Đầu năm và những tín hiệu mạnh mẽ

Kỳ nghỉ tết ở Việt Nam kéo dài 9 ngày, nhưng các báo có trang điện tử vẫn có nhiều thông tin đáng chú ý với những tín hiệu mạnh mẽ về xu hướng mong muốn cải cách ở Việt Nam.

0:00 / 0:00

278 triệu giúp người hùng gặp nạn

Ghi nhận tích cực nhất đầu năm mới Nhâm Thìn là sự kiện báo chí chính thống được xả cản phanh phui những sai trái, lạm quyền của chính quyền địa phương đối với vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng xảy ra hồi đầu tháng 1/2012. Vụ cưỡng chế dẫn tới việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn dùng súng và mìn tự chế chống lại lực lượng cưỡng chế làm 6 công an và bộ đội bị thương, 6 người trong gia đình ông Vươn bị bắt nhưng sau đó hai phụ nữ được thả.

Gia đình Đoàn Văn Vươn bị khép tội giết người và chống người thi hành công vụ. Nhưng lại được dư luận thương cảm và đề cao như những người anh hùng khai phá lấn biển lập ấp. Và khi bị tước đoạt tất cả, họ đã đứng lên chống lại bọn cường hào ác bá.

Sự kiện đặc biệt chưa từng có là người dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp hơn 270.000.000 đồng để giúp đỡ gia đình Đoàn Văn Vươn đang gặp nạn, số tiền đóng góp tiếp tục tăng lên từng ngày.<br/>

Sự kiện đặc biệt chưa từng có là người dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp hơn 270.000.000 đồng để giúp đỡ gia đình Đoàn Văn Vươn đang gặp nạn, số tiền đóng góp tiếp tục tăng lên từng ngày. Quĩ từ thiện ngoạn mục này là ý tưởng của TS Nguyễn Xuân Diện và bạn hữu của ông ở Hà Nội, TS

Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn (RFA file/Source phapluat.vn)

Diện đã công bố tài khoản ngân hàng của ông để những ai muốn đóng góp có thể tham gia. Theo thông tin ghi nhận TS Nguyễn Xuân Diện và bạn hữu đã trao tặng quà Tết và số tiền mặt 60 triệu cho đại diện gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và 6 triệu đồng cho 6 công an, bộ đội bị thương trong vụ cưỡng chế. Những đợt trao tiền tiếp theo sẽ tiếp tục được thực hiện

Trao đổi nhanh với Đài ACTD vào tối 26/1 tức mùng 4 Tết Nhâm Thìn, TS Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Hôm nay (26/1/2012) chị Thương và Chị Hiền vợ anh Vươn và anh Quí lên Hà Nội chúng tôi đón tiếp họ, tối nay họ ở Nhà thờ Thái Hòa. Việc quyên góp giúp gia đình Đoàn Văn Vươn không gặp khó khăn gì… chúng tôi đã giao cho họ bằng tiền mặt 60 triệu đồng, còn lại là quà, tổng cộng là 71.790.000 đ…”

Câu chuyện Tiên Lãng và sự phẫn nộ của người dân đã khiến nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh phải lên tiếng chỉ ra 4 điều sai của chính quyền địa phương mà ông khẳng định nguyên văn rằng “chính quyền sai từ xã đến huyện”. Tướng Lê Đức Anh nói với báo Người Lao Động là chính quyền thu hồi đất trái pháp luật, cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại. Cựu chủ tịch Lê Đức Anh nhấn mạnh rằng, vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm.

Hôm nay (26/1/2012) chị Thương và Chị Hiền vợ anh Vươn và anh Quí lên Hà Nội chúng tôi đón tiếp họ, tối nay họ ở Nhà thờ Thái Hòa. Việc quyên góp giúp gia đình Đoàn Văn Vươn không gặp khó khăn gì… chúng tôi đã giao cho họ bằng tiền mặt 60 triệu đồng, còn lại là quà, tổng cộng là 71.790.000 đ…

TS Nguyễn Xuân Diện

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường GS Đặng Hùng Võ được nhiều báo phỏng vấn vì ông là người nắm vững pháp luật về đất đai. Ông Võ nhận định là chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng đã sai lầm một cách có hệ thống về việc cấp đất, thu hồi đất, hủy hoại nhà của dân bên ngoài khu vực cưỡng chế, cán bộ địa phương

Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa...
Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa..."Con cò lặn lội bờ sông... (AFP)

không thực thi đúng pháp luật, thậm chí không hiểu rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trường hợp gia đình Đoàn Văn Vươn là người sử dụng đất đã có công sức khai phá đất đai hoang hóa, đất bãi bồi thì việc thu hồi đất phải tính toán cẩn thận vì Nhà nước không lấy không công sức của nông dân đã bỏ ra nhiều năm cải tạo.

Trên báo Saigon Tiếp Thị, GS Đặng Hùng Võ có phát biểu đáng chú ý:

“Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta một thực tế đầy gai góc. Từ lâu rồi giới văn nghệ đã cảnh báo về những thảm họa đất đai trong truyện ngắn ‘Kẻ Sát Nhân Lương Thiện’. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải trải mình trong thực tế nông thôn mới biết rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.”

Từ lâu rồi giới văn nghệ đã cảnh báo về những thảm họa đất đai trong truyện ngắn ‘Kẻ Sát Nhân Lương Thiện’. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải trải mình trong thực tế nông thôn mới biết rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật

GS Đặng Hùng Võ

Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng gây phẫn nộ xã hội một cách rộng lớn khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng yêu cầu Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng phải kiểm tra làm rõ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn và phải báo cáo Thủ tướng.

Tận cùng nước Việt Nam ở vùng Đất Mũi Cà Mau, một cư dân nông thôn biểu lộ thái độ theo cảm quan của mình:

“Nói chung xã hội bức xúc quá thì nó cũng phải xì một vài điểm chứ em ông Vươn có nói rồi, ở đây là cướp chứ không phải là công vụ, cướp đất của dân đó là sai…những người bị bắt này tất nhiên bị tội, nếu mình bên ngoài nhìn vô thì thấy chống người thi hành công vụ. Nhưng rõ ràng là cướp chứ đâu phải công vụ, người

Người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn
Người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn. AFP (AFP)

ta bảo vệ vì ăn cướp đến buộc lòng người ta phải đánh lại. Những người này đúng ra còn phải được khen là khác…”

Chúng ta đều mắc nợ nông dân

Các cựu lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng và các Bộ trưởng trong vài năm gần đây có xu hướng nói thẳng nói thật và phê bình không khoan nhượng như ông Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Vũ Khoan và nhiều vị khác. Nhưng đầu năm Nhâm Thìn chúng tôi được biết tới một nhà khoa học đang làm việc cho chính phủ đã thẳng thắn nhận định: “Tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân”, đó là phát biểu của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn khi ông trả lời phỏng vấn của Báo Nông Nghiệp.

TS Đặng Kim Sơn sinh năm 1954 là một nhà nghiên cứu đầy nhiệt huyết đã nói rằng, ước mơ về nông thôn của ông cực kỳ giản dị. Nó đã thực tế ở nhiều nơi trên thế giới rồi. Đấy là thu nhập, vị thế, quan trọng nhất là tạo cơ hội công bằng cho cư dân nông thôn phát triển không khác gì ở đô thị.

TS Sơn cho biết sau thời gian 5 năm, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã có được chục tiến sĩ, vài ba chục thạc sĩ từ các nước về. Viện đã có 150 chuyên viên, trang bị khá đầy đủ, nhiều người làm việc tận tình. Nhưng có nghĩa lý gì so với yêu cầu to lớn và và chính đáng của 10 triệu hộ nông dân Việt Nam?

“tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu…Chúng ta đều mắc nợ nông dân.” Bản thân ông vẫn cố vượt mọi trở ngại, cố làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.

TS Đặng Kim Sơn

Quân đội Việt Nam: Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm
Quân đội Việt Nam: Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm "Kilo" 636 của Nga. Source wikipedia (Source wikipedia)

TS Đặng Kim Sơn tâm sự, các nhà khoa học của Viện đã làm được rất ít, không đáng kể cho nghiên cứu thị trường để người dân có hướng đầu tư đúng hơn. Về chính sách, chiến lược cũng rất hạn chế, chưa có nhiều mưu kế được người lãnh đạo đem dùng. Nghiên cứu về nông thôn chưa nhiều…TS Đặng Kim Sơn kết lời “tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu…Chúng ta đều mắc nợ nông dân.” Bản thân ông vẫn cố vượt mọi trở ngại, cố làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.

TS Đặng Kim Sơn từng nhận định trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi hồi trước Tết Nhâm Thìn:


“Nhìn chung, đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam. Có thể nói trong thời gian qua cái làm được là duy trì tốc độ giảm nghèo, cái chưa làm được là cải thiện đời sống của nông dân; so với sự đóng góp của người ta và so với mức độ cải thiện nhanh hơn về đời sống và điều kiện sống của cư dân thành thị thì khoảng cách với cư dân nông thôn vẫn chưa được thu hẹp một cách rõ rệt và đây vẫn là một thách thức trong tương lai.”

Trong cuộc phỏng vấn của báo Nông Nghiệp, TS Đặng Kim Sơn đã trả lời về vấn đề tích tụ đất đai để tạo điều kiện sản xuất lớn, nâng cao giá trị nông sản và lợi nhuận cho nông dân. Theo ông việc tích tụ đất đai còn liên quan tới sửa đổi hiến pháp, luật đất đai và quyền tư hữu. Một trong những điểm đáng chú ý qua nhận định của ông Sơn, đó là đổi mới tư duy của lãnh đạo, tư duy về quản lý kinh tế, tư duy về vấn đề công bằng xã hội. Theo TS Sơn, công bằng xã hội là tạo cho người lao động tiến vào tương lai chứ không phải giữ tư liệu sản xuất quá khứ.

đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam.

TS Đặng Kim Sơn

TS Sơn nhận định như vừa nêu, do trong thời gian dài Việt Nam chủ trương chia đều ruộng đất, ngăn không để có người tích tụ nhiều đất làm địa chủ, người mất đất thành tá điền làm thuê. Người cày có ruộng được cho là thực hiện công bằng xã hội.

Đầu Năm Nhâm Thìn ngoài khát vọng cải cách kinh tế xã hội, một thông tin đáng chú ý mà chúng tôi ghi nhận được là cải cách quân đội, cụ thể liên quan đến lực lượng Hải Quân.

Báo Tuổi Trẻ đưa lên mạng ngày 24/1/2012 tức mùng Hai Tết Nhâm Thìn bài phỏng vấn Thiếu tướng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh-phó tư lệnh hải quân. Tướng Ninh tâm sự, hình ảnh diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn

Các tàu hải quân Việt Nam hiện đại đều được trang bị hỏa tiễn. Source QDND
Các tàu hải quân Việt Nam hiện đại đều được trang bị hỏa tiễn. Source QDND (Source QDND)

hơn.

Hải quân Việt Nam đã có thêm lực lượng hải quân đánh bộ cũng như máy bay hiện đại. Bên cạnh đó, quân chủng đã được trang bị nhiều loại chiến cụ vũ khí thiết bị kỹ thuật đời mới như tàu ngầm lớp kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh

Theo những phát biểu của Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Hải quân Việt Nam đã có thêm lực lượng hải quân đánh bộ cũng như máy bay hiện đại. Bên cạnh đó, quân chủng đã được trang bị nhiều loại chiến cụ vũ khí thiết bị kỹ thuật đời mới như tàu ngầm lớp kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu.

Một trong những tiết lộ thú vị nhất liên quan đến chuyện hiện đại hóa hải quân Việt Nam, đó là việc quân chủng này được chính phủ cho phép xây dựng những thành phố quân sự, là nơi tất cả sĩ quan hải quân tại ngũ được cấp nhà ở cho gia đình trú ngụ. Lương và phụ cấp của sĩ quan chiến sĩ hải quân thuộc biên chế tàu ngầm được ấn định rất cao. Theo đó một trung úy có mức lương không dưới 35 triệu đồng/tháng và một đại tá khoảng 55 triệu đồng/tháng.

Khát vọng hiện đại hóa cải cách quân đội của Việt Nam đang trở thành hiện thực trong bối cảnh đất nước này trực diện với nhu cầu cải cách kinh tế và xã hội. Nói như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Việt Nam có thành hổ thành rồng hay không thì chưa biết, nhưng phải thay đổi tái cơ cấu kinh tế thành công thì mới tiếp tục phát triển được.

Theo dòng thời sự: