Một thông điệp đúng lúc
Điều này được ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ tổ chức chiều 6/3 tại Hà Nội. Theo báo mạng VnExpress, Bộ trưởng Vũ Đức Đam viện dẫn Luật Đất đai 2003 qui định rằng: “Khi hết thời hạn giao đất, nếu người dân có nhu cầu và trong quá trình sử dụng tuân thủ đúng luật pháp, hợp qui hoạch sẽ được sử dụng tiếp.” Các thời hạn giao đất định rõ là 20 năm đối đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất.
Năm 2013 là đáo hạn 20 năm thời hạn giao đất theo qui định pháp luật, điều gì sẽ xảy ra vào thời điểm này là vấn đề được bàn cãi rất nhiều trên các diễn đàn báo chí. Và đây là lần đầu tiên có sự giải đáp chính thức từ một giới chức cao cấp của chính phủ. Điều mà VnExpress gọi là một thông điệp đúng lúc sau vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng Hải Phòng.
“Khi hết thời hạn giao đất, nếu người dân có nhu cầu và trong quá trình sử dụng tuân thủ đúng luật pháp, hợp qui hoạch sẽ được sử dụng tiếp.” Các thời hạn giao đất định rõ là 20 năm đối đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam
Trao đổi với chúng tôi, LS Nguyễn Văn Hậu phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định rằng, nhiều chuyên gia nông nghiệp đã chỉ ra một trong những bất cập lớn của luật đất đai năm 2003 là thời hạn giao đất, có người hỏi đến 2013 hết thời hạn giao đất liệu có thu hồi hay không. LS Hậu cho rằng ngay từ luật đất đai
1993 cũng đã nói rõ điều này, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu người sử dụng có nhu cầu, chấp hành tốt qui định Nhà nước, sử dụng đúng mục đích thì họ sẽ được tiếp tục giao đất và không có một câu chữ nào dừng lại là phải kiểm tra, phải thu hồi hay điều chỉnh lại. LS Nguyễn Văn Hậu tiếp lời:
“Tôi nhớ lúc đó năm 1993 khi sửa luật đất đai 1989 là với tinh thần phải giao đất một cách ổn định lâu dài, nhiều thế hệ tôn tạo trên đất đó và nó trở thành của người dân, người ta có thể yên tâm sử dụng kế thừa từ đời này sang đời kia. Quan điểm lúc đó là giao đất ổn định lâu dài theo qui họach của Nhà nước và không có việc thu hồi lại kể cả đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất 20 năm. Chúng ta phải hiểu được tinh thần như vậy, cho nên vừa rồi một số địa phương không hiểu được tinh thần này nên họ đã làm sai. Trong luật đất đai sắp tới đây, chuyên gia chúng tôi đề nghị là nên giao đất một cách ổn định và lâu dài thông qua những việc vừa rồi mình không nên giao đất có thời hạn hay hạn mức đất cũng cần chỉnh sửa lại.”
Quan điểm lúc đó là giao đất ổn định lâu dài theo qui họach của Nhà nước và không có việc thu hồi lại kể cả đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất 20 năm. Chúng ta phải hiểu được tinh thần như vậy, cho nên vừa rồi một số địa phương không hiểu được tinh thần này nên họ đã làm sai.
LS Nguyễn Văn Hậu
Một số nông dân đồng bằng sông Cửu Long, những người đang trồng lúa nuôi cá trên mảnh đất có sổ đỏ, tức là có thời hạn sử dụng đất 20 năm, có người hết hạn vào sang năm 2013, có người còn vài ba năm nữa mới tới hạn, tất cả đều tỏ ra vui mừng trước thông tin chính phủ khẳng định không có chuyện kiểm tra thu hồi đất để chia lại. Tuy nhiên họ nêu lên đôi điều tưởng là nhỏ nhưng lại là một gánh nặng khó khăn cho người nông dân nghèo. Một người trồng lúa ở Cần Thơ phát biểu:
“Sổ đỏ của nông dân đại đa số nằm ở ngân hàng, sổ đỏ để ở nhà ít lắm đếm trên đầu ngón tay. Cái khó của nông dân là mình vay vốn ngân hàng nếu rút sổ đỏ ra để đi đổi thì bất lợi cho nông dân, nguyện vọng của nông dân là chính phủ cho gia hạn 20 năm, đem sổ đỏ đến nhà nông dân phát tránh cho nông dân thủ tục hành chính phức tạp. Nông dân đùng một cái đi đổi sổ đỏ phải trả hết nợ ngân hàng, nếu đúng ngay dịp thu hoạch lúa thì mới bán gởi vô ngân hàng được, còn không thì phải vay mượn tiền gởi vô ngân hàng mới có thể lấy sổ đỏ đi đến bộ phận địa chính, nếu họ làm nhanh thì đỡ nếu không tiền vay nóng đưa vô ngân hàng cũng là cái khó của nông dân. Để mọi việc mau chóng thì phải lo lót hối lộ, chỗ nào cơ quan nào cũng có vấn đề là ít hay nhiều thôi.”
Có nông dân nói với chúng tôi là chính phủ nhiều quyền uy có thể nào ra mệnh lệnh đương nhiên gia hạn 20 năm quyền sử dụng đất của nông dân khi hết hạn mà không cần phải đổi sổ đỏ hay không. Lý do vì họ đang thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng để vay vốn làm mùa sản xuất. Chúng tôi nêu câu hỏi này với LS Nguyễn Văn Hậu và được ông giải đáp:
“Như vậy không hợp lệ về mặt pháp luật vì quyền sử dụng đất của anh hết hạn rồi thì anh phải giải chấp lấy sổ đỏ đem về làm thủ tục để được tiếp tục giao đất. Bởi vì chính ngân hàng cũng yêu cầu người thế chấp lấy sổ đỏ ra để làm lại vì thời hạn đã hết rồi. Thí dụ những sổ đỏ hết hạn vào ngày 8/3/2013 thì không một ngân hàng nào dám giữ cái sổ đỏ đó và người dân phải lấy ra để xin cấp sổ mới. Vì vậy tôi nghĩ rằng Luật đất đai sắp tới đây không nên qui định thời hạn đó nữa với điều kiện người dân vi phạm qui hoạch sử dụng đất không đúng thì nhà nứơc có quyền thu hồi.”
Bởi vì chính ngân hàng cũng yêu cầu người thế chấp lấy sổ đỏ ra để làm lại vì thời hạn đã hết rồi.
Thí dụ những sổ đỏ hết hạn vào ngày 8/3/2013 thì không một ngân hàng nào dám giữ cái sổ đỏ đó và người dân phải lấy ra để xin cấp sổ mới.
LS Nguyễn Văn Hậu
Theo tinh thần cuộc họp báo của Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ thì trong thời gian tới chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài nguyên môi trường cùng các địa phương tăng cường thông tin, hướng dẫn để người dân yên tâm sử dụng đất. Ngoài ra Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ xem xét các báo cáo của chính phủ về việc tổng kết thi hành luật đất đai. VnExpress trích lời ông Vũ Đức Đam nói rằng: “Chính phủ hiểu rõ tầm quan trọng của đất đai đối với người dân Việt Nam như thế nào. Vì thế dù đang trong quá trình tổng kết luật thì tinh thần vẫn là ổn định đất đai cho người dân, quan trọng là không thu và chia lại.”
Toàn bộ chính quyền làm sai
Câu chuyện đất đai với những oan sai liên quan tới cưỡng chế thu hồi đất trên toàn quốc đã kéo dài hàng chục năm qua. Và như lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam thì “nếu người dân, các bộ, ngành, địa phương hiểu đúng luật thì sẽ không có vấn đề gì xáo trộn.”
Theo các chuyên gia, hiển nhiên người dân thì không ai muốn mất đất, còn các bộ ngành và địa phương thì đây chính là những thành phần cấu thành chính phủ. Sự giải thích sai pháp luật dù vô tình hay cố ý đều không thể chấp nhận được. Yếu tố con người là vô cùng quan trọng, như lời Luật sư Bùi Quang Nghiêm, phó
chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM nhận định:
Sửa luật đất đai phải sửa hiến pháp, tôi đồng ý với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về luật pháp. Nhưng theo tôi thì cùng với những ý kiến đó thì cần phải thay đổi về đạo đức, lương tâm của công chức, nói cụ thể là những người ở cấp xã cấp huyện cấp tỉnh, những người có thẩm quyền cấp đất, thu hồi đất của dân
Luật sư Bùi Quang Nghiêm
“Sửa luật đất đai phải sửa hiến pháp, tôi đồng ý với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về luật pháp. Nhưng theo tôi thì cùng với những ý kiến đó thì cần phải thay đổi về đạo đức, lương tâm của công chức, nói cụ thể là những người ở cấp xã cấp huyện cấp tỉnh, những người có thẩm quyền cấp đất, thu hồi đất của dân.”
Luật pháp về đất đai của Việt Nam được mô tả là bất cập không theo kịp thực tế phát triển kinh tế xã hội, các văn bản luật bị tròng chéo dễ bị chính quyền địa phương vận dụng sai lạc cho một mục đích nào đó. Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên TS Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định rằng để có thể xây dựng một bộ luật đất đai thích hợp thì gút thắt phải mở là việc sửa đổi Hiến pháp.Ông nói:
“Mọi chuyện khác đều đụng tới vấn đề sở hữu, bây giờ đã tuyên bố đất đai là sở hữu toàn dân rồi nếu muốn sửa lại mà có gì thay đổi thì động chạm ngay vấn đề sở hữu cho nên bắt buộc phải sửa hiến pháp trước. Hồi năm 80 cũng đã sửa hiến pháp rồi mới ra luật…”
Ít nhất vấn đề cưỡng chế thu hồi đất từ nay trở đi sẽ không đơn giản với các quan chức địa phương,họ sẽ phải làm đúng luật nếu không hậu quả rất lớn. Hơn nữa bàn luận về đất đai, thu hồi đất khuynh hướng bảo vệ người sử dụng đất sẽ thuyết phục hơn và tốt hơn
LS Trần Vũ Hải
Việc giải thích luật đất đai 2003 hiện hành với sự khẳng định không thu hồi đất để phân chia lại khi hết hạn giao đất được người dân quan tâm, dù nó vẫn ràng buộc một số điều kiện. Nhưng ít ra trong khi chờ đợi một bộ luật đất đai mới hoàn chỉnh, kể cả mơ ước sửa đổi Hiến pháp liên quan tới quyền sở hữu đất đai tư nhân, người ta cho rằng biến cố Tiên Lãng đã mang lại một số tác dụng tốt cho những ai liên quan tới đất đai. LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ rằng, thứ nhất từ nay trở đi việc thu hồi cưỡng chế đất người ta sẽ rất thận trọng, các chính quyền địa phương sẽ rất thận trọng. Thứ hai là, các lực lượng công an và quân sự cũng sẽ rất thận trọng khi tham gia và chắc chắn rằng các lực lượng quân đội sẽ không tham gia trừ phi có việc có lệnh từ trung ương. Ngoài ra người dân sẽ có quyết tâm hơn để đấu tranh bảo vệ quyền của mình. Ít nhất vấn đề cưỡng chế thu hồi đất từ nay trở đi sẽ không đơn giản với các quan chức địa phương,họ sẽ phải làm đúng luật nếu không hậu quả rất lớn. Hơn nữa bàn luận về đất đai, thu hồi đất khuynh hướng bảo vệ người sử dụng đất sẽ thuyết phục hơn và tốt hơn.”
Quả thực vậy nếu không có tiếng súng hoa cải của gia đình kỹ sư Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, thì có lẽ đến hôm nay sẽ chưa có sự khẳng định của chính phủ là không có chuyện thu hồi đất để phân chia lại khi thời hạn giao đất nông nghiệp 20 năm kết thúc.
Theo dòng thời sự:
- Đình chỉ chức vụ Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
- Khi cán bộ Tiên Lãng "không chịu hiểu"
- Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?
- Tiên Lãng - Bài học lòng dân
- Cưỡng chế nhà đất: công an bộ đội trọng thương
- Không thể coi thường kiến nghị người dân
- Bao giờ nạn cưỡng chế ruộng đất mới chấm dứt?
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường
- Thêm một vụ cưỡng chế đất đai ở Dak Nong