Không cấm kỵ...
Ngày 2 tháng 1 năm 2013, bản Dự thảo Hiến pháp sẽ được công bố rộng rãi trong dân chúng. Ngoài ra, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng sẽ đưa ra những vấn đề cần sửa đổi để người dân có thể đóng góp ý kiến. Việc đóng góp ý kiến này sẽ kéo dài khỏang 3 tháng, kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm tới.
Ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tuyên bố nội dung góp ý bao gồm tất cả các vấn đề từ chế độ chính trị, quyền con người, bộ máy Nhà nước...
Và những người được tham gia góp ý không chỉ là người Việt Nam trong nước mà còn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hình thức đóng góp cũng được nói rất đa dạng và phong phú, tạo điều kiện mở rộng cho người dân phát huy cơ chế dân chủ. Ông Lê Văn Cuông, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, nguyên đại biểu QH Việt Nam nhận xét đây là một điều “đáng phấn khởi”:
“Để phát huy tinh thần dân chủ trong dân thì Nhà nước kêu gọi theo khả năng và nhận thức của mình mà góp ý hiến pháp để các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Không có vấn đề gì là cấm kỵ nhằm để cho dân thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình. Đây là một điều mới và đáng phấn khởi. Tôi thấy cử tri cũng rất phấn khởi và đồng tình”.
Không có vấn đề gì là cấm kỵ nhằm để cho dân thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình. Đây là một điều mới và đáng phấn khởi. Tôi thấy cử tri cũng rất phấn khởi và đồng tình.<br/>Ông Lê Văn Cuông<br/> <br/>
Ủy ban dự thảo sử đổi HP năm 1992 được thành lập vào tháng 8 năm 2011 với 30 thành viên do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch. Trước khi hoàn tất dự thảo và đưa ra cho người dân góp ý vào thời gian tới, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có thời gian hơn 1 năm nghiên cứu, thảo luận, chỉnh lý và lấy ý kiến từ Quốc hội.
Ông Lê Văn Cuông cho rằng, việc góp ý sửa đổi Hiến pháp lần này không loại trừ vấn đề nào và không nên quan ngại bị trù ếm hay đàn áp:
“Theo quan điểm của tôi thì không quan ngại cái này vì tình hình Việt Nam bây giờ cũng rất khác với trước đây. Bây giờ người ta muốn hòa hợp, đoàn kết dân tộc. Người dân được thể hiện quan điểm chính kiến của mình để Đảng và Nhà nước biết được mà có những quyết sách để phục vụ nhân dân tốt hơn chứ không có những phân biệt đối xử với những ý kiến bất đồng hay nhạy cảm”.
... nhưng có chọn lọc
Tuy nhiên, vị nguyên ĐBQH cũng nhấn mạnh các cơ quan có thẩm quyền sẽ cân nhắc, và chấp nhận ý kiến “có chọn lọc”. Ông Lê Văn Cuông cho rằng giữa lúc ĐCSVN và Nhà nước cần nâng cao lòng tin của người dân thì tiếp thu ý kiến người dân là một biện pháp quan trọng, kể cả việc đóng góp ý kiến liên quan đến vấn đề nhạy cảm:
"Muốn như thế thì phải lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân. Ngay cả người dân đóng góp về điều 4 HP thì cũng rất tốt chứ cũng không có cấm k ỵ về điều đó".
Qui định “ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo” được minh định tại điều 4 Hiến pháp Việt Nam. Điều này được hiểu như một dấu chấm hết cho chế độ đa đảng tại Việt Nam và minh định sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN đối với tất cả các vấn đề của đất nước trong mọi thời kỳ.
Điều 4 Hiến pháp và việc thiếu cơ chế tam quyền phân lập từ lâu bị chỉ trích với lý do đi ngược lại cơ chế dân chủ. Đây được cho là những vấn đề nhạy cảm, tạo sự dè dặt trong dân chúng khi nói về nó. Nhưng cũng trong buổi họp báo vừa qua, ông Phan Trung Lý mạnh dạn tuyên bố người dân có thể góp ý về điều 4 HP “như các nội dung khác”.
Mặc dù sự cởi mở này phần nào làm nhiều người phấn khởi nhưng cũng không ít ý kiến tỏ ra quan ngại. Một bình luận của độc giả trên tờ Dân trí online cho rằng cần “tránh trường hợp lấy ý kiến qua loa, hình thức hoặc quá ít thời gian”. Còn một ý kiến khác cũng trên Dân trí quan ngại liệu ý kiến đóng góp của dân có đến được những người lãnh đạo và yêu cầu công khai những ý kiến đóng góp.
Muốn như thế thì phải lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân. Ngay cả người dân đóng góp về điều 4 HP thì cũng rất tốt chứ cũng không có cấm kỵ về điều đó<br/>Ông Lê Văn Cuông <br/>
Một bài viết trên trang Boxitvn – trang web được cho là tiếng nói phản biện của trí thức; đăng hôm 30 tháng 12 cho rằng có nhiều điều cần được giải thích từ phát biểu của ông Phan Trung Lý. Tác giả đặt câu hỏi rằng nếu đa số yêu cầu thay đổi những nguyên tắc được cho là cơ bản thì sẽ theo ý kiến số đông hay theo những nguyên tắc đã minh định.
Còn trang tin Basàm cũng lập tức mở ra một cuộc điều tra trưng cầu ý kiến duy trì hay bỏ điều 4 Hiến pháp, như một phép thử cho điều “không cấm kỵ” mà ông Phan Trung Lý đưa ra.
Đây là lần sửa đổi HP thứ 4 kể từ khi HP đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời vào năm 1946. Tất cả các hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đều không được người dân phúc quyết.
Thiếu tính chính danh và thiếu một cơ chế bảo hiến là hai vấn đề lớn liên quan đến Hiến pháp Việt Nam hiện nay.
Theo dòng thời sự:
- Liệu Việt Nam sẽ thay đổi theo Miến Điện?
- Miến Điện cam kết dân chủ hóa đất nước
- Giới đầu tư chuẩn bị vào Miến Điện
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh xử lý nhiều trang blog
- 5 dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền VN thả tù nhân lương tâm
- Chống Trung Quốc hay chống Nhà nước?
- Cuộc chiến giữ đất của dân oan
- Bà Hồ thị Bích Khương bị đánh "hội đồng" trong tù?
- Nhiều nhóm của Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão VN bị cấm họp
- Việt Nam không có tù nhân tôn giáo và chính trị?
- Gia đình các thanh niên Công giáo kêu gọi dư luận quan tâm
- Việt Nam tuyên án tù 3 bloggers
- Chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ