Những câu hỏi từ Đồng Bằng Sông Cửu Long

Báo chí đưa tin phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long tứ bề khốn khó vào thời điểm khu vực này đánh dấu 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Kinh tế-xã hội ĐBSCL tứ bề khốn khó

Khu vực ĐBSCL dân số gần 18 triệu nơi cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân đưa tin sau 5 năm gia nhập WTO thu nhập bình quân đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long từ mức 627.000 ngàn đồng một tháng vào năm 2006 đã tăng lên 1,2 triệu đồng/ tháng vào năm 2010. Như vậy thu nhập bình quân đầu người ở 13 tỉnh thành miền Tây Nam bộ đạt khoảng gần 2 USD/ngày so với mức 3,5 USD/ngày tức 1.300 USD/năm của cả nước. Những con số đó chỉ mang tính cách thống kê, trên thực tế thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long cách biệt đến mức đáng báo động. Theo phân tích của Việt Nam Net đưa lên mạng ngày 13/7/2011 thì nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu nhập chỉ khoảng 0,3 USD/ngày tức chưa tới 7.000đ/ngày.

Sự khốn khó của của ĐBSCL được SGGP Online ghi nhận từ cuộc Hội thảo chuyên đề “Kinh tế ĐBSCL sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO” tổ chức hôm 24/7 ở Cần Thơ. Theo đó đầu tư quốc gia vào vùng ĐBSCL chỉ chiếm 13,6% tổng đầu tư quốc gia. Vốn tín dụng thấp, tổng dư nợ chỉ đạt 9% so với cả nước. Kiến nghị được đưa ra từ cuộc hội thảo là các tỉnh cần thay đổi tư

Lúa gạo sản xuất nhiều lúc không còn kho chứa bị hư hại phải bán thốc bán tháo..AFP
Lúa gạo sản xuất nhiều lúc không còn kho chứa bị hư hại phải bán thốc bán tháo..AFP (AFP)

duy và tầm nhìn hướng đến những lợi ích bền vững, tạo động lực thu hút đầu tư hiệu quả hơn và định hướng sản xuất nâng cao chất lượng cạnh tranh cho các sản phẩm có lợi thế như lúa và thủy sản.

... trên thực tế thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long cách biệt đến mức đáng báo động. Theo phân tích của Việt Nam Net ...thì nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu nhập chỉ khoảng 0,3 USD/ngày tức chưa tới 7.000đ/ngày

Trong bối cảnh như thế tình hình kinh tế đồng bằng sông Cửu Long lại càng khó khăn hơn nữa khi cả nước bước vào tình trạng suy giảm kinh tế. Báo cáo tại Hội nghị ngày 19/7 tổ chức tại Cần Thơ cho thấy, TP.Cần Thơ có 9.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng 600 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 150 doanh nghiệp khác đã đóng mã số thuế. Ông Trần Thanh Mẫn bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ báo cáo thực trạng bi đát cả sản xuất lẫn tiêu thụ, theo đó “dù lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp ngại đi vay, vì vay không biết để làm gì, sản xuất hàng hóa không biết bán cho ai. Các tỉnh khác như Cà Mau, Bến Tre nêu ra sự thiệt hại lớn lao khi chính phủ nửa chừng ra lệnh ngừng thi công các dự án trọng điểm về hạ tầng cơ sở.

Theo dòng thời sự ngày 24/7 hội nghị cấp chính phủ được tổ chức tại An Giang bàn về chính sách, mô hình phát triển các sản phẩm trọng điểm của vùng ĐBSCL. SGGP Online trích dẫn các báo cáo của Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương mô tả những mặt hàng chiến lược, mũi nhọn của đồng bằng sông Cửu Long như lúa, cá tra, tôm sú đều đang đang gặp khó khăn chồng chất. Theo đó nông dân trồng lúa và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đều rơi vào khó khăn chung: giá cả thấp, thiếu đầu ra

Nông dân cũng không thiết tha trong việc nuôi cá tra khi đầu ra không còn hấp dẫn.AFP
Nông dân cũng không thiết tha trong việc nuôi cá tra khi đầu ra không còn hấp dẫn.AFP (AFP)

và thiếu vốn.

Cấp bách tổ chức lại sản xuất cho nông dân

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Văn Bảnh viện trưởng Viện lúa vùng ĐBSCL mô tả nhược điểm trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo hiện nay, cũng như đề ra một hướng đi để cải thiện thu nhập cho nông dân qua phân chia lợi nhuận hợp lý hơn :

“Không riêng lúa gạo mà trái cây, cá tôm đang đi theo nghịch lý là sự sản xuất theo công đoạn mà không theo chuỗi ngành hàng. Nếu chúng ta sản xuất theo chuỗi ngành hàng lúa gạo từ A tới Z thì từ khâu nhân giống gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch rồi kho tàng và có đầu ra luôn. Liên hoàn như vậy thành một chuỗi, trong chuỗi đó nếu làm tốt thì mới phân chia lợi nhuận được. Còn hiện nay chúng ta làm theo công đoạn: ông nào trồng cứ trồng ông nào bán cứ bán chưa thể liên hoàn được thành ra rất khó. Nếu muốn làm tốt để nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo Việt Nam thì cần làm chuỗi ngành hàng, thì mới có thể phân chia lợi nhuận hài hòa giữa các đơn vị tham gia.”

...vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức lại sản xuất cho nông dân. Sản xuất riêng lẻ như hiện nay không giải quyết được những khó khăn về đầu ra, đầu vào. Việt Nam có luật và chính sách cho HTX, nhưng chính sách đất đai, thuế, tín dụng cần xem lại để có những điều chỉnh hợp lý.

ông Nguyễn Văn Khang

Ghi nhận tại Hội nghị An Giang 24/7/2012 cho thấy giới lãnh đạo các tỉnh thành không hài lòng với việc chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thực hiện kế họach mua tạm trữ gạo từ lâu nay do không mang lại hiệu quả. Bí thư Tỉnh ủy An Giang Phan Văn Sáu được SGGP Online trích lời: “Khâu dự trữ hay tạm trữ phải do nhà nước làm, không nên để doanh nghiệp nhận khâu này. Trên cơ sở phải qui họach, đầu tư cho các vùng cộng với kho các doanh nghiệp.” Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị nói rằng dự trữ tạm trữ là vấn đề đại sự. Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cần gấp rút nghiên cứu là nên đi theo hướng nào, tìm hiểu phương thức dự trữ, trách nhiệm của các tổng công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo ra sao.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, GSTS Võ Tòng Xuân Hiệu trưởng Đại học Tân Tạo Long An, chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp dày kinh nghiệm từng nói rằng vốn vay ưu đãi lãi suất để tạm trữ lúa gạo nên trực tiếp đến tay nông dân qua các tổ chức mà nông dân tham gia:

“Nên làm như bên Nhật Bản là làm theo kiểu hợp tác xã, trong đó nông dân được nâng đỡ đủ điều, để cho người nông dân có đủ điều kiện sản xuất với giá thành rất hạ, năng

Nhiều vùng đất thuộc ĐBSCL bị khô cằn ảnh hưởng thời tiết. AFP
Nhiều vùng đất thuộc ĐBSCL bị khô cằn ảnh hưởng thời tiết. AFP (AFP)

suất tốt và sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ có thế thì người nông dân mới khá lên được. Nếu gặp trường hợp giá lúa chưa đủ lời 30% hay 40%, thì người nông dân vẫn có thể trữ lúa lại ở hợp tác xã của mình và trên cơ sở này thì Nhà nước sẽ đưa tiền về hợp tác xã để cho người nông dân tự tạm trữ lúa của họ. Như vậy Nhà nước đưa tiền cho hợp tác xã thay vì đưa tiền cho công ty. Khi giá lúa lên lại nông dân bán lúa và trả tiền lại cho nhà nước.”

Nét lớn ở Hội nghị An Giang 24/7 là đề xuất, ban hành văn bản bắt buộc doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải xây dựng ít nhất một vùng nguyên liệu đảm bảo đủ lúa cung cấp ít nhất 15% lượng gạo xuất khẩu trong năm theo hợp đồng năm 2013, tiến tới năm 2014 phải đảm bảo ít nhất 50% lượng gạo xuất khẩu theo hội đồng.

Trước cuộc khủng hoảng cá tra nông dân bỏ ao nguy cơ thiếu nguyên liệu trong vụ tới, lãnh đạo các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị chính phủ sớm ban hành và thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết thực cho người nông dân cũng như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Hiện tại cả nông dân lẫn doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay. Nếu gói hỗ trợ kèm theo điều kiện thế chấp thì cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều không thể vay tiếp, vì hầu như toàn bộ tài sản đang do ngân hàng nắm giữ. Trong khi đó SGTT Online ngày 26/7 đưa tin, liên quan đến gói cho vay giải cứu cá tra 9.000 tỷ đồng theo đề xuất của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Phó chủ tịch Dương Ngọc Minh cho biết Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) có kiến nghị chính phủ cho phép được giải ngân 4.000 tỷ đồng vay ưu đãi dành cho đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu, người nuôi cá tra. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng đặt ra các điều kiện chặt chẽ như doanh nghiệp phải có vốn đối ứng, tài sản thế chấp, có kiểm toán…nên chưa có ai đăng ký vay gói ưu đãi này.

Theo SGGP Online, phát biểu tại Hội nghị An Giang ngày 24/7, ông Nguyễn Văn Khang chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhận định vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức lại sản xuất cho nông dân. Sản xuất riêng lẻ như hiện nay không giải quyết được những khó khăn về đầu ra, đầu vào. Việt Nam có luật và chính sách cho HTX, nhưng chính sách đất đai, thuế, tín dụng cần xem lại để có những điều chỉnh hợp lý. Vai trò của HTX trong sản xuất hàng hóa là rất quan trọng. Người đứng đầu tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh, cứ nói liên kết vùng, nói để mà nói chứ không có ai điều hành cụ thể. Trồng cây nuôi cá, tỉnh nào cũng làm được. Vậy vùng nào là trọng điểm? Cần có cơ chế, chính sách tính lại mối liên kết vùng. Không thể dàn trải như thời gian đã qua. Như Tiền Giang có 21 chủng loại trái cây. Trái cây nào thuộc tiêu chí sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm địa phương, cần phân chia cụ thể để có chính sách, đầu tư đúng mức cho các sản phẩm quốc gia.

Đối với đề xuất liên kết vùng liên quan đến sản xuất cá tra, ông Nguyễn Tử Cương Ủy viên thường vụ Hội nghề cá Việt Nam nhận định:

“Chúng tôi nghĩ nhiều đến khả năng chuỗi giá trị phải liên kết với nhau. Thế còn địa phương này địa phương kia thì chuyện hợp tác sẽ là hợp tác ở tầm vĩ mô, chứ không phải là biện pháp giải quyết cho người sản xuất thức ăn, người sản xuất giống, người nuôi thương phẩm và sản phẩm đầu ra được thông thoáng, nhưng liên kết dọc mới là điều quan trọng nhất.”

Theo SGGP Online, khi kết luận hội nghị An Giang, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp đã cứu vãn nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng. Đồng bằng sông Cửu Long được hứa hẹn hoàn thiện cơ chế chính sách, lựa chọn sản phẩm trọng điểm quốc gia, quy hoạch và điều chỉnh phát huy lợi thế toàn vùng.

Theo dòng thời sự: