Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang

Hồi năm 2005, nhà cầm quyền Việt Nam áp lực Indonesia, và cả Malaysia, đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Galang và Bidong.

Nay, theo báo Jakarta Post của Indonesia, Hà Nội lại áp lực Jakarta đóng cửa trại Galang, di tích tỵ nạn cuối cùng của Cộng đồng người Việt hải ngọai.

Báo Jakarta Post số ra hôm 30 tháng 7 vừa rồi trích dẫn lời Phát ngôn viên Cơ quan Phát triển Công nghệ Batam, ông Dwi Djoko Wiwoho cho biết khu trại tỵ nạn cũ Galang, nơi tá túc của hàng trăm ngàn thuyền nhân VN ngày nào và hiện là một địa điểm thu hút du khách trong và ngòai nước Indonesia, đã bị nhà cầm quyền VN công kích.

Viên chức này nói thêm rằng việc phơi bày nơi ấy ra công chúng chẳng khác nào “vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam CS”, mặc dù bà Nada Faza Soraya, Chánh sự vụ Phòng Thương mại tại quần đảo Batam bao gồm đảo Galang, được tờ Jakarta Post trích dẫn khẳng định rằng các công ty du lịch tại Batam không có ý định khai thác “quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam”.

Và bà Nada mong muốn tất cả các bên liên hệ - ám chỉ có cả Việt Nam – hãy công nhận lợi ích quan trọng của trại tỵ nạn cũ Galang này.

Cái gai của chế độ?

Trước tin Việt Nam lại áp lực Indonesia đóng cửa khu di tích lịch sử, nơi được coi là bến bờ tự do bước đầu của khỏang 250 ngàn người tỵ nạn, dư luận thuyền nhân Việt Nam phản ứng mạnh mẽ. Tại Âu Châu – ở Vương Quốc Bỉ, cựu thuyền nhân, ông Nguyễn Đức Huấn, cho biết:

Th ật ra nghe tin này ai cũng b ất mãn. Đ ối v ới CSVN, chúng ta đã th ấy t ội ác c ủa h ọ quá nhi ều. Cho nên m ột trong nh ững ch ứng tích còn sót l ại là nh ững gì mà nhà c ầm quy ền CSVN tìm m ọi cách đ ể xóa b ỏ nh ững tàn tích, di tích đó đi.

Các thuy ền nhân Vi ệt Nam đã li ều mình, b ỏ t ất c ả tài s ản, nh ất là sinh m ạng quý báu c ủa h ọ, đ ể ra đi. Và ch ắc ch ắn là h ọ mu ốn l ưu ni ệm cho con cháu nh ững ch ứng tích ấy. Nh ưng nhà c ầm quy ền CSVN th ấy đây là cái gai tr ước m ắt cũng nh ư là b ằng ch ứng t ội ác c ủa h ọ.

Tại Hoa Kỳ, một cựu thuyền nhân khác, ông Lưu Thành ở California nhận xét:

"Chuy ện này h ết s ức vô nhân đ ạo, vì m ồ m ả c ủa nh ững ng ười đi tìm t ự do không may n ằm l ại r ất đáng k ỷ ni ệm. Nhi ều khi gia đình nào cũng đ ều b ị thi ệt h ại trong chuy ến đi: Có ng ười thì con ch ết, ng ười thì v ợ ch ết, th ậm chí có tr ường h ợp ch ết c ả gia đình. Thì chuy ện t ưởng ni ệm thuy ền nhân là vi ệc nên làm, và là chuy ện đ ương nhiên r ồi. Bây gi ờ Vi ệt Nam không cho t ưởng ni ệm đó là quá vô nhân đ ạo. Không th ể t ưởng t ượng đ ược m ột ch ế đ ộ vô nhân nh ư v ậy."

Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do mới đây, ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trụ sở tại Úc cho biết:

"Qua hai s ự ki ện x ảy ra cách nay m ột kho ảng th ời gian là b ốn năm, chúng ta có th ể kh ẳng đ ịnh m ột cách rõ ràng là: Ngày hôm nay Hà N ội đang chiêu d ụ th ế h ệ th ứ hai, th ế h ệ th ứ ba, th ế h ệ con cháu c ủa chúng ta tr ở v ề n ước đ ể nhìn th ấy b ộ m ặt phát tri ển ph ồn vinh gi ả t ạo ngày hôm nay c ủa Vi ệt nam. T ức là mu ốn cho các cháu th ấy đ ược xã h ội Vi ệt nam là t ốt đ ẹp, xã h ội ch ủ nghĩa t ốt đ ẹp, trong quá kh ứ hoàn toàn chăm lo cho phúc l ợi c ủa dân chúng.

H ọ mu ốn xóa s ổ t ất c ả nh ững gì có tính ch ất t ội ác c ủa C ộng s ản m ặc dù các di tích t ị n ạn này không ph ải là l ớn, n ằm ở hoang đ ảo xa xôi, nh ưng h ọ cũng ph ải tìm cách ti ếp c ận t ới n ơi đ ể r ửa s ạch nh ững d ấu v ết t ội l ỗi này".

Khúc ruột ngàn dặm…

Việc nhà cầm quyền Việt Nam áp lực đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân ở Galang và Bidong, và nay muốn xóa sổ di tích lịch sử cuối cùng của người tỵ nạn Việt Nam tại Đông Nam Á, khiến người ta không khỏi liên tưởng tới thân phận của “khúc ruột ngàn dậm” của đảng và nhà nước Việt Nam.

Ngược dòng thời gian trở về mấy thấp niên trước, những ai trong nước rời bỏ “thiêng đường cộng sản” qua con đường vượt biên nhưng bất thành khiến phải vào tù hẳn không quên cán bộ trại giam gọi họ là “kẻ vượt biên phản quốc”, “bọn lười biếng”, “những kẻ ham mê bơ thừa sửa cặn của Đế Quốc Mỹ”…

Rồi khi nền kinh tế chỉ huy của cộng sản VN bên bờ vực thẳm, phải nhanh chóng cứu vãn theo chiều hướng thị trường và mở ngỏ với tư bản bên ngòai, nhất là cần phải o bế người Việt tỵ nạn ở hải ngọai để thu hút nguồn kiều hối càng nhiều càng tốt , thì “những kẻ vượt biên phản quốc” ngày nào ấy lại trở thành “khúc ruột ngàn dặm” của Đảng CS và Nhà nước Việt Nam.

Nhưng liệu “khúc ruột ngàn dặm” có được chiếu cố thực tâm không, hay chỉ là… khúc ruột thừa, khi nhà cầm quyền Việt Nam một mặt kêu gọi người Việt tỵ nạn – những cựu thuyền nhân – để lại quá khứ sau lưng và hướng về tương lai cho sự hưng thịnh của quê hương đất nước, nhưng mặt khác lại áp lực Kuala Lumpur và Jakarta đập phá 2 bia tưởng niệm thuyền nhân trên các đảo Bidong và Galang hồi năm 2005?

Rồi nay Việt nam lại áp lực Indonesia đóng cửa trại tỵ nạn cũ của người Việt tại Galang, nơi mà bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự vụ Phòng Thương mại Batam tin là “địa điểm hòan tòan có giá trị lịch sử và nhân đạo”.