Tạc phù điêu trên vách núi Bà Hỏa: Phản cảm và không thiết thực

Không phù hợp về nhiều mặt

Tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng để tạc bức phù điêu "Lạc Long Quân - Âu Cơ" và cội nguồn đại đoàn kết dân tộc vào vách núi Bà Hỏa ở cửa ngõ TP Quy Nhơn với chiều dài 81m, cao 35m và hệ thống sân vườn, cảnh quan kiến trúc phụ trợ khoảng 3.000m2.

Theo kế hoạch, để tạc bức phù điêu trực tiếp vào vách núi thì phải cắt sâu vào núi khoảng 25m, tạo một mặt phẳng đứng. Phần mặt phẳng nằm tạo thành sân quảng trường để làm nơi sinh hoạt cộng đồng.

Bức phù điêu được cho biết sẽ khắc họa ba lớp nhân vật. Lớp thứ nhất ở giữa, khắc họa hình tượng cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim. Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử về dòng dõi Rồng Tiên.

Lớp thứ hai nằm hai bên lớp thứ nhất, là hình ảnh 18 đời vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.

Lớp thứ ba đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa một người nam và một người nữ cùng với trang phục truyền thống, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Dự án tạc bức phù điêu này đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi hai vấn đề chính liên quan đến văn hóa và kinh tế.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - chuyên ngành Hán Nôm - lên tiếng rằng việc các tỉnh muốn làm tượng đài hoành tráng, những bức phù điêu hoặc những bức tượng to là ý muốn của các quan chức lãnh đạo. Riêng đối với tỉnh Bình Định, tiến sĩ Diện cho rằng:

" Thứ nhất là phải bạt núi đi để làm, thu hút sự chú ý của người dân vào đấy thì về bên khoa học giao thông là người ta hết sức tránh.

Thứ hai , ai cũng biết truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là huyền thoại về tổ của người Kinh người Việt. Còn tại tỉnh Bình Định vốn là đất cũ của C hiêm thành ngày xưa thì bức phù điêu này sẽ không phù hợp, nó xa l ạ với tâm thức dân gian ở đ ây.

Thứ ba là chi phí quá lớn mà ngay cả dư luận người dân trong tỉnh họ cũng không đồng ý. "

Vách núi Bà Hỏa nằm sát bên nút giao nhau của bốn tuyến phố Trần Hưng Đạo với Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành, có mật độ dân cư đông đúc. Việc tạc phù điêu vào vách núi sát nhiều tuyến đường giao nhau sẽ rất nguy hiểm trong giao thông, rất dễ xảy ra tai nạn khi người đi đường bị chi phối tầm nhìn vào bức phù điêu.

Bây giờ cộng sản nó muốn là nó làm, chớ nó không làm thì lấy gì nó 'ăn'! Không ai nói được đâu. Nó có hỏi ý kiến dân đâu. Dân thì không có ăn, khổ cực quá mà tiền thì nó phung phí, nó làm hết cái này tới cái kia để nó bỏ túi. - Bà Kim Lan

Trả lời với truyền thông trong nước chiều 14/9, ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho biết, "Dự án tạc tượng vẫn đang nằm trong kế hoạch, chưa triển khai vì còn phải lấy ý kiến của nhân dân. Bình Định là tỉnh đang phát triển, làm sao cho phù hợp đô thị và dân đồng ý".

Về việc này, bà Kim Lan, một người dân Bình Định nói với RFA rằng:

" Bây giờ cộng sản nó muốn là nó làm, chớ nó không làm thì lấy gì nó ' ăn '! Không ai nói được đâu. Nó có hỏi ý kiến dân đâu. Dân thì không có ăn, khổ cực quá mà tiền thì nó phung phí, nó làm hết cái này tới cái kia để nó bỏ tú i" .

Theo bà Lan, nhà nước nên dùng số tiền 86 tỷ đồng này vào những việc thiết thực, có lợi cho dân như đầu tư vào bệnh viện hay trường học, chứ xây tượng đài hay phù điêu thì chỉ quan chức “hưởng”. Bà cho biết nơi bà ở không có bệnh viện mà chỉ có trạm xá. Nếu bệnh nặng mà không có tiền lên bệnh viện tỉnh thì chỉ có nước nằm chờ chết. Còn trường học thì quá xa nhà, học trò thì phải đóng đủ thứ tiền. Tới trường thì được dạy qua loa để học sinh phải đi học thêm.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng có suy nghĩ khi cho rằng, cho dù trong 86 tỷ đồng ấy có thể có nguồn tiền xã hội hóa, nhưng tỉnh Bình Định không thiếu những việc để làm có ý nghĩa cho quốc kế dân sinh. Không thể vung tay làm một công trình quá tốn kém và không mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế cũng như văn hóa cho người dân.

Vì sao quá nhiều tượng đài?

Không chỉ tỉnh Bình Định đưa ra một dự án hàng chục tỷ đồng như thế, mà một tỉnh được cho là nghèo nhất nhì nước như Sơn La cũng từng có dự án tượng đài Bác Hồ 1.400 tỷ, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công chúng vào năm 2015.

Đây được cho là một trong 14 tượng đài Bác Hồ trong đề án Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra năm 2015.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lý luận và Ứng dụng thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM lại có nhận định với RFA:

“Cùng với việc xây dựng kinh tế thì văn hóa cũng phải được phát triển và văn hóa có nhiều khía cạnh…

Bởi vì làm kinh tế cuối cùng để nâng hạnh phúc đời sống cho con người, cho nên việc đồng thời xây dựng kinh tế thì xây dựng văn hóa, xây dựng cái này cái khác là cần thiết. Tất nhiên tượng đài cũng cần nhưng có mức độ thôi, nghĩa là quy hoạch như thế nào chứ không phải xây dựng tràn lan.”

Năm 2018, tỉnh Quảng Bình cũng có dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với số tiền gần 79 tỷ đồng. Với tượng đài mẹ VNAH tại Quảng Nam với chi phí 411 tỷ đồng cũng là một dự án gây nhiều tranh cãi.

Vì sao mà các tỉnh lại cứ phải làm phù điêu, làm những tượng đài hoành tráng như thế?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì đấy là những dự án lớn không gặp khó khăn về mặt ngân sách vì nó có ý nghĩa chính trị. Khi người ta định làm tượng ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì nếu người nào phản đối sẽ dễ bị quy chụp “chuyện nọ chuyện kia”:

Tượng Hồ Chí Minh, tượng các phong trào cách mạng hay hình tượng công nhân, hay hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ thì nó rất dễ thuyết phục, rất dễ kiếm dự án và rất dễ kiếm tiền. - TS. Nguyễn Xuân Diện

“Tượng Hồ Chí Minh, tượng các phong trào cách mạng hay hình tượng công nhân, hay hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ thì nó rất dễ thuyết phục, rất dễ kiếm dự án và rất dễ kiếm tiền”.

Ông Diện kể thêm rằng,năm 2014, lãnh đạo tỉnh Bình Định định xây dựng lại, phục hồi lại hoàn toàn công đường quan huyện huyện Bình Khê thời nhà Nguyễn với chi phí 50 tỷ đồng với lý do đấy là nơi ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, tức ông Nguyễn Sinh Sắc, đã từng làm Tri huyện ở đấy. Mà ông Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Người ta tưởng dựng lại để ghi lại kỷ niệm về cuộc đời và thân thế của cụ Nguyễn Sinh Huy là một điều vinh dự và ghê gớm lắm, nhưng họ không biết rằng trong lịch sử thì chỉ ghi chép rằng ông Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc, về làm quan huyện ở Bình Khê, ngồi ở ghế tri huyện chỉ có gần 8 tháng mà thôi!”.

Quay lại dự án bức phù điêu tạc vào núi, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói thêm về mặt cảnh quan, môi trường bên cạnh yếu tố văn hóa và kinh tế mà ông đã phân tích, rằngkhi nhìn trên đồ án thì ông thấy bản thân núi đó đã đẹp rồi. Màu của núi xanh như ngọc, nằm ưỡn vào lòng thành phố rất đẹp. Vì sao phải vạt núi đi, tức là phải can thiệp vào môi trường thiên nhiên?