Bắt giữ người tố cáo để bảo vệ uy tín?

Trưa ngày 2-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã chính thức bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương vì tội đưa hối lộ để giải quyết vi phạm giao thông trái quy định.

0:00 / 0:00

Việc bắt giam nảy sinh nhiều vấn đề khiến cả trong và ngoài nước quan tâm. Mặc Lâm có thêm chi tiết chung quanh vụ bắt giữ này.

Đã bốn ngày trôi qua kể từ khi nhà báo Hoàng Khương bị bắt dư luận vẫn tiếp tục lên tiếng về trường hợp một nhà báo có các bài viết tố cáo sự hối lộ công khai của cảnh sát giao thông nay lại bị bắt và cáo buộc tội đưa hối lộ cho cảnh sát. Báo chí chính thức không lên tiếng nhiều nhưng các nhà báo tự do, các blogger và những cơ quan truyền thông quốc tế lại chú ý hết mức về trường hợp này.

Hiểm nguy của một nhà báo nội chính

Báo Tuổi Trẻ là nơi Hoàng Khương công tác trong khối nội chính. Nhà báo làm việc trong khối này được yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn phải cao vì luôn tiếp xúc với công an, quân đội, tòa án, viện kiểm sát cũng nhưng các lĩnh vực mà tính pháp lý luôn nằm ở hàng đầu. Khối nội chính được xem là quan trọng bậc nhất vì các phóng sự điều tra của nó luôn dính tới những vụ chống tiêu cực, có nghĩa là đụng chạm trực tiếp tới các thế lực liên kết với nhau vì lợi ích riêng của chúng.

Khối nội chính chịu trách nhiệm bởi một biên tập viên riêng và bài được đăng hay không phải qua bộ lọc này.

Những bài báo của Hoàng Khương xuất hiện liên tục và được độc giả theo dõi hàng ngày cũng có nghĩa tính pháp lý của chúng không có gì đáng bàn cãi. Câu hỏi đặt ra: khi nhà báo Hoàng Khương bị bắt thì Tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ có liên đới trách nhiện hay không? Nếu có thì tại sao Tuổi Trẻ không hề lên tiếng để xác minh việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt là sai trái? Câu hỏi được nhà báo Bùi Chí Vinh, một cây viết cho tờ Tuổi Trẻ từ những ngày đầu tiên cho biết:

<i>Các Tổng biên tập của Việt Nam bây giờ là vậy. Tất nhiên là phải qua hệ thống kiểm duyệt của hệ thống đảng trong tờ báo và cả sếp, cả Tổng biên tập tờ báo là cao nhất nhưng khi mà họ duyệt thì trách nhiệm cao nhất là của Tổng biên tập và của các sếp nhưng khi xảy ra tai họa thì cái người viết bài đó phải chịu tế thần, chịu trách nhiệm.</i> <br/>

Cơ quan điều tra khám xét nhà của phóng viên Hoàng Khương - Ảnh: D.Đ.M báo Thanh Niên
Cơ quan điều tra khám xét nhà của phóng viên Hoàng Khương - Ảnh: D.Đ.M báo Thanh Niên (Ảnh: D.Đ.M báo Thanh Niên)

Các Tổng biên tập của Việt Nam bây giờ là vậy. Tất nhiên là phải qua hệ thống kiểm duyệt của hệ thống đảng trong tờ báo và cả sếp, cả Tổng biên tập tờ báo là cao nhất nhưng khi mà họ duyệt thì trách nhiệm cao nhất là của Tổng biên tập và của các sếp nhưng khi xảy ra tai họa thì cái người viết bài đó phải chịu tế thần, chịu trách nhiệm.

Không riêng gì báo chí mà mọi ngành nghề khác đều như vậy. Tế thần xảy ra thường xuyên. Mấy ngày nay chính báo Tuổi Trẻ đã đưa tin phóng viên Hoàng Khương là phạm pháp! Họ đã mặc định, đã công nhận sự phạm pháp đó luôn. Điều này rất mâu thuẫn và khó hiểu của một tờ báo lớn.

Cán bộ đi tù vì Hoàng Khương

Nhà báo Hoàng Khương trong ba năm qua được đồng nghiệp nể phục vì đã khui ra hơn 40 vụ cảnh sát giao thông nhận hối lộ, và tất cả những bài báo này được người dân đánh giá cao vì tính chất mạo hiểm, gan dạ của nó khi tiếp cận hiện trường và thu lại tất cả những hình ảnh, âm thanh của kẻ phạm tội. Hàng chục cán bộ, cảnh sát đã bị sa thải hay tống giam vì những bằng chứng không thể chối cãi do Hoàng Khương đưa ra.

Thế nhưng anh lại bị bắt từ cách làm việc quen thuộc của mình.

Hai sự kiện một vấn đề

Việc bắt giữ nhà báo Hoàng Khương khiến người ta không khỏi liên tưởng tới hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trước đây. Vào tháng 5 năm 2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên, và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ cùng với hai sĩ quan Công an cao cấp bị bắt về tội danh ''Cố ý làm lộ bí mật công tác và lợi dụng các quyền tự do dân chủ trong vụ điều tra tham nhũng tại cơ quan PMU 18”.

<i>Không riêng gì báo chí mà mọi ngành nghề khác đều như vậy. Tế thần xảy ra thường xuyên. Mấy ngày nay chính báo Tuổi Trẻ đã đưa tin phóng viên Hoàng Khương là phạm pháp! Họ đã mặc định, đã công nhận sự phạm pháp đó luôn. Điều này rất mâu thuẫn và khó hiểu của một tờ báo lớn.</i>

Ban đầu khi hai nhà báo này loan tải những bằng chứng không thể chối cãi của nhiều quan chức cao cấp trong vụ PMU 18 thì chính quyền đã tuyên dương hai anh và hàng loạt vụ bắt giam cán bộ sai phạm xảy ra. Thế nhưng khi vụ việc lan rộng quá sức kiểm soát của chính phủ thì một tòa án được triệu tập nhằm chấm dứt các bài báo không có lợi cho uy tín của chính quyền.

Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải là hai vật tế thần để bảo toàn uy tín đó.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam. Photo AFP
Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam. Photo AFP (Photo AFP)

Việc bắt giữ nhà báo Hoàng Khương gần đây cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhà nước không muốn người dân thấy sự tha hóa trong hệ thống, mặc dù có thấy mới sửa chữa được những tha hóa đó. Chống tham nhũng sẽ dẫn tới những bức tranh nhám nhúa nhưng mức độ nhìn nhận sự việc và chấp nhận sự lên án của người dân tới đâu sẽ là thước đo quyết tâm của chính phủ. Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết quan điểm của bà về việc này:

Qua việc bắt giam nhà báo Hoàng Khương thì tôi nghĩ rằng đây không phải là việc bảo vệ chế độ mà đang cầm dao tự chặt chân mình, nếu ai đó nghĩ rằng đây là việc bảo vệ chế độ. Điều này gây bất bình rất lớn trong giới nhà báo cũng như trong dân chúng. Vấn đề là mọi người có dám nói ra hay không mà thôi. Nếu việc bắt một người gài bẫy công an để tác nghiệp như vậy với mục đích đưa ra ánh sáng toàn bộ thực trạng đáng ghê tởm là nạn mãi lộ đang rất kinh khủng tại Việt Nam

Nạn mãi lộ thì cũng chỉ là một trong các vấn đề tham nhũng và sự mất nhân cách của những người hành nghề thôi, thế nhưng đấy là nơi dễ tấn công vào nhất mà người ta thấy hàng ngày. Tôi nghĩ Hoàng Khương là một nhà báo dũng cảm vì làm những việc như thế thì rất khó khăn.
Vài năm nay thể loại phóng sự điều tra gần như chết ở một số tờ báo vì nhà báo không được bảo vệ. Nhiều khi những người có quyền lực thì lại đứng về phía những người làm sai. Vì vậy những người như Hoàng Khương rất dũng cảm và đáng được tôn vinh.

<i>Qua việc bắt giam nhà báo Hoàng Khương thì tôi nghĩ rằng đây không phải là việc bảo vệ chế độ mà đang cầm dao tự chặt chân mình, nếu ai đó nghĩ rằng đây là việc bảo vệ chế độ. Điều này gây bất bình rất lớn trong giới nhà báo cũng như trong dân chúng.</i> <br/>

Tranh cãi pháp lý

Vấn đề pháp lý khi bắt giữ nhà báo Hoàng Khương cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Liệu việc gài bẫy để đưa hối lộ của một nhà báo có giống với việc công an chấp nhận hóa thân thành những kẻ buôn ma túy để bắt chúng hay không? Nhà văn Võ Thị Hảo có những so sánh rất đáng suy nghĩ:

Những người công an mà họ trà trộn vào đường giây ma túy thì sao? Họ đã giả người buôn ma túy để bắt ma túy. Họ giả cướp để bắt cướp thế họ có bị khởi tố không? Nếu cứ làm như thế này thì tôi nghĩ đây là sự tận diệt xã hội Việt Nam. Sẽ đi tới điều đó là vì sự tử tế không còn chỗ đứng.

<i>Những người công an mà họ trà trộn vào đường giây ma túy thì sao? Họ đã giả người buôn ma túy để bắt ma túy. Họ giả cướp để bắt cướp thế họ có bị khởi tố không? Nếu cứ làm như thế này thì tôi nghĩ đây là sự tận diệt xã hội Việt Nam. Sẽ đi tới điều đó là vì sự tử tế không còn chỗ đứng.</i> <br/>


Trước 1985 thì Bộ luật hình sự chỉ phạt những người nhận hối lộ thôi, nhưng sau 1985 thì Bộ luật hình sự sửa đổi người đưa hối lộ cũng bị tội như thế là hoàn toàn triệt tiêu chống tham nhũng. Điều đó hoàn toàn sai và đó là bức tường thành không thể vượt qua dù lãnh đạo đảng và nhà nước có kêu gọi đến đâu thì những người có thực lòng chống tham nhũng cũng không thể vượt qua cái tường thành ấy được.

Người đưa hối lộ là nạn nhân. Trong cái tương quan giữa người đưa và người nhận hối lộ thì người đưa vẫn là nạn nhân. Bởi vậy nếu trừng phạt những người đưa hối lộ thì hãy tuyên bố một câu rằng là chúng tôi bảo vệ tham nhũng, chúng tôi chống những người chống tham nhũng. Các nhà làm luật Việt Nam cần phải để ý điều này và nếu có lương tâm thì phải sửa đổi ngay cái Bộ luật hình sự ấy.

Khi uy tín bị ngộ nhận

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tổ chức quốc tế lên án việc làm này của chính phủ Việt Nam. Tổ chức “Phóng viên không biên giới” không thể nói là không hiểu luật pháp quốc tế có cho phép phóng viên gài bẫy để viết phóng sự điều tra về các vụ tham nhũng hay không; khi tổ chức này lên tiếng yêu cầu Việt Nam thả ngay nhà báo Hoàng Khương vì việc làm của nhà báo này hoàn toàn vì nghề nghiệp.

Không những kêu gọi trả tự do ngay cho Hoàng Khương, "Phóng viên không biên giới" còn khẳng định chính phủ Việt Nam phải nên đánh giá đây là một lợi ích chung trong việc phát hiện tham nhũng thông qua cách điều tra của phóng viên này.<br/>

Không những kêu gọi trả tự do ngay cho Hoàng Khương, “Phóng viên không biên giới” còn khẳng định chính phủ Việt Nam phải nên đánh giá đây là một lợi ích chung trong việc phát hiện tham nhũng thông qua cách điều tra của phóng viên này.

Dư luận trong và ngoài nước đang chú ý và đặt câu hỏi có phải nhà nước thông qua việc bắt giữ này để đe dọa toàn xã hội về uy quyền của mình hay còn một lý do khác là không muốn khuôn mặt của chính phủ trở nên hoen ố khi có quá nhiều vụ mãi lộ bị phát hiện như PMU 18 trước đây?

Nhiều bài viết của trí thức cho rằng bảo vệ uy tín cho chế độ không thể bằng cách bịt miệng nhà báo hay che mắt người dân. Cách hay nhất nhưng cũng đau đớn nhất là chấp nhận sự thật để rồi chỉnh đốn nó như Đảng đang kêu gọi chỉnh đốn. Làm ngược lại với quy trình này không khác gì lấy tờ giấy mỏng manh để che ánh lửa đang hừng hực cháy trong lòng xã hội hiện nay.

Theo dòng thời sự: