Những khó khăn của Đại học ngoài công lập

Mới đây Sở Nội vụ tỉnh Nam Định đã ra văn thư cho biết nhà nước sẽ không thu nhận những sinh viên tốt nghiệp tại chức hay từ các đại học tư nhân vào làm việc theo biên chế nhà nước.

0:00 / 0:00

Quyết định này gây tranh cãi trong dư luận và phe bênh vực thì cho rằng do chất lượng của các trường tư nhân kém không đào tạo được lớp sinh viên ra trường có đầy đủ khả năng để làm việc.

Đại học Tư thục Hoa Sen

Mặc Lâm phỏng vấn TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen để biết thêm chi tiết của một ngôi trường đang được đánh giá cao trong hệ thống đại học tư tại Việt Nam, trước tiên TS Phượng cho biết về công tác tuyển sinh của đại học Hoa Sen như sau:

TS Bùi Trân Phượng :

Theo tôi thì kế hoạch tuyển sinh của tôi không có gặp trở ngại gì. Riêng năm nay thì trường cũng tuyển đủ chỉ tiêu theo như Bộ giao và với điểm chuẩn của nhiều ngành cao hơn là năm ngoái. Tôi cho là điều đó có được là do cái uy tín vững chắc mà trường Hoa Sen đã xác lập cho mình từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì tôi vẫn nghĩ rằng kỳ thì ba chung nó có nhiều những ràng buộc không đáng có và nó gây khó khăn không phải chỉ riêng trường ngoài công lập mà cho chung rất nhiều trường, kể cả trường lớn lẫn trường nhỏ, kể cả trường có đông thí sinh và trường có ít thí sinh, kể cả trường tuyển sinh dễ và trường tuyển sinh khó, nó vẫn chứa nhiều ràng buộc mà tôi nghĩ là không đáng có.

trên bình diện chung thì tôi vẫn nghĩ rằng kỳ thi ba chung nó có nhiều những ràng buộc không đáng có và nó gây khó khăn không phải chỉ riêng trường ngoài công lập mà cho chung rất nhiều trường, kể cả trường lớn lẫn trường nhỏ<br/>

Mặc Lâm : Thưa Bà chính Bộ trưởng BGD&ĐT Phạm Vũ Luận hồi gần đây cho biết là nhiều trường tư thục

TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen
TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen.Source hoasen.edu.vn (Source hoasen.edu.vn)

không cung ứng đủ giảng viên cơ hữu mà họ phải mời các giảng viên từ các trường công đắp vào chỗ trống

của giảng viên. Đại học Hoa Sen có đáp ứng được yêu cầu quan trọng này hay không, thưa Bà?

TS Bùi Trân Phượng:

Tôi nghĩ là trong tất cả các chương trình chúng tôi đều đạt tỷ lệ giảng viên cơ hữu mà Bộ Giáo Dục yêu cầu. Đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng tự yêu cầu mình, vì nó làm cho nhà trường bảo đảm được tính ổn định của giảng viên, kiểm soát được chất lượng cũng như làm cho việc tổ chức học tập không gặp những trở ngại. Chúng tôi đang thực hiện học chế tín chỉ mà theo tôi là với mô hình khá gần với mô hình chung của thế giới. Và với cách học tín chỉ thì anh biết rằng những sinh viên ngồi trong cùng một lớp không học theo cùng một chuyên ngành giống nhau, cho nên nếu như họ bị xáo trộn thời khóa biểu của họ, thấy giáo không đến chẳng hạn, thì nó sẽ gây những trở ngại rất lớn. Chúng tôi cố gắng hạn chế điều đó bằng cách có đội ngũ giảng viên cơ hữu phù hợp.

Mặc Lâm : Trong chương trình giảng dạy của Đại học Hoa Sen ngoài việc theo chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đưa ra thì nhà trường có một chương trình nào khác nhằm đào tạo cho sinh viên ra trường có một khả năng làm việc cao hơn so với các trường khác hay không ạ?

TS Bùi Trân Phượng:

Thật ra thì chương trình khung của Bộ Giáo Dục cũng như chính Bộ Giáo Dục nói, nó chỉ chi phối khoảng 60% nội dung của từng ngành nghề mà thôi. Cũng có một số ngành mới thì Bộ cũng chưa ra được chương trình khung. Trường Hoa Sen bên cạnh chương trình khung của Bộ vì đó là bắt buộc, Trường có những phần riêng của nhà trường, hoặc là trong nội dung của các chuyên ngành thì khi chúng tôi xây dựng một ngành học chúng tôi vừa tham khảo các chương trình của các trường đại học trên thế giới, vừa có nghiên cứu cụ thể thực trạng của Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp tức là chủ sử dụng lao động sau này.

Đối với tất cả các chương trình đào tạo thì trường Hoa Sen có chương trình gọi là chương trình giáo dục tổng quát, lấy cảm hứng -không phải là sự sao chép nguyên xi- mà lấy cảm hứng từ “liberal arts” của đại học Mỹ, từ những chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên dù học bất cứ chuyên ngành nào thì những năng lực tư duy cần thiết cũng như những kỹ năng mà cuộc sống nghề nghiệp đòi hỏi. Và một điều khác nữa là trường Hoa Sen rất chú trọng vào việc trang bị ngoại ngữ cho sinh viên. Tất cả sinh viên của Trường đều phải học

Trường Đại học Tư thục Hoa Sen
Trường Đại học Tư thục Hoa Sen. Source vietbao.com (Source vietbao.com)

tiếng Anh và có chuẩn đầu ra, tức là có một mức tối thiểu được yêu cầu đối với sinh viên bất kể là ở ngành học nào.

Đối với tất cả các chương trình đào tạo thì trường Hoa Sen có chương trình gọi là chương trình giáo dục tổng quát, lấy cảm hứng -không phải là sự sao chép nguyên xi- mà lấy cảm hứng từ "liberal arts" của đại học Mỹ<br/>

Ngoài ra kể từ khóa vào Trường năm 2009 thì chúng tôi có cho sinh viên chọn lựa là trong một số ngành học của Trường thì họ được chọn học bằng tiếng Anh hoàn toàn các môn chuyên ngành của họ kể từ năm thứ ba, tức là trong 2 năm cuối. Tất cả những điều này nhằm mục đich là biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của đa số sinh viên có thể, bên cạnh đó thì chúng tôi vẫn khuyến khích việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa, có nghĩa là sinh viên được phép chọn học thêm một ngoại ngữ thứ hai.

Có việc khi ra trường mới là điểm cần quan tâm

Mặc Lâm : Theo chúng tôi được biết thì Đại học Hoa Sen có cả ba cấp gồm Trung Cấp, Cao Đẳng và Đại Học toàn phần. Xin được hỏi bà mục tiêu của trường Cao Đẳng có nhắm vào việc cho sinh viên theo học tiếp đại học toàn phần qua liên thông hay không, hay là tạo cho họ có một nghề nghiệp nhất định sau khi ra trường?

TS Bùi Trân Phượng:

Tôi nhớ trường Hoa Sen ra đời cách đây 20 năm, lúc trường Hoa Sen ra đời thì bậc học 2 năm sau Tú Tài chưa hề được định hình một cách hợp lý. Bậc cao đẳng thì trước đó hầu hết các trường cao đẳng chỉ là cao đẳng sư phạm mà thôi. Còn việc trường cao đẳng nhiều ngành nghề như hiện tại hay một số ngành cao đẳng rất là chuyên biệt và thường thường các trường cao đẳng đó do các Bộ khác chủ quản chứ không phải do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.

Bây giờ thì nó nở rộ về số lượng rất là nhiều chương trình trong bậc học cao đẳng và bậc học trung cấp. Những chương trình đó, theo tôi, nó chưa được định hình một cách rõ ràng và hợp lý như là trong các hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ hay là của Châu Âu, thành ra trường Hoa Sen cũng không thể là một ngoại lệ hoàn toàn. Trong các chương trình cao đẳng của chúng tôi nó có những chương trình mà định hướng cho sinh viên ra trường là chủ yếu để đi làm chứ không phải để học lên, và tôi cho là cái đó mới là điều mà nền giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm.

Trong các chương trình cao đẳng của chúng tôi nó có những chương trình mà định hướng cho sinh viên ra trường là chủ yếu để đi làm chứ không phải để học lên, và tôi cho là cái đó mới là điều mà nền giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm.<br/>

Mặc Lâm : Hiện nay rất nhiều trường chủ trương giảng dạy theo hệ thống liên thông rất khác với chủ trương của đại học Hoa Sen, bà có ý kiến gì về chủ trương này, thưa bà?

Trường Đại Học Saigon. RFA
Trường Đại Học Saigon. RFA (RFA)

TS Bùi Trân Phượng:

Tình trạng này theo tôi là đáng buồn ở Việt Nam, nó đang đi vào hướng đó, tức là tất cả các bậc học rốt cuộc thì đều nhằm cho người ta liên thông lên đại học, còn trường Hoa Sen thì cố gắng đào tạo sinh viên cao đẳng của mình. Chúng tôi cũng đo cái tỷ lệ sinh viên. Đây là đặc trưng riêng của trường Hoa Sen là từ khi thành lập đến giờ chúng tôi luôn luôn đo một cách chính xác nhứt có thể và công bố công khai vào mỗi dịp trao bằng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm vào đúng cái thời điểm nhận bằng. Đối với bậc học cao đẳng từ khi nở rộ sự liên thông như vậy thì số sinh viên đi học tiếp theo nhiều hơn là cách đây 10 năm hay cách đây 15 năm chẳng hạn. Cái đó có thể coi là tốt mà cũng có thể coi là không tốt. Nó có mặt này mặt kia. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên trì đeo đuổi việc công bố tỷ lệ sinh viên đi làm sau khi tốt nghiệp từng bậc học của họ, bởi vì tôi cho rằng sinh viên tốt nghiệp một bậc học mà không có khả năng hội nhập vào thị trường lao động, sau khi tốt nghiệp, thì điều đó chứng tỏ sự thiếu hiệu quả.

Mặc Lâm : Theo như bà nói thì nhà trường rất chú trọng đến việc hướng dẫn cho sinh viên có những liên hệ nhất định với doanh nghiệp nhằm tạo cho họ có khả năng thực tập cũng như làm quen với cách làm việc thực thụ sau khi ra trường, xin bà cho biết sinh viên có cơ hội thực tập vào lúc nào của khoảng thời gian mà họ theo học chuyên ngành?

TS Bùi Trân Phượng:

Thực ra thì đây là quan tâm của Trường từ khi thành lập trường đến bây giờ. Tất nhiên là với sự phát triển thì từ khi còn là một trường đào tạo 2 năm cho đến khi trở thành trường đại học hoàn toàn như bây giờ thì nhiều điều nó đã thay đổi và phát triển; tuy nhiên cái ổn định mà trường Hoa Sen vẫn duy trì là một cái mối quan hệ, theo tôi, là ngoài chiều rộng thì nó còn có chiều sâu với doanh nghiệp. Quan hệ với doanh nghiệp ở trường Hoa Sen nó không phải chỉ đến gần khi sinh viên mình gần tốt nghiệp rồi thì lúc đó mình mới “ới, ới các doanh nghiệp” là “đến sử dụng người của chúng tôi đi”, mà thực ra thì doanh nghiệp có mặt với nhà trường từ khi khai sinh ngành học mới trong quá trình đào tạo.

Quan hệ với doanh nghiệp ở trường Hoa Sen nó không phải chỉ đến gần khi sinh viên mình gần tốt nghiệp rồi thì lúc đó mình mới "ới, ới các doanh nghiệp" là "đến sử dụng người của chúng tôi đi", mà thực ra thì doanh nghiệp có mặt với nhà trường từ khi khai sinh ngành học mới trong quá trình đào tạo.<br/>

Người của doanh nghiệp tham gia đào tạo ở trường Đại Học Hoa Sen không phải là ít, và nhất là qua những kỳ thực tập của sinh viên. Những hội đồng mà chúng tôi hình thành đối với một số ngành học, nhứt là những ngành học chuyên biệt, để doanh nghiệp được tham gia vào quá trình đào tạo trong suốt chiều dài, cho nên điều đó bảo đảm cho chúng tôi là khi sinh viên ra trường thì phần lớn là có những năng lực mà doanh nghiệp cần ở họ. Cho nên tỷ lệ sinh viên có việc làm cao được giải thích bằng cả một quá trình dài trong cái đào tạo của nhà trường chứ không phải là chỉ có mối quan hệ vào giai đoạn cuối.

Mặc Lâm : Xin được hỏi bà một câu hỏi cuối. Điều gì mà Đại học Hoa Sen cần nhà nước chú ý và tiếp sức nhất hiện nay, thưa bà?

TS Bùi Trân Phượng:

Cần thì nhiều cái cần lắm. Cái cần quan trọng là đất để xây trường tại vì trường không thể xây trên mây được. Mà đất để xây trường thì không thể mua theo giá thương mại. Nói chung là sự hỗ trợ thứ nhứt mà chúng tôi cần, mà cụ thể “sờ mó ngó thấy” được là đất để xây trường. Nó quan trọng có khi đến sinh mạng của một trường đại học, theo cái nghĩa là trường đại học còn giữ được tính chất đại học của nó hay là không là do cái cơ chế quản lý mà Bộ Giáo Dục hiện nay cũng đang nói rất nhiều đến cái việc là “đột phá đổi mới giáo dục phải là đổi mới quản lý”. Chúng tôi đang chờ để thấy những điều diễn ra chứ không phải chỉ những điều người ta nói.

Mặc Lâm : Xin cám ơn TS Bùi Trân Phượng đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
TS Bùi Trân Phượng: Dạ. Cảm ơn anh.

Theo dòng thời sự: