Những sinh viên này hiện đang theo học tại Hoa Kỳ trên dưới một năm, có du sinh chỉ vừa đến chưa đầy nửa năm, bắt đầu học kỳ đầu tiên.
Hồng Nhung, một du học sinh đến từ Sài Gòn thẳng thắn nhận xét về báo chí trong nước mà theo cô chỉ đọc cho vui chứ không có niềm tin về tính xác thực:
“Thôi bây giờ em hết tin rồi, bây giờ em chắc chỉ tin 25% quá hà. Em mới vừa coi báo tuổi trẻ để coi nó viết như thế nào. Nhưng mà không có tin nổi, cũng không có tin mấy. Chỉ biết đọc cho vui vậy thôi.”
Tính xác thực của truyền thông, báo chí luôn là yếu tố then chốt để thu hút người đọc và khán thính giả. Nhung cũng cho biết cô không còn hứng thú với báo chí trong nước vì đó không phải là cơ quan truyền thông độc lập mà bị chỉ đạo:
Tính xác thực của truyền thông, báo chí luôn là yếu tố then chốt để thu hút người đọc và khán thính giả.
“Tin trong nước thì em không bao giờ muốn nghe vì nó quá hình thức. Có nghĩa là chan lắm, nghe bản tin nó chán, nó không có gì xác thực. Bây giờ em có thể khẳng định luôn là nó có sự chỉ đạo hết rồi, chỉ là hình thức bên ngoài.
Truyền thông báo chí bên này, Việt Nam của mình thôi chứ không nói của Mỹ rất là xác thực và rất là đáng tin.”
Những khác biệt
Trong thời gian qua, mỗi khi những vị đứng đầu nhà nước, chính phủ VN viếng thăm Hoa Kỳ, đông đảo người Việt khắp nơi tập trung lại để tổ chức biểu tình. Nhưng Thủy Tiên cho biết cô không hề hay biết gì vì báo chí trong nước không loan tải:
“Lúc ở Việt Nam em không có biết mấy chuyện là thủ tướng của mình qua đây bị biểu tình như vậy đó. Vì báo chí không có đăng. Qua đây nhìn thấy cũng buồn thiệt, cùng là người Việt Nam với người Việt Nam mà như vậy. Nhưng mà mỗi người có lí do của họ để làm việc đó nên mình không có trách họ được.”
Hồng Nhung du học sang Hoa Kỳ trước Thủy Tiên nửa năm nên có vẻ biết nhiều hơn, mà cô đã bậc cười khi trao đổi với bạn bè đang sinh sống tại VN về những tin tức mà báo chí trong nước đăng tải. Từ đó Nhung khẳng định người dân trong nước không thể hiểu rõ ràng vì bị báo chí che lấp:
“ Em cũng kể bạn bè của em là Nguyễn Minh Triết qua đây bị biểu tình quá trời, còn bên VN như thế nào? Bên Việt Nam khen là Nguyễn Minh Triết qua đây thành công. Rồi, em không còn muốn tin gì nữa, thành công hả, thành công đi cửa sau luôn chứ thành công, làm em buồn cười. Người sống ở VN, cho dù giới trẻ cũng không hiểu. Báo chí VN che lấp, không đúng lại còn không được tự do ngôn luận, không được nó gì hết.”
Về quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân, Thủy Tiên thừa nhận có sự khác biệt rõ ràng giữa VN và Hoa Kỳ. Nhưng theo cô quyền được nói tùy thuộc vào từng chế độ của mỗi quốc gia:
Vì bên đây là nước tự do nên họ có thể nói những gì họ nghĩ mà không có sợ, giống như họ vẫn giễu cợt Obama và Jonh McCain. Tùy theo chế độ của mỗi nước chứ mình không thể bắt VN được nói tự do được. Vì VN theo chế độ khác, Mỹ theo chế độ khác.
Thủy Tiên
“ Vì bên đây là nước tự do nên họ có thể nói những gì họ nghĩ mà không có sợ, giống như họ vẫn giễu cợt Obama và Jonh McCain. Tùy theo chế độ của mỗi nước chứ mình không thể bắt VN được nói tự do được. Vì VN theo chế độ khác, Mỹ theo chế độ khác. Tại vì đất nước VN là đất nước cộng sản.”
Quyền tự do ngôn luận?
Nhiều người bất đồng chính kiến trong nước đã bị bắt giam vì chính quyền VN cho rằng họ vi phạm pháp luật. Các du học sinh cũng có những có những đánh giá về vấn đề này.
Với Thu Minh thì việc giam giữ những người nêu lên những ý kiến cá nhân đã thể hiện sự độc đoán của các nhà lãnh đạo:
“ Như em biết cũng có nhiều người VN cố gằng trình bày những điều thực chất mà họ muốn thể hiện. Nhưng khi họ thể hiện thì bị những người lãnh đạo trong đất nước triệt tiêu đi những vấn đề xấu mà họ không muốn trình bày.
Trong lòng mọi người VN thì luôn muốn đất nươc của mình có những cải thiện tốt đẹp, để cải cách, để cho mọi người dân hiểu rõ về tình trạng của đất nước. Nhưng những người lãnh đạo thì có ý nghĩ quá độc đoán, họ chỉ muốn giữ thể diện của họ, đâm ra họ che đậy báo chí làm cho báo chí đâm ra sợ, nên họ không thể trình bày ý muốn của họ. Những người lãnh đạo rất coi trọng nhân phẩm của họ nhưng họ không nghĩ đến lợi ích của đất nước.”
Khi được hỏi về việc chính quyền VN bắt giam cũng như thu hồi thẻ nhà báo của một số phóng viên, nhà báo của nhiều tờ báo có tiếng tại VN trong thời gian qua. Thu Minh cho đó là hành động quá tàn nhẫn:
“Em nghĩ điều đó cũng rất là tàn nhẫn với những nhà báo, bởi vì họ chỉ là người đi tìm thông tin, lấy những thông tin sự thật. Bây giờ nếu họ mất thẻ nhà báo thì cũng tổn hại đến việc làm của họ. Không những là nhân phẩm mà còn gây xích mích giữa báo chí và ngành chính trị của VN.”
Không có được bắt bớ ngăn cấm người ta, nói lên ý kiến của mình. Mọi người có ý kiến góp phần thay đổi đất nước tốt thôi, đâu phải là phản động chống đối hay là này nọ đâu.
Hồng Nhung
Hiến pháp, pháp luật Việt Nam nêu rõ người dân có đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.Vì thế Hồng Nhung không chấp nhận việc chính quyền cấm cản hay bắt bớ những người nói lên ý kiến của mình:
“Không có được bắt bớ ngăn cấm người ta, nói lên ý kiến của mình. Mọi người có ý kiến góp phần thay đổi đất nước tốt thôi, đâu phải là phản động chống đối hay là này nọ đâu.”
Tiến bộ của báo chí Việt Nam
Một cách nhìn có phần trái ngược với ý kiến của Hồng Nhung, Thu Minh và Thủy Tiên. Mai Hồng cho rằng báo chí trong nước trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng để ngăn chặn tham nhũng và làm sáng tỏ nhiều vấn đề:
“ Theo em khách quan mà nói thì trong những năm gần đây báo chí cũng có tiến bộ rất là nhiều, chẳng hạn như những vụ tham nhũng lớn thì cũng bị phanh phui như những ông này bà kia, đảng viên cấp cao cũng bị đăng lên báo.
Cũng nhờ đó mà báo chí cũng làm cho người ta sợ một chút, nên ít nhiều cũng ngăn chặn bớt nạn tham nhũng. Còn sự ảnh hưởng của chính quyền vào báo chí cũng khó mà tránh khỏi.”