Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết qua ý kiến của nhiều chuyên gia có quan tâm trực tiếp những điều mà Thủ tướng tuyên bố, mời quý vị theo dõi sau đây.
Bước sang năm mới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài diễn văn dài nói về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam được nhiều người chú ý, trong đó rất nhiều vấn đề được đặt ra và chính yếu nhất theo ông song song với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thì trong năm 2012, chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.
Chấm dứt bao cấp điện lực và xăng dầu
Từ những luận điểm này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục bày tỏ lập trường của chính phủ trong hội nghị của ngành Công Thương vừa qua và những ý kiến của ông làm cho người dân có thể tin rằng tiếng chuông cảnh báo sự chấm dứt thời kỳ bao cấp quá dài dành cho hai ngành quan trọng của đất nước là điện lực và xăng dầu nay phải chấm dứt.
Thủ tướng Dũng đã một lần nữa khẳng định chủ trương của chính phủ là sẽ không cho phép tập đoàn nhà nước lợi dụng giá điện và xăng dầu hiện nay để giảm giá thành sản xuất nhưng lợi nhuận thì không bù vào được giá mà nhà nước bao cấp. Thủ tướng chỉ đạo từ năm nay giá xăng dầu, giá điện sẽ tính theo cơ chế thị trường, chính phủ sẽ không còn tham gia vào việc giá cả nữa.
Trước quyết định này, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nay là Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, là người có đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam vào tháng 11/2006 cho biết ý kiến của ông:
Nói đến thị trường thì cái giá hình thành phải cạnh tranh còn chúng ta chỉ có một tập đoàn điện lực duy nhất nó độc quyền về giá điện thì điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát sự độc quyền của nó. Không bù lỗ về giá điện, vì bù lỗ giá điện nó sẽ kích thích việc sử dụng công nghệ thấp và như vậy là người ta lợi dụng để đầu tư vào thép, đầu tư vào một số ngành.
Trương Đình Tuyển, BT Bộ CT
Giá điện thì rõ ràng phải trong tình thần xóa bỏ bù lỗ đi, xóa bỏ bao cấp về giá điện chứ còn tôi không thích dùng cái từ giá điện theo kinh tế thị trường. Nói đến thị trường thì cái giá hình thành phải cạnh tranh còn chúng ta chỉ có một tập đoàn điện lực duy nhất nó độc quyền về giá điện thì điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát sự độc quyền của nó. Không bù lỗ về giá điện, vì bù lỗ giá điện nó sẽ kích thích việc sử dụng công nghệ thấp và như vậy là người ta lợi dụng để đầu tư vào thép, đầu tư vào một số ngành.
Đương nhiên việc nâng giá điện phải có lộ trình nếu không nó sẽ tạo cơn sốc về giá có thể nguy cơ đẩy lạm phát lên nhưng phải kiên trì với việc này.
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam thì dè dặt hơn vì ông cho rằng sự độc quyền của hai tập đoàn này sẽ phá vỡ cơ chế cạnh tranh của thị trường và từ những tiền đề này mọi nỗ lực thúc đẩy giá bán theo cơ chế thị trường là khó thực hiện, ông nói:
Cái chủ trương muốn chuyển giá xăng dầu và giá điện theo cơ chế thị trường đã có từ lâu nhưng Thủ tướng một lần nữa khẳng định lại chủ trương này. Vấn đề ở đây là cơ chế thị trường nào khi vẫn còn trong tình trạng độc quyền? Điện thì cũng độc quyền mà xăng dầu cũng độc quyền. Độc quyền từ khâu nhập khẩu đến bán buôn cho đến bán lẻ. Cho nên một cơ chế thị trường độc quyền mà lại không có một cơ chế giám sát có hiệu lực thì là một điều hết sức là khó hiểu vì vậy cho nên tôi
chưa biết cơ chế thị trường này nó như thế nào.
Vấn đề ở đây là cơ chế thị trường nào khi vẫn còn trong tình trạng độc quyền? Điện thì cũng độc quyền mà xăng dầu cũng độc quyền. Độc quyền từ khâu nhập khẩu đến bán buôn cho đến bán lẻ. Cho nên một cơ chế thị trường độc quyền mà lại không có một cơ chế giám sát có hiệu lực thì là một điều hết sức là khó hiểu
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh
Trong hội nghị, Bộ công thương đã công khai mức lương bình quân của hai ngành điện lực và dầu khí. Sự công khai này cũng chấm dứt tranh cãi sau mấy tuần lễ vừa qua. Mức lương này chỉ là bình quân nên bức tranh toàn cảnh của các cán bộ cao cấp trong hai ngành điện và xăng dầu vẫn là dấu hỏi. Lương cán bộ công nhân viên chức đã nói lên phần nào sự bất chấp điều tiếng xã hội của hai tập đoàn xương sống trong nền kinh tế và cũng cho thấy điều thường được gọi là “nhiệm vụ chính trị” của hai tập đoàn này đã bị lạm dụng.
Từ bức tranh lương bổng này TS Lê Đăng Doanh kết nối với những sai phạm khác của tập đoàn điện lực và chỉ ra sự độc quyền của nó đã gây hệ lụy như thế nào, ông nói:
Vấn đề ở đây cái giá thành ấy được hình thành như thế nào trong điều kiện độc quyền và ai kiểm soát giá thành đó. Vừa qua có báo cáo kiểm toán cho thấy rằng ngành điện còn một sự lãng phí rất là lớn trong việc giảm tỷ lệ tiêu hao chuyền tải trên đường giây xuống mức trung bình trong khu vực. Đặc biệt là chưa tính đầy đủ những tài sản đã thải loại ra nhưng vẫn còn có giá trị vào trong cân đối thu chi vì vậy cho nên giá thành mà ngành điện báo cáo rất cao nhưng khả năng giàm giá thành còn rất lớn
Lương của ngành điện cũng cao hơn một cách bất bình thường so với lương trung bình của các ngành khác do đó hiện nay đang có thanh tra về việc này. Tôi nghĩ về nguyên tắc doanh nghiệp phải làm ăn có lãi và không nên dựa vào việc nhiệm vụ chính trị hay vì ổn định kinh tế vĩ mô mà bắt doanh nghiệp phải chịu lỗ. Cái lỗ ấy phải là cái lỗ dựa trên điều kiện kinh doanh có hiệu quả và có cạnh tranh chứ không phải người dân phải gánh chịu một cái giá thành lên quá cao mà không có sự kiểm
soát. Đấy là băn khoăn của tôi.
Phải tăng cường chế biến sâu để phát triển
Trong các ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắng vạch ra những khiếm khuyết mà Bộ Công thương đã sai phạm trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất thép và công nghiệp ô tô.
Khi nghe Tổng giám đốc TKV đề nghị sớm cấp phép trở lại cho tập đoàn này có thể khai thác khoáng sản Thủ tướng Dũng đã dứt khoát từ chối và cho rằng tập đoàn TKV không thực hiện đầy đủ những yêu cầu mà chính phủ đưa ra là chế biến sâu trước khi xuất khẩu. Theo Thủ tướng Dũng nhận xét thì cơ quan nào cũng nói chế biến sâu, nhưng hỏi sâu cái gì thì chưa thấy, chỉ sàng cho sạch rồi chở đi bán.
Về việc áp dụng giá điện bao cấp cho sản xuất thép, lần đầu tiên Thủ tướng đã nhìn nhận những điều bất cập khi các nhà máy chế biến thép chủ yếu là lợi dụng giá điện bao cấp nhưng khi sản xuất ra thì lợi nhuận không tương xứng với sự bao cấp của nhà nước. Nguyên bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết nhận định của ông:
Nói chung hiện nay ông sản xuất thép chẳng qua là mua phôi về cán thôi. Công nghệ cán thật ra rất đơn giản, nếu nói giản lược thì nó chỉ là hai cái trục và một cái lò nung thôi chứ không có gì cả. Trong khi ở nước ngoài người ta ra phôi chỉ 30 đô la thì chúng ta lại làm đến 50 đô la trong đó đã hưởng điện giá thấp rồi.
Trương Đình Tuyển, BT Bộ CT
Nói chung hiện nay ông sản xuất thép chẳng qua là mua phôi về cán thôi. Công nghệ cán thật ra rất đơn giản, nếu nói giản lược thì nó chỉ là hai cái trục và một cái lò nung thôi chứ không có gì cả. Trong khi ở nước ngoài người ta ra phôi chỉ 30 đô la thì chúng ta lại làm đến 50 đô la trong đó đã hưởng điện giá thấp rồi. Chúng ta phải phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, vì đây là công nghiệp tạo ra sự gia tăng lớn so với công việc lắp ráp hiện nay. Tới đây chính phủ đang nghiên cứu một văn bản pháp lý cao hơn để khuyến khích công nghiệp này.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn Văn phòng Thủ tướng Chính phủ cũng đồng tình với nhận định của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển bà nói:
Về chiến lược hóa của Việt Nam trong thời gian tới thì rất cần có cách tiếp cận khác đi so với trước đây. Trước đây nhiều khi chỉ vì mong muốn phát triển ngành này ngành khác mà không tính tới yếu tố tiêu hao năng lượng, tiêu hao tài nguyên kể cả các đòi hỏi như phải có đường xá phải có cảng biển riêng cho những ngành đó nó cũng gây tốn kém rất nhiều và cả hệ quả về môi trường nhiều khi không tính đến đầy đủ thì cũng có thể Việt Nam sẽ hứng nhận những dự án đầu tư không sạch sẽ hay có thể nói là vừa làm tốn nhiên liệu, năng lượng mà còn tổn hại đến môi trường, tôi nghĩ Thủ tướng nêu được vấn đề như vậy là rất đúng.
Nếu chỉ nhìn một chiều con số về xuất khẩu thì có vẻ như là thành công của ngành đó nhưng thục tế đằng sau con số xuất khẩu cả tỷ đô la đó thì cũng lại là một ngành nhập khẩu rất nhiều từ bên ngoài vào nên phần giá trị gia tăng tại Việt Nam không là bao nhiêu bởi giá trị gia tăng đó dựa trên giá điện rẻ cũng như giá tài nguyên phải trả thì tôi cho nó không đáng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chú ý tới vấn đề nhập siêu của Trung Quốc, ông chỉ đạo Bộ Công thương phải điều chỉnh việc xuất nhập khẩu với nước này vì con số nhập siêu 14 tỉ mỗi năm vẫn cao nhất so với các nước và chưa năm nào giảm xuống. Bà Phạm Chi Lan chia sẻ:
Trong nhập siêu nặng nề của Việt Nam mấy năm gần đây thì phần nhập siêu của Trung Quốc là nặng nề nhất. Có những thứ thuộc về nguyên liệu hay sản phẩm trung gian mà Việt Nam không có phải nhập khẩu trong giai đoạn nhất định thì điều đó còn có thể hiểu được nhưng kéo dài tình trạng đó để nhập siêu ngày càng tăng lên thì không thể chấp nhận được.
Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc các sản phẩm thô tức là tài nguyên thiên nhiên, hoặc như hàng nông sản thì những cái đó không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho Việt Nam và vì vậy cán cân thương mại luôn nghiên về phía có lợi cho Trung Quốc.
Bà Phạm Chi Lan
Về phần xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc thì thật sự Việt Nam trước nay chưa làm tốt được như các nước ASEAN khác, thí dụ như Thái Lan, Malaysia, Philippines hay Indonesia thì cùng một hiệp định thương mại tự do chung giữa ASEAN và Trung Quốc thì các nước kia tận dụng được thị trường Trung Quốc họ làm được nhiều sản phẩm trung gian xuất sang Trung Quốc nhất là những ngành hàng điện tử hay điệm máy để rồi sau đó Trung Quốc lại xuất ra bên ngoài.
Họ tham gia theo cách đó nên có lợi hơn nhiều so với Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc các sản phẩm thô tức là tài nguyên thiên nhiên, hoặc như hàng nông sản thì những cái đó không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho Việt Nam và vì vậy cán cân thương mại luôn nghiên về phía có lợi cho Trung Quốc.
Từ việc tăng giá điện, cũng như giá xăng dầu người dân sẽ có một quảng thời gian bị biến động trong kinh tế gia đình nhất là dịp tết gần kề, tuy nhiên nếu tiếp tục bao cấp cho những tập đoàn quan trọng của đất nước nhưng hiệu quả ngày càng xuống thấp thì giải pháp toàn dân chung lưng hy sinh để cải tổ kinh tế vẫn được đa số các chuyên gia chấp nhận. Việc còn lại là chuyển đổi như thế nào và sự minh bạch đến đâu còn tùy thuộc vào theo dõi của chính phủ sau khi hội nghị kết thúc.
Theo dòng thời sự:
- Châm biếm lương nghèo điện lực 7,3 triệu
- Tăng giá điện: bất ngờ và bất bình
- Bộ Công Thương ra quyết định tăng giá điện 5%
- Làm sao để cải cách tiền lương hiệu quả?
- Bộ tài chính công bố kế hoạch tăng giá điện
- Mức lương tối thiểu được tăng lên 2 triệu đồng
- Giá điện tiếp tục tăng, điện tiếp tục thiếu, Điện lực tiếp tục than lỗ
- Việt Nam bắt đầu cúp điện luân phiên
- Bộ Tài Chánh trình Thủ tướng phương án tăng giá điện
- Việt Nam sẽ thiếu điện trầm trọng vào mùa khô 2011
- Tăng lương một thì giá cả tăng mười