Đâu phải đại biểu quốc hội nào cũng dám nói

Ông Trần Ngọc Vinh, phó đoàn đại biểu quốc hội đơn vị Hải Phòng tuyên bố, trong kỳ họp hiện nay của quốc hội, nhiều người đã phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng của đất nước, đáp ứng phần nào nguyện vọng của cử tri, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến chưa thật sự sâu sắc, chưa tập trung, không đủ tính đại diện cho cả nước.

0:00 / 0:00

Sợ bị phê bình

Lên tiếng mới đây với báo chí, Đại biểu quốc hội Trần Ngọc Vinh nhấn mạnh trước diễn đàn rằng, tất nhiên ai cũng mong muốn các đại biểu quốc hội mà mình tín nhiệm, ngày càng phải có chất lượng phục vụ cử tri cao hơn, tuy nhiên theo ông thì đâu phải đại biểu quốc hội nào cũng dám nói.

Hơn nữa, ai cũng sợ bị cử tri chê bai, phê bình, nên cố gắng đứng lên phát biểu trước ống kính tivi để mọi người thấy mặt mình, chính vì thế mà có những ý kiến về các vấn đề xa xôi, thiếu thực tế, không liên quan gì đến mạch thảo luận chung tại nghị trường.

images544569_thuyet_qh250.jpg
Đại biểu Quốc Hội, GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại một kỳ họp quốc hội. Photo courtesy of na.gov.vn

Góp ý về nhận định của một vị dân cử cho rằng, “đâu phải đại biểu quốc hội nào cũng dám nói”, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu quốc hội các khóa XI, XII, giải thích:

“Nhận xét của đại biểu Trần Ngọc Vinh ở Hải Phòng, là đâu phải đại biểu nào cũng dám nói, phản ánh đúng thực tế, nhưng theo tôi, các đại biểu đã nhận lời làm đại diện nhân dân thì phải nói lên được tiếng nói của dân, còn những ai không nói lên được tiếng nói của dân thì tôi nghĩ tốt nhất là không nên ứng cử làm đại biểu.”

Trong cương vị, trước đây là một đại diện dân, nay tiếp tục làm cố vấn cho các tổ chức chính trị, xã hội, tham gia vào hoạt động của quốc hội, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói lên vai trò quan trọng của tập thể cử tri, đòi hỏi các đại biểu phải đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của họ:

Nhận xét của đại biểu Trần Ngọc Vinh ở Hải Phòng, là đâu phải đại biểu nào cũng dám nói, phản ánh đúng thực tế.

GSTS Nguyễn Minh Thuyết

“Cử tri cũng cần thể hiện quyền giám sát đối với đại biểu của mình, mỗi khi đại biểu về tiếp xúc với cử tri, cũng cần đặt câu hỏi với đại biểu, là trong những kỳ họp vừa qua, ông hay bà đã phát biểu những ý kiến như thế nào, phải cho chúng tôi biết. Nếu cần thiết cũng có thể hỏi là vì sao, ông bà không phát biểu ý kiến, hay vì sao ông bà lại phát biểu ý kiến như vậy. Tôi nghĩ rằng đó là cái quyền lớn nhất của cử tri đối với các đại biểu.

Cái thứ hai, về lâu dài, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu để thay đổi cách bầu cử, tức là mỗi một đơn vị bầu cử chỉ nên bầu chọn một đại biểu thôi. Hiện nay, mỗi một đơn vị bầu cử bầu ra 2, 3 đại biểu, thế thì trách nhiệm cá nhân của mỗi đại biểu bị hòa lẫn với trách nhiệm của tập thể. Nếu như cử tri chỉ bầu một đại biểu, thì vị đại biểu đó không thể nào mà không thường xuyên tiếp xúc với cử tri, không tìm mọi cách để mà tìm hiểu nguyện vọng của cử tri, và tìm mọi cách để đệ đạt tất cả ý kiến của cử tri lên đến quốc hội.”

Qua các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, khán thính giả được biết giáo sư Nguyễn Minh Thuyết từng là một đại biểu quốc hội thẳng tính, luôn mạnh dạn nói lên tiếng nói của dân trong nhiều vấn đề bén nhạy, như dự án bauxite Tây Nguyên, dự án đường sắt cao tốc, luật an toàn thực phẩm, vậy những lập luận cứng rắn ấy có gặp “phản ứng gì không” từ giới cầm quyền? Ông đáp:

“Cho đến nay thì cũng chưa có gì là khó khăn, chứ còn nói về những quan hệ cụ thể, tôi nghĩ là có thể có những sự chưa thông cảm, nhưng rồi những chuyện đó, rồi cũng qua thôi.”

Sợ mất ghế

le-van-cuong250.jpg
Đại biểu Quốc Hội Lê Văn Cuông. Photo courtesy of na.gov.vn

Một cử tri ở Saigon có theo dõi tin tức trên báo đài và tin rằng việc ngại lên tiếng của các ông bà đại biểu quốc hội là điều chí lý:

“Hoàn toàn đúng, thậm chí còn quá đúng nữa, những cái người ta không dám nói là vì họ sợ mất ghế, trong chế độ này thì nạn tham nhũng đã quá rồi, những công bộc cho dân thì đếm trên tay được mấy người, như ông Nguyễn Minh Thuyết, hay nói thẳng thì nhiệm kỳ sau không còn là đại biểu quốc hội nữa. Nói chung, người dân thấp cổ bé họng, thì không thể nói gì, những người đại diện cho dân, là đại biểu quốc hội mà không nói lên được, thì mình là dân làm sao nói.

Phần đông người dân Việt Nam mình trình độ học thức rất ít, mở mắt ra là lo chén cơm, manh áo, bên cạnh đó thì họ không dựa vào một thế lực nào hết, ngại nói ra thì sẽ bị trù dập, không ai bênh vực cho họ, thành thử đành cắn răng mà chịu, muốn nói mà không thể nói được. Còn những người có bề thế thì ăn trên, ngồi trước, sung sướng thì họ nói làm gì?”

Hoàn toàn đúng, thậm chí còn quá đúng nữa, những cái người ta không dám nói là vì họ sợ mất ghế, ... như ông Nguyễn Minh Thuyết, hay nói thẳng thì nhiệm kỳ sau không còn là đại biểu quốc hội nữa.

Một cử tri ở Saigon

Một số đại biểu quốc hội thường lên tiếng vì lẻ phải và vì quyền lợi của cử tri cho rằng, muốn các hoạt động của quốc hội được người dân cả nước hoan nghênh và ủng hộ thì trước hết là cần sự đổi mới của đảng đối với quốc hội, mà phương thức thiết thực nhất là tổ chức mô hình quốc hội lưỡng viện. Theo điều 4 Hiến Pháp, đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì trong tương lai, cơ quan lãnh đạo của đảng chỉ nên trực tiếp đóng vai trò Thượng nghị viện, còn quốc hội do dân bầu ra là Hạ nghị viện.

Cũng có một số ý kiến khác nói rằng quốc hội Việt Nam chưa đặt vấn đề ghi nhận mức độ hài lòng của người dân trong việc đánh giá hoạt động và thành quả của các cơ quan quyền lực nhà nước , hầu điều chỉnh chính sách, pháp luật, sao cho phù hợp với mong muốn của người dân.

Opens in new window

Video: Những sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam trong tuần

Theo dòng thời sự: