Cái chết nhiều uẩn khúc của một người đi khiếu kiện

Dư luận tiếp tục quan tâm đến cái chết của một cụ bà từ Thanh Hóa lên Hà Nội khiếu kiện

0:00 / 0:00

Thông tin trái chiều về cái chết

Ngay trong ngày xảy ra cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung, Thông tấn xã Việt Nam và một số báo chí trong nước đã có tin ngay về vụ việc đó. Theo cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Việt Nam thì bà Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, quê tại thôn 6, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tử vong tại Vườn Hoa Lý Tự Trọng, thuộc phường Tây Hồ, Hà Nội.

Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam bác bỏ tin nói cụ bà Hà Thị Nhung bị tử vong sau khi có xô xát với lực lượng công an bảo vệ. Thông tấn xã Việt Nam trích lời của công an Hà Nội khẳng định cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung là vì tuổi cao và bà này bị cảm.

Truyền thông nhà nước cho biết vào tối cùng ngày, thi hài của bà Hà Thị Nhung đã được đưa về quê nhà để mai tang.

Không biết cái xốc nách của người ta có ý đồ 'bấm huyệt' thế nào. Mổ tử thi thì người ta không cho người nhà biết thì làm sao giám định thế nào. Hôm qua họ quay hình ảnh cho rằng bà này chết rét

bà Vũ Thị Thuận

Trước tin mà thông tấn xã Việt Nam đưa ra như thế, bà Vũ Thị Thuận, một dân oan khiếu kiện Ninh Bình và lâu nay cũng lưu lại tại khu vực Vườn Hoa Lý Tự Trọng để dễ dàng đến tại các cơ quan trung ương yêu cầu giải quyết cho vụ việc của gia đình, cho biết nhận định như sau:

Hôm qua có hai bà Yên Bái đã có trả lời phỏng vấn. Hai bà này chứng kiến từ ngoài đường: bà cụ đưa khẩu hiệu và hát bài vè ‘Thủ tướng ơi tôi đi chiến đấu giành lại độc lập tự do cho nước nhà, tôi về có cái chính sách mà chủ tịch Thanh Hóa cũng cướp của tôi đi…’ Lúc đó tại ngã ba Quán Thánh đông người dân, có hai dân vệ xốc nách và đẩy bà vào chỗ đó. Bà ngồi xuống đó và từ từ ngã ra.

Không biết cái xốc nách của người ta có ý đồ ‘bấm huyệt’ thế nào. Mổ tử thi thì người ta không cho người nhà biết thì làm sao giám định thế nào. Hôm qua họ quay hình ảnh cho rằng bà này chết rét, với lại chết đó. Nhưng làm sao biết được nếu người ta dựng hiện trường giả, và lấy người khác vào làm chứng. Thực tế hai bà Yên Bái nói thẳng họ chứng kiến từ đầu đến đuôi; nếu phường Thụy Khuê muốn gọi vào làm chứng thì phải có giấy mời. Nhưng phường không cho hai người đó làm chứng mà cho một cụ bà ở Bình Dương không biết gì làm chứng. Tất cả những gì mà báo nói là bịa đặt hết.

Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam, thì cụ bà Hà Thị Nhung cách đây vài tuần có đến trụ sở tiếp công dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm tại Hà Nội để gửi đơn khiếu nại đòi giài quyết chế độ hưu trí cán bộ Hợp tác xã Xuân Thành. Cơ quan chức năng đã vào sổ tiếp nhận để giải quyết.

Chúng tôi liên lạc với trưởng phòng Lao động- Thương binh Xã hội huyện Thọ Xuân để hỏi thăm thông tin về việc khiếu nại chế độ chính sách của cụ bà Hà Thị Nhung. Trưởng phòng Lê thị Huệ lúc đầu từ chối nói không biết gì về trường hợp đó; nhưng sau lại nói đã có trả lời, và cuối cùng thì nói phải gặp phó chủ tịch huyện phụ trách vụ việc này là ông Hoàng Lộc Ninh.

Không thuộc đối tượng phòng quản lý nên không biết được. Cũng có nghe nói bà đi kiện về chế độ hưu xã, đã giải trình và có trả lời rồi; hãy hỏi anh Ninh.

Nhưng phường không cho hai người đó làm chứng mà cho một cụ bà ở Bình Dương không biết gì làm chứng. Tất cả những gì mà báo nói là bịa đặt hết

bà Vũ Thị Thuận

Chúng tôi liên lạc với ông Hoàng Lộc Ninh nhưng điện thoại reo mà không có trả lời.

Dân oan tỏ lòng với người thiệt mạng

Một ngày sau khi xảy ra cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung, nhiều người lâu nay cũng có cùng cảnh ngộ oan ức phải lên Hà Nội khiếu kiện dai dẳng đã theo phong tục của người Việt Nam là thắp hương, cúng lễ cho người đã khuất.

Bà Vũ thị Thuận cho biết sự việc đó và phản ứng của cơ quan chức năng như sau:

Từ hôm qua đến nay chúng tôi ra thắp hương, hoa quả thì họ hốt ba lần rồi. Sáng nay ra thắp hương thì họ lại hốt đổ xuống Hồ Tây. Bây giờ chúng tôi lại sắp hoa quả, lại thắp hương. Bà con Dương Nội cũng ra thắp hương. Họ cũng đang quyên góp tiền của bà con để vào chia buồn với gia đình bà.

Quyết kiện đến cùng, nhưng không để bị cơ quan chức năng gây hại

Bản thân là một người phải đi khiếu kiện suốt tám năm qua, bà Vũ Thị Thuận cho biết có được một số kinh nghiệm để đối phó với lực lượng theo dõi những người khiếu kiện:

Giả sử người ta đến gây với mình mà mình nói gì thì người ta đưa từ chuyện nọ sang chuyện kia; họ người ta đủn nhẹ mình rồi mình xô đẩy với người ta thì họ cho là mình 'đánh người thi hành công vụ'. Điều đó xảy ra quá nhiều

bà Vũ Thị Thuận

Giả sử người ta đến gây với mình mà mình nói gì thì người ta đưa từ chuyện nọ sang chuyện kia; họ người ta đủn nhẹ mình rồi mình xô đẩy với người ta thì họ cho là mình ‘đánh người thi hành công vụ’. Điều đó xảy ra quá nhiều nên rút kinh nghiệm chúng tôi phải tránh xa…. Mình mà sơ xuất ra là họ đưa mình vào tròng. Hay ban đêm họ đưa mình vào con đường không thể đi khiếu kiện được…

Dù có nhiều trở ngại bị xua đuổi, bắt bớ, thu vứt mọi vật dụng cá nhân, phài sống cảnh màn trời chiếu đất; thậm chí bị đánh đập và bắt đưa vào trại cải tạo…; nhưng bà Vũ Thị Thuận nói lên tâm tư của những người bị oan ức như bà là phải đòi hỏi đến cùng những quyền lợi bị tước đi một cách bất công lâu nay:

Sợ vì mình phải cảnh giác, chứ đi đòi hỏi thì chúng tôi không sợ.

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Đặng Hùng Võ chỉ mới tuần rồi sau cuộc đối thoại với người dân Văn Giang bị thu hồi đất trái luật thừa nhận có đến 3000 văn bản trình ký sai như thế.

Nhiều người dân nói rõ khi họ làm sai luật thì bị cơ quan chức năng xử phạt theo luật; trong khi đó thì chính quyền làm sai đẩy biết bao người vào những thảm cảnh mà đến nỗi có người phải mất mạng vì những sai trái như thế.

Theo dòng thời sự: