. Một sợi dây thép đuợc giăng dọc theo giường, có thể là để mắc giây mùng. Một sợi treo áo quần.
Một chiếc bàn gỗ tiếp khác, trên trải tấm nhựa nylon, một tủ gỗ trên có máy in, phủ vải, máy tính, một radio Sony và một cuốn từ điển Miến- Anh.
Vị giáo sư cho biết lương của một nguời như ông chừng 100 đô mỗi tháng.
Cuộc sống khó khăn đang là một trở ngại chính khiến cho những trí thức bị ràng buộc bởi ‘cơm, áo, gạo, tiền’ chưa thể vượt qua đuợc nổi sợ hãi. Dù rằng Miến Điện từng nổi tiếng với những sinh viên thuộc Phong trào Thế hệ 88. Ông nói:
Các bạn sinh viên trẻ cũng khá e dè về chuyện đề cập đến vấn đề chính trị.
Khuôn viên của hai trường đại học Yangon và Dagon mà chúng tôi có dịp được vào thật rộng rãi. Đại học Yangon có những tòa nhả cổ bằng gạch đỏ xây dựng cách đây cả trăm năm. Theo nguời hướng dẫn thì đây là nơi mà ngày trước từng là một đại học danh tiếng trong khu vực. Nhiều sinh viên từ các nước chung quanh như Malaysia và cả Singapore từng đến đó học. Đại học Yangon là nơi mà tổng thống Barack Obama từng đến nói chuyện nhân chuyến đến thăm Miến Điện hồi năm ngóai.
Cuộc sống khó khăn đang là một trở ngại chính khiến cho những trí thức bị ràng buộc bởi 'cơm, áo, gạo, tiền' chưa thể vượt qua đuợc nổi sợ hãi. Dù rằng Miến Điện từng nổi tiếng với những sinh viên thuộc Phong trào Thế hệ 88
TS Kyaw Myo Hset
Đại học Dagon nằm ở vị trí cách trung tâm thành phố Yagon chừng 25 kilomet. Đuờng xá dẫn vào trường cũng như một số khu giảng đường đang đuợc xây dựng.
Các bạn sinh viên mà chúng tôi có dịp nói chuyện đều cho biết chưa hề được tiếp xúc với các bạn sinh viên nứơc ngòai. Mà theo các bạn để có được những cơ hội tiếp xúc với các nền giáo dục khu vực thì cần phải có mối quan hệ với các vị thẩm quyền trong trường cũng như trong ngành.
Tuy nhiên, các bạn cũng cho biết họ từng biết đến một Việt Nam đang phát triển và có những thay đổi kinh tế nhanh chóng. Các bạn dùng lại từ mà nhiều báo chí từng nêu ra trứơc đây rằng Việt Nam là một trong những ‘con hổ’ về mặt kinh tế tại khu vực Đông Nam Á.
Vị giáo sư khảo cổ học cũng chưa có dịp được cộng tác với các nhà khảo cổ học nước ngòai để làm công tác chuyên ngành. Trong căn phòng của vị giáo sư khảo cổ học, chúng tôi chỉ thấy sách vở, chứ không thấy được một mẫu vật cổ nào.
Dù các bạn sinh viên than phiền về phương pháp giảng dạy, học tập tại đại học mà các bạn đang theo học; nhưng trên tay các bạn đều có i-phone và sử dụng thành thạo.
Cũng như các bạn trẻ đồng trang lứa ở những quốc gia khác như Việt Nam, các bạn tiếp cận đuợc nhiều nguồn thông tin từ mạng Internet. Qua đó các bạn thấy được những gì còn thiếu, những gì cần để có thể sánh vai cùng những nguời đồng trang lứa.
Tuy nhiên, vị giáo sư khảo cổ học tại Đại học Yangon nhắc lại ý đuợc nhiều vị lãnh đạo Trung Quốc sử dụng là khi mở cửa thì côn trùng, ruồi, muỗi cũng bay vào.
Cả vị giáo sư khảo cổ học và những sinh viên mà chúng tôi có dịp gặp tại hai đại học ở Yangon đều ước vọng là những thay đổi được hòan thiện để có thể giúp cải thiện cuộc sống của mọi thành phần trong xã hội.
Vị giáo sư và các sinh viên mà chúng tôi nói chuyện đều đồng ý rằng trách nhiệm của những kẻ sĩ như họ là phải tiếp tục vượt qua nỗi sợ hãi để góp phần cùng chính quyền biến ước mơ vừa nêu thành hiện thực.
Theo dòng thời sự:
- Bà Suu Kyi sẵn sàng đứng ra hòa giải giữa chính phủ Miến và lực lượng Kachin
- Đảng của bà Aung San Suu Kyi nhận tài trợ từ doanh nhân Miến
- Bà Suu Kyi không ủng hộ bất cứ phe nào tại Rakhine
- Miến Điện mở rộng dịch vụ viễn thông toàn quốc
- Coca-Cola trở lại Miến sau 50 năm vắng bóng
- TT Thein Sein sẽ viếng thăm mộ nhà vua Miến Điện
- Hoa Kỳ - Miến Điện hội đàm liên quan vấn đề nguyên tử
- Một phái đoàn Nam Hàn sẽ đến Miến Điện vào tháng tới
- Miến Điện: cuộc chiến chống Kachin là vì hòa bình cho đất nước?
- Miến Điện: tạp chí giáo dục tình dục - giới tính bị cấm