Cuộc đua chức Tổng bí thư ra sao khi ông Võ Văn Thưởng rời ghế Chủ tịch nước?

0:00 / 0:00

Nhậm chức Chủ tịch nước ở tuổi 52 với lý lịch làm việc bên ngạch Đảng ấn tượng, ông Võ Văn Thưởng từng được kỳ vọng sẽ là ứng cử viên nặng ký thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ Tổng bí thư.

Thế nhưng, chỉ sau 1 năm 19 ngày, đường quan lộ những tưởng thênh thang của ông Thưởng bỗng tiêu tan, khi ông nhận quyết định cho thôi mọi chức vụ trong Đảng lẫn nhà nước.

Điều duy nhất mà vị chính trị gia này còn lại là chút thể diện khi thay vì bị cách chức, người ta để cho ông được “thôi chức”.

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng không chỉ khiến chiếc ghế Chủ tịch nước bị bỏ trống, một trong bốn vị trí quyền lực nhất trong nền chính trị Việt Nam thường được biến đến với cái tên “tứ trụ”, mà nó còn khiến cho cuộc đua tranh chức Tổng bí thư, vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Cộng sản, trở nên gay cấn hơn.

Thời điểm ông Thưởng bị mất chức trùng vào thời điểm mà tiểu ban nhân sự của đảng Cộng sản đang chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Theo thông lệ, trước khi Đại hội Đảng diễn ra thì khâu bố trí nhân sự cho các chức danh cao cấp nhất, gồm các uỷ viên bộ chính trị, các thành viên tứ trụ - trong đó ghế Tổng bí thư là quan trọng nhất, cần phải được chuẩn bị kỹ càng.

Điều này không có nghĩa mọi sự sắp đặt từ trước sẽ trở thành hiện thực, vì trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, việc bầu chọn chức danh Tổng bí thư luôn tiềm ẩn những bất định, mà theo ngôn ngữ dân gian, phải đến phút chót mới biết chiến thắng thuộc về ai.

Thế nhưng, để được trở thành ứng viên cho chức danh đảng trưởng, một người cần phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm việc phải giữ trọn một nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, và từng kinh qua các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, trưởng ban, bộ, ngành của trung ương.

Nếu không ngã ngựa thì Võ Văn Thưởng đương nhiên sẽ là một ứng viên cho chức danh Tổng bí thư, bởi ông ta hội tụ đầy đủ mọi tiêu chuẩn do Đảng đề ra.

Từ việc đã từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đến phó Bí thư thành uỷ Tp. HCM, cho đến chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, và Chủ tịch nước, cộng với việc đã là thành viên bộ chính trị hơn một nhiệm kỳ.

Do vậy, sự ra đi của vị chính trị gia quê Vĩnh Long đã dấy lên nghi vấn về một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những "tay đua" muốn trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, vì dù sao, bớt đi một đối thủ ở thời điểm quan trọng này thì vẫn tốt hơn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ai được lợi từ cú ngã của ông Võ Văn Thưởng?

Để trả lời câu hỏi này thì cần phải xét xem những ai đang là ứng viên tiềm tàng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14 tới đây.

Theo giáo sư Johnathan London, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì với việc ông Thưởng bị loại, cuộc đua chức Tổng bí thư giờ đây sẽ là cuộc đua song mã:

" Tuy rất khó để nhận định ai hưởng lợi nhiều nhất (từ việc ông Thưởng rớt đài), nhưng việc này tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn giữa đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính - người thuộc bên chính phủ và có chuyên môn về phát triển kinh tế, với người đứng đầu lực lượng Công an, Tô Lâm, cả hai giờ đâ y l à các ứng viê n ti ềm năng nhất cho vị trí l ã nh đạo Đảng."

Và giữa hai người này, mọi sự chú ý đổ dồn về ông Tô Lâm, người được cho là có động cơ lẫn năng lực để loại bỏ ông Võ Văn Thưởng.

Trao đổi với đài Á châu Tự do, tiến sĩ Lê Minh Nguyên - cựu chủ tịch đảng Tân Đại Việt, cho biết nhận định của ông:

"Ông Tô Lâm đã đến tuổi về hưu, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều kẻ th ù , nên nếu bước ra khỏ i ch ức Bộ trưởng Bộ Công an thì sẽ rất nguy hiểm. Ngoà i ch ức Tổng bí thư ra thì không còn chức danh nà o c ó thể bả o v ệ ông ta. Thành ra, con đường an toàn nhất và cũng là tham vọng của ông ta là trở thành Tổng bí thư."

Bộ Công an do ông Tô Lâm đứng đầu trong những năm qua đã điều tra hàng loạt vụ án dính dáng đến các quan chức cấp cao ở cả cấp địa phương và trung ương.

Dân chúng đã quen thuộc với những thông báo từ tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, mỗi khi có án tham nhũng mới.

Nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, nếu tiếp tục giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng năm 2026, thì ông Tô Lâm sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ, cộng với vấn đề tuổi tác (68 tuổi khi đại hội Đảng diễn ra), và sẽ phải về hưu theo thông lệ.

Do vậy, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đây là thời điểm quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm:

"Ông Tô Lâm sẽ hoàn tất hai nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, và theo quy định bất thành văn trong hệ thống chính trị, không người nào được giữ nhiệm kỳ Bộ trưởng thứ ba, đồng thời ở lứa tuổ i c ủa ông ấy, vào đầu năm 2026 thì đã qu á 68 tuổi, cho nên cũng quá tuổi để ở lạ i. "

Ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng với Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cũng được coi là những ứng viên tiềm năng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14.

Riêng trường hợp của bà Trương Thị Mai thì yếu tố giới tính có thể sẽ là lực cản để bà trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, bởi đảng cầm quyền chưa từng có tiền lệ bầu phụ nữ giữ chức vụ cao nhất.

Còn cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm của các tin đồn tiêu cực liên quan đến đời sống cá nhân.

Vấn đề đối với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong trường hợp ông ta thực sự có tham vọng trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, đó là việc chưa từng có tiền lệ một vị Bộ trưởng được bầu thẳng lên làm Tổng bí thư.

Các đời tổng bí thư gần đây đều xuất thân từ các vị trí thuộc “tứ trụ” hoặc vị trí Thường trực Ban bí thư.

Do vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể ông Tô Lâm sẽ chạy đua vào chức Chủ tịch nước thay thế ông Võ Văn Thưởng, để làm bàn đạp cho chức Tổng bí thư sau đó.

Rất có thể trong những tuần tới đây, khi chức danh Chủ tịch nước được công bố, thì cuộc đua vào chức Tổng bí thư cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi các ứng viên lộ diện.