Doanh giới VN lo lắng thế nào sau hai vụ án ở FLC và Tân Hoàng Minh?

0:00 / 0:00

Vụ bắt giữ lãnh đạo của hai tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh vừa qua được báo chí quốc tế nhận định là các công ty lớn của Việt Nam đang lọt vào ‘tầm ngắm’ trong chiến dịch chống tham nhũng của đảng và chính phủ Hà Nội.

Mạng Nikkei Asia trong một bài đăng tải hôm 13/4 cho rằng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, vì lo ngại tình trạng đút lót lan tràn sẽ làm lung lay thể chế độc đảng của Việt Nam.

Trong cuộc họp Chính phủ gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ có các biện pháp mạnh mẽ hơn để chống tham nhũng trong thị trường bất động sản, trái phiếu và cổ phiếu.

Theo Nikkei, mặc dù những nỗ lực của Chính phủ có thể sẽ tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, nhưng điều đó cũng gây ra lo ngại cho nhiều tập đoàn mà bất động sản là nguồn lợi nhuận chính. Việc khởi tố các tập đoàn này khiến cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam lo lắng không biết ai có thể sẽ là người tiếp theo.

Doanh nghiệp nào lo sợ

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng vụ bắt giữ lãnh đạo FLC và Tân Hoàng Minh chỉ khiến các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh trên đất công thì mới lo sợ:

"Rấ t l à lo s ợ đối với nhiề u c ông ty mà những công ty đó là các công ty lớn, có nhiều vấn đề về kinh doanh về pháp luật, đã ủ bệnh từ lâu.

Có thể đâ y l à những tia lửa đầu tiên để làm b ù ng nổ sự vỡ trận của bất động sản, nhấ t l à các loại bất động sản nghỉ dưỡng. Rất nhiều doanh nghiệ p đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng ở mộ t d ự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng mà sức mua làm sao có được.

Trong khi tình hình kinh tế đất nước cũng không phải là tốt, đặc biệ t l à ảnh hưởng của hai năm vừa rồi COVID, khách du lị ch n ước ngoài không đến, khách du lịch Việt Nam cũng ít đi. Cho nên là những điều đó nó qu á nguy hiểm, thành ra nhà nước buộc lòng phả i ch ặn lại. Thà là chặn sớm, đổ vỡ ít còn hơn là chậm mà đổ vỡ lớn hơn nữ a. "

Theo ông Đực, việc Chính phủ “xuống tay” đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn như vừa qua là hành động sáng suốt nhằm ngăn chặn âm mưu đẩy giá nhà đất lên quá cao:

"Ví dụ như vụ Tân Hoàng Minh, đấu thầu đưa ra một cái giá qu á cao ở Thủ Thiêm. Nhà nước thấy rằng đây là một âm mưu để nâng giá đất, nâng giá bất động sản ở Thủ Thiêm và toà n qu ốc lên một bước nữa.

Cho nên Nhà nước tì m c ách chặn lạ i c ái chuyện bỏ thầu qu á tay này bằng cách kiểm tra những dự án của Tân Hoàng Minh đã thực hiện ở Hà Nội, và khi mà Nhà nước đã can thiệp như vậy thì Tân Hoàng Minh biết cái thế là đã nguy rồi cho nên mới bỏ cọc, mất ba trăm mấy chục tỷ đồng, nhưng mà cu i cù ng Tân Hoàng Minh vẫn bị bắt.

Tôi cho rằng những cái m ó c xí ch n à y l à một sự sáng suốt củ a ch ính quyền Trung ương để mà ngăn chặn kịp thời sự b ù ng nổ qu á đáng của bất động sản thành phố Hồ Chí Minh n ó i ri êng và Việt Nam n ó i chung."

Các vụ bắt giữ là tín hiệu tích cực

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế, cho rằng các vụ bắt giữ lãnh đạo của FLC và Tân Hoàng Minh, xét về lâu dài là một tín hiệu đáng mừng, một bước ngoặt theo hướng tích cực:

" Theo tôi thì trong thời gian ngắn hạn thì có thể có một số nhà đầu tư sẽ lo l ắng và thấy xáo trộn, nhưng trong thời gian dài hạn thì môi trường đầu tư chứng khoán sẽ được hoàn thiện và việc thực thi pháp luật sẽ được giám sát một cá ch k ỹ lưỡng hơn, có hiệ u qu ả hơn.

Và tôi nghĩ rằng sẽ còn có bổ sung những quy định của pháp luật để tránh lặp lạ i c ác hiện tượng như chúng ta đã thấy. Ví dụ như là trái phiếu doanh nghiệp phát hành d ù ng để làm gì thì cho đến nay pháp luật chư a c ó giám sát, ch ư a c ó quy định gì cả.

Họ (doanh nghiệp - PV) n ó i rằng trái phiếu doanh nghiệ p được phát hành để xây dựng những công trình này, nhà máy kia, nhưng sau đó họ làm những việc khác, và những điều tương tự như vậy đã bị phát hiện.

Tôi nghĩ rằng đây sẽ là một bước theo hướng tích cực đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam.”

Trả lời câu hỏi liệu rằng pháp luật về kinh doanh bất động sản, trái phiếu và cổ phiếu của Việt Nam có đủ rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để các doanh nghiệp có thể an tâm hoạt động hay không, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đánh giá các luật hiện nay còn nhiều thiếu sót, còn phải được sửa đổi, bổ sung nhiều để tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh.

" Cái vụ việc mà hai nhân vật đã bị bắt thì chúng ta thấy được rằng các luật phá p v ề kinh doanh bất động sản ở Việt Nam chưa được đồng bộ, còn chồng ch é o v à việc thực thi giám sát còn k é m hiệ u qu ả.

Thế cho nên tô i ch ắc rằng là sắp tới đây thì sẽ còn phải bổ sung v à sửa đổi nhiều. Thí dụ như là luật đất đ ai, lu ật xây dựng, luật đầu tư… Tất cả những quy định đó cần phải được cụ thể h ó a và cần phải được xem x é t đến các trường hợ p m à đã phát hiện ra là bị lợ i d ụng và kinh doanh một cách không đúng pháp luật."

2017-06-10T115607Z_770633201_RC1FD6DA6D50_RTRMADP_3_FLC-GROUP-AIRLINES.JPG
Hình minh hoạ: Tấm biển đề tên Công ty FLC tại một sự kiện ở Singapore hôm 10/6/2017. Reuters

Thông điệp không rõ ràng

Ông Nguyễn Đức Minh, một nhà nghiên cứu chính sách phân tích về hai vụ án này trên Facebook cá nhân rằng hành vi bán chui cổ phiếu của ông Trinh Văn Quyết, chủ tịch FLC là nguy hiểm cho xã hội, cần phải bị trừng trị. Tuy nhiên, ở vụ án ở Tân Hoàng Minh thì thông điệp phát đi là chưa thuyết phục.

Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố theo Điều 174 về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vì hành vi “huy động tiền nhưng không sử dụng đúng mục đích”.

Theo ông Minh, hành vi “huy động tiền nhưng không sử dụng đúng mục đích” trước nay vẫn có thể bị xử lý hình sự nhưng thường sẽ rơi vào Điều 175 về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tội này đi kèm với nhiều điều kiện khác như bỏ trốn, mất khả năng trả nợ hoặc có khả năng trả mà không trả, hoặc sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Các điều kiện này chưa tồn tại trong vụ Tân Hoàng Minh.

Sự khác nhau về thông điệp ở đây rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất rất lớn đến các doanh nghiệp khác cũng đang phát hành trái phiếu. Ví dụ một doanh nghiệp khác đã hoàn toàn trung thực khi làm hồ sơ chào bán, nhưng vì một lý do nào đó (dịch bệnh, chậm thủ tục đầu tư...) đã không sử dụng tiền thu được đúng mục đích. Họ sẽ ngay lập tức đặt câu hỏi là tôi có bị xử lý hay không?

Hơn nữa, cấu thành của Điều 174 Tội lừa đảo cần thêm các yếu tố khác như phải có mục đích chiếm đoạt tài sản và phải có hậu quả thiệt hại về tài sản của người khác. Những điều này chưa được công bố trong vụ Tân Hoàng Minh.

Trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/4, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban công tác đại biểu phát biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Tài chính, đánh giá, có phương án ứng xử phù hợp nhằm ổn định thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư liên quan thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp gần đây, cụ thể tại hai tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh.

Trước đó, vào ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch Tập đoàn FLC). Sau đó, hai em gái của ông Quyết cũng bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Một tuần sau vụ bắt giữ ông Quyết, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng sáu người khác bị bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan điều tra cáo buộc ông Dũng và các bị can đã phát hành trái phiếu trái quy định để huy động tiền của nhà đầu tư hơn 10.300 tỷ đồng nhưng không dùng vào mục đích kinh doanh.