Tiếp theo Hà nội, Sài Gòn kêu gọi biểu tình chống TQ cùng ngày 9 tháng 12

Hôm nay 7 tháng 12, trên một số trang mạng xuất hiện 'Thông báo về việc tổ chức mít tinh phản đối những hành động gây hấn những ngày gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc'.

0:00 / 0:00

Thông báo do 5 trong số 42 người từng ký tên trong đề nghị hồi ngày 27 tháng 7 năm nay, gửi cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh về việc để người dân tổ chức biểu tình phản đối những hành động gây hấn phi pháp của phía Trung Quốc.

Hưởng ứng

Thông báo vừa nêu được đưa ra chỉ một ngày sau khi có kêu gọi biểu tình tại Hà Nội cũng với mục đích phản đối những hành động bị cho là khiêu khích của phía Trung Quốc đối với Việt Nam.

Trong thông báo do 5 ông ký tên gồm Huỳnh Tấn Mẫm, giáo sư Tương Lai, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Lê Công Giàu và ông Lê Hiếu Đằng ký ngày 7 tháng 12.

Thông cáo nhắc lại các hành động trong thời gian gần đây của phía Trung Quốc là cho thành lập thành phố Tam Sa để quản lý cả khu vực Biển Đông rộng lớn mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền, trong đó có cả hai phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thế rồi việc cho in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân Trung Quốc; ra thông báo bắt đầu từ đầu sang năm sẽ chặn bắt mọi tàu thuyền trên Biển Đông, mà một quan chức Trung Quốc tại Hải Nam nói rõ là chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam; và mới nhất vào cuối tháng 11 vừa qua lại cho cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam.

Thông báo căn cứ vào quyền biểu tình của người dân được ghi trong hiến pháp, nên cuộc mít tinh sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn TP vào lúc 8:30 sáng ngày chủ nhật 9/12 này. Những người tổ chức đề nghị chính quyền TP có biện pháp giữ gìn an ninh trật tự cho hoạt động được nói là 'yêu nước' đó

Những người ra thông báo căn cứ vào quyền biểu tình của người

Trung Quốc cho tổ chức rầm rộ lễ ra mắt cái gọi là thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Source CRI online
Trung Quốc cho tổ chức rầm rộ lễ ra mắt cái gọi là thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Source CRI online (Source CRI online)

dân được ghi trong hiến pháp, nên cuộc mít tinh sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8:30 sáng ngày chủ nhật 9 tháng 12 này. Những người tổ chức đề nghị chính quyền thành phố có biện pháp giữ gìn an ninh trật tự cho hoạt động được nói là 'yêu nước' đó.

Thông báo kêu gọi mọi thành phần dân chúng tại thành phố cùng tham gia.

Blogger Châu Văn Thi, người từng tham gia một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn trước đây và từng bị gây cản trở, cho biết bản thân những người như anh lần này cũng có thể gặp khó khăn, tuy nhiên anh tin tưởng sẽ có nhiều người hưởng ứng lời kêu gọi:

Tôi hy vọng chính quyền lần này sẽ cho nhân dân bày tỏ sự phẩn nộ của họ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ những người như tôi, những bạn như tôi có thể sẽ bị chặn trước. Thế nhưng chính quyền có thể cho những người 'nổi tiếng' như ông Đỗ Trung Quân, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng... đến tại chỗ biểu tình. Tôi hy vọng lần này những sinh viên, học sinh khác sẽ thay thế những người cũ

Tàu Hải giám Trung Quốc tăng cường kiểm soát tuần tiểu trên biển Đông. Source CNTV
Tàu Hải giám Trung Quốc tăng cường kiểm soát tuần tiểu trên biển Đông. Source CNTV (Source ChinaTV)

biểu tình để biểu thị sự phẩn nộ trước sự táo bạo lần này của Trung Quốc.

Hành động quyết liệt

Sau khi phía Trung Quốc có những hành động như vừa nêu trên thì phía nhà cầm quyền Việt Nam cũng có lên tiếng, trao công hàm phản đối... Tuy nhiên theo nhiều người dân thì những việc làm của nhà cầm quyền Việt Nam cần phải quyết liệt hơn.

Họ vào hải phận của mình mà không ai dẹp cả. Philippines khi tàu TQ vào họ cũng đưa tàu ra đuổi; tại sao mình không đưa tàu của quân đội, của hải quân ra. Như vậy tôi cho là chính quyền VN chưa làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng

Ông Lê Hiếu Đằng, một trong năm người ký tên vào thông báo về việc tổ chức mít tinh vào ngày 9 tháng 12 này tại Sài Gòn trình bày:

Đó là cách nhìn của Nhà Nước, của lực lượng vũ trang, của công an. Thay vì đi đàn áp những người đi khiếu kiện đất đai, những dân oan một cách hung hãn như vậy thì có thể giữ vững lực lượng để chống lại việc 'cắt cáp, làm đứt cáp' của tàu cá Trung Quốc chứ. Bởi vì họ vào hải phận của mình mà không ai dẹp cả. Philippines khi tàu Trung Quốc vào họ cũng đưa tàu ra đuổi; tại sao mình không đưa tàu của quân đội, của hải quân ra. Như vậy tôi cho là chính quyền Việt Nam chưa làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam. Sắp tới Nhà Nước Việt Nam cần phải tăng cường việc này.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sau khi có tin Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu

Hàng đoàn tàu cá TQ thường xuyên hoạt động đánh bắt cá ngay trong phạm vi lãnh hải Việt Nam. Source Sina.com
Hàng đoàn tàu cá TQ thường xuyên hoạt động đánh bắt cá ngay trong phạm vi lãnh hải Việt Nam. Source Sina.com (Source Sina.com)

công dân, đưa ra những công việc cần phải làm trước những hoạt động gây hấn của phía Trung Quốc như lâu nay:

Khi mà Trung Quốc đã thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, mà bây giờ họ qui hoạch rất qui mô; trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Nay họ hợp pháp hóa trên hộ chiếu; đó là một hành động hết sức nham hiểm- không thể không quyết liệt lên án và đòi hỏi mỗi một người Việt Nam đừng bị mơ hồ tin vào những lời nói 'bịp bợm' của giới cầm quyền Trung Quốc, mà phải thấy rõ bộ mặt thật, nham hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc.

Trung Quốc đã thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, mà bây giờ họ qui hoạch rất qui mô; trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Nay họ hợp pháp hóa trên hộ chiếu; đó là một hành động hết sức nham hiểm

Giáo sư Tương Lai

Vừa qua, khi phát hiện hộ chiếu lưỡi bò đã có lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, rồi trao công hàm phản đối với đại sứ quán Trung Quốc... Những việc làm đó là cần thiết và chúng tôi muốn hỗ trợ cho những việc làm đó; đồng thời chúng tôi đòi hỏi thái độ quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn của Nhà cầm quyền Việt Nam đối với hành động nham hiểm và xâm lược và lừa bịp nữa của giới cầm quyền Trung Quốc. Đừng để nuôi một 'ảo tưởng' trong dân vì một khi khởi động được sức mạnh của tinh thần dân tộc; đó là một động lực rất lớn để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ông Lê Hiếu Đằng nêu ra những biện pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam cần thực hiện lúc này khi mà thực lực của Việt Nam về mặt kinh tế cũng như quân sự còn yếu so với Trung Quốc.

Nền kinh tế chưa cho phép bỏ tiền ra mua những trang thiết bị tối tân được; nhưng bây giờ chúng ta phải sử dụng thế quốc tế hiện nay, sự đoàn kết trong khu vực. Các nước phẩn nộ trước hành động gây hấn của Trung Quốc thì mình phải liên kết với họ. Hơn nữa phải dựa vào lòng dân. Nói thật ra, chiến tranh, đụng độ quân sự hiện nay không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm đâu. Tình hình quốc tế hiện nay không cho phép họ đi làm những việc như vậy. Còn chúng ta chuẩn bị lực lượng quân sự, nếu trong trường hợp có đụng độ cục bộ thì chúng ta đủ sức đối phó lại như năm 79 chẳng hạn. Lúc đó rất bất ngờ nhưng chúng ta vẫn có thể đánh đuổi họ.

Blogeer Châu Văn Thi cho rằng những biện pháp của phía Việt Nam lâu nay là thụ động, do đó cần phải có cách thức chủ động hơn:

Tôi nghĩ họ phải chủ động hơn đối với những âm mưu của Trung Quốc; chứ không phải đến khi Trung Quốc xông vào cắt cáp... rồi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng, trao công hàm... Tôi thấy đó là sự phản ứng thụ động.

Một số người biết được thông tin có biểu tình tại hai thành phố Hà Nội và Sài gòn vào chủ nhật 9 tháng 12 này cho biết sẽ tham gia nhằm biểu tỏ thái độ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước như điều mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập đến trong cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng hồi ngày 4 tháng 12 vừa qua.

Theo dòng thời sự: