Làn sóng biểu tình chống chính phủ lan rộng ở các nước Ảrập

Tiếp theo sau Tunisia và Ai Cập, làn sóng biểu tình cho61gn chính phủ đang ngày càng lan rộng trong các nước Ảrập.

Làn sóng dân chủ mới

Cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisa bắt đầu vào giữa tháng 12 năm ngoái, tiếp sau đó các cuộc biểu tình ở các nước lân cận bắt đầu xuất hiện.

Lúc đó, người ta thấy các cuộc biểu tình dần lan sang Algeria, Yemen, Jordan và nổi bật nhất là Ai Cập.

Đó cũng là thời điểm nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ảnh hưởng của cuộc cách mạng này có đủ lớn để tạo thành một làn sóng.

Cách đây 1 tháng, trả lời câu hỏi này của đài Á châu Tự do, Giáo sư Stephen Chan, Học viện Nghiên cứu về Phương đông và Châu Phi thuộc Đại học Luân Đôn tại Anh Quốc, cho rằng:

“Không, tôi không nghĩ là nó sẽ tạo thành một làn sóng đấu tranh lan tỏa sang thế giới Ả Rập. Cuộc biểu tình mà quý vị đang thấy là những sự kiện liên quan đến dân chủ trong khu vực Bắc Phi, chỉ là một phần của các nước Ả Rập. Tôi không thấy rằng nó sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các nước Trung Đông”.

Cuộc biểu tình mà quý vị đang thấy là những sự kiện liên quan đến dân chủ trong khu vực Bắc Phi, chỉ là một phần của các nước Ả Rập.

GS Stephen Chan

Một tháng trước đây khi mà người ta chưa thấy được ảnh hưởng lan rộng của các cuộc biểu tình này. Một nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc cho đài Á châu Tự do biết, một tháng trước đây giới quan sát cho rằng cơ hội để các cuộc biểu tình ở Tunisia lan đến các nước Ả Rập là 1%.

Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của một tháng trước. Cho đến thời điểm này, giới quan sát ở Washington cho rằng cơ hội đó đã lên đến 50%.

Thời điểm từ cuối năm 2010 có thể nói là một trong những thời điểm sẽ để lại nhiều sự kiện cho lịch sử thế giới, đặc biệt là các nước Ả Rập khi các cuộc biểu tình ngày càng tràn lan và dâng cao.

Chống độc tài, tham nhũng

Làn sóng biểu tình ở thế giới Ả Rập này bắt đầu ở Tunisia vào giữa tháng 12 năm ngoái. Sau đó, người ta thấy nhiều cuộc biểu tình lớn tương tự xảy ra tại Algeria, Jordan, Yemen, Ai Cập, và bây giờ là Bahrain.

Ngoài ra, cùng thời điểm cũng xẩy ra nhiều cuộc biểu tình nhỏ ở các nước như Mauritania, Ảrập Xê-út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Morocco.

Nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình này được cho là do sự tham nhũng của chính phủ, sự vi phạm nhân quyền, thiếu dân chủ và tình trạng nghèo đói.

Cho đến thời điểm này, 2 nước đã bị lật đổ chính quyền là Tunisia và Ai Cập. Và các cuộc biểu tình ở 2 nước này đã trở thành các cuộc cách mạng.

Trước sự phẫn nộ của dân chúng với cuộc biểu gần 1 tháng, ngày 14 tháng Giêng, tổng thống Ben Ali đã xin tị nạn chính trị tại Saudi Arabia, kết thúc gần 30 năm cầm quyền ở Tunisia.

Tiếp theo đó, Tổng thống Hosni Mubarak cũng đã là sự từ bỏ quyền hành ngày 11 tháng 2, nhường quyền lãnh đạo cho quân đội Ai Cập sau 30 năm tại vị.

Có thể thấy, những sự thoái vị của giới lãnh đạo và sức mạnh của làn sóng biểu tình này đang tạo ra quan ngại cho thế giới và lo ngại cho những nhà lãnh đạo đương quyền ở Bắc Phi và Trung Đông.

Ngày 27 tháng Giêng, để làm dịu đi tình hình, chính phủ Libya hứa hẹn sẽ hổ trợ nhà ở và các chương trình phát triển cho đất nước.

Bốn ngày sau đó, Tổng thống Bashar al- Assad của Syria cũng chính thức thông báo sẽ cải cách chính quyền.

Kỷ nguyên mới đang đến Trung Đông và những nhà lãnh đạo các nước Ai Cập cần làm nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu đang dâng cao về kinh tế và chính trị của người dân.

TT Syria Bashar al-Assad

Đầu tháng 2, Tổng thống Saleh của Yemen tuyên bố rằng ông sẽ không tái ứng cử trong nhiệm kỳ tới vào năm 2013. Và sau những đợt tự thiêu cùng các cuộc biểu tình trên vài thành phố ở Iraq, cách đây không lâu Thủ tướng Maliki cũng đã tuyên bố không ứng cử cho nhiệm kỳ thứ 3.

Nguyện vọng của dân chúng

Nhìn chung, những cuộc biểu tình có chung những mục đích là muốn chấm dứt chế độ độc tài đã thống trị đất nước nhiều năm, tiến đến một nền dân chủ và giải quyết tình trạnh nghèo đói cho người dân.

Hiện tại, làn sóng biểu tình này vẫn còn tiếp diễn, đang lan đến Bahrain và làm thế giới chú ý.

Cho đến ngày thứ Năm 17 tháng 2, cuộc biểu tình ở vương quốc nhỏ bé ở Trung Đông này đã bước sang ngày thứ 4 , khi hàng chục ngàn người biểu tình tại thủ đô Manama đòi chính phủ từ chức và soạn hiến pháp mới.

Theo giới quan sát, sự kiện này cùng những biến chuyển của nó sẽ châm ngòi cho các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Ả Rập Xê Út.

Các cuộc biểu tình còn có xu hướng lan đến các nước ngoài thế giới Ả Rập như Albania, Bangladesh, Bolivia Cyrus, Gabon và Iran. Và những diễn diến cũng như đụng độ giữa phe bảo vệ chính phủ và dân chúng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal , Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói rằng: "Kỷ nguyên mới đang đến Trung Đông và những nhà lãnh đạo các nước Ai Cập cần làm nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu đang dâng cao về kinh tế và chính trị của người dân".

Liệu các nhà lãnh đạo Bắc Phi và Trung Đông sẽ có những thay đổi theo nguyện vọng của người dân?

Và liệu Tunisia là viên Đomino đầu tiên đổ vỡ kéo theo sự sụp đổ của nhiều nước Ả Rập khác?

Hay liệu các nhà lãnh đạo có thể dập tắt được những cuộc biểu tìn này?

Tất cả đang chỉ là những câu hỏi và giả thuyết và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong những ngày tới.