Tận dụng thời điểm giá lúa tăng kỷ lục
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Nguyễn Trí Ngọc Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn nói rằng nên tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo khi đang được giá để giúp tăng thu nhập cho nông dân.
Mỗi năm trung bình Việt Nam sản xuất khoảng 40 triệu tấn lúa, Nhưng năm nay ông Ngọc xác nhận đã có kế hoạch tăng sản lượng lúa thêm 1 triệu tấn. Ông Ngọc nói ngành nông nghiệp đang làm hết sức mình trong thời kỳ lạm phát hiện nay, để vừa nâng cao lợi nhuận hiệu quả cho nông dân vùa có lượng gạo phục vụ xuất khẩu:
Chúng tôi phấn đấu để làm sao tăng được 1 triệu tấn lúa đặc biệt là khu vực miền Nam. Trước hết tăng diện tích vụ thu đông thêm 100.000ha, mà tăng như vậy có thêm 500.000 tấn thóc, ngoài ra tăng năng xuất cả vụ hè thu, vụ mùa và vụ thu đông để có thêm 200.000 tới 300.000 tấn thóc nữa.
Ô.Nguyễn Trí Ngọc
“Chúng tôi phấn đấu để làm sao tăng được 1 triệu tấn lúa đặc biệt là khu vực miền Nam. Trước hết tăng diện tích vụ thu đông thêm 100.000ha, mà tăng như vậy có thêm 500.000 tấn thóc, ngoài ra tăng năng xuất cả vụ hè thu, vụ mùa và vụ thu
đông để có thêm 200.000 tới 300.000 tấn thóc nữa.
Các vùng khác cũng phải cố gắng đạt thêm khoảng 200.000 tấn thóc. Tuy nhiên tôi xin nói rằng sản xuất nông nghiệp hoàn toàn tùy thuộc vào yếu tố thời tiết trong khi biến đổi khí hậu còn rất dài và mùa mưa bão chưa đến.”
Giá lúa tăng đạt mức từ 6.000đ/kg trở lên và ngày càng tăng thêm, giữ mức giá kỷ lục chưa từng có. Đa số nông dân làm vụ đông xuân lãi từ 80% tới 100% dù làm lúa tròn hay lúa dài, một héc-ta lúa jasmine có thể lời 45 triệu đồng. Sự kiện này thúc đẩy nhiều nơi ở Kiên Giang, An Giang người dân tranh thủ làm vụ xuân hè từng được khuyến cáo không nên làm. Ông Nguyễn Trí Ngọc Cục trưởng Cục trồng trọt nhận định:
“Chúng tôi khuyến cáo giảm dần tiến tới bỏ hẳn diện tích xuân hè. Lý do rất đơn giản là bỏ xuân hè sẽ cắt cầu nối sâu bệnh từ vụ đông xuân sang vụ hè thu. Nên để đất nghỉ dưỡng sâu bệnh sẽ không thể chuyển từ vụ đông xuân sang vụ kế tiếp.
Một số địa phương tự phát, chúng tôi có chỉ đạo khuyến cáo bà con nông dân không vì hạm lợi trước mắt mà bỏ qua khuyến cáo của cơ quan chức năng. Đồng thời chúng tôi có điều chỉnh thời vụ của vụ hè thu để đẩy vụ này sớm hơn, trong tháng Tư này phải xuống giống được 70%. Làm như vậy để khi thu hoạch lúa hè thu tránh được mùa mưa vừa giảm tổn thất sau thu hoạch, vừa nâng cao giá trị hạt lúa hè thu.”
Giá lúa tăng đạt mức từ 6.000đ/kg trở lên và ngày càng tăng thêm, giữ mức giá kỷ lục chưa từng có. Đa số nông dân làm vụ đông xuân lãi từ 80% tới 100% dù làm lúa tròn hay lúa dài, một héc-ta lúa jasmine có thể lời 45 triệu đồng<br/>
Thị trường lúa gạo sôi động nông dân vẫn lo
Vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long được mùa với hơn 10 triệu tấn lúa giá cả thuận lợi cho nông
dân. Vụ này nông dân lời nhiều là nhờ phần lớn chi phí vật tư đầu vào thực hiện theo giá năm ngoái. Hiện nay vật giá leo thang, đồng tiền mất giá 20% từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu cũng tăng không dưới 30% trong vòng 2 tháng. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long cảm thấy bấp bênh trong cuộc sống:
"Giá lúa bán ra không theo kịp đà tăng vật giá, với mức tăng giá phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu như hiện nay thì giá lúa phải từ 7.000đ tới 7.500kg thì mới tương xứng.”
Sự mong muốn của nông dân những người trực tiếp làm ra hạt gạt xuất khẩu có lẽ khó hiện thực. Giá lúa hiện nay đạt mức từ 5.900đ đến 6.300đ/kg được mô tả là mức giá kỷ lục. Tuy nhiên điều này hoàn toàn nhờ vào thị trường xuất khẩu đang tốt đẹp. Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc phân tích:
Giá lúa bán ra không theo kịp đà tăng vật giá, với mức tăng giá phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu như hiện nay thì giá lúa phải từ 7.000đ tới 7.500kg thì mới tương xứng
Nông dân
“Theo qui luật kinh tế giữa cung và cầu, nếu cầu cao thì nó sẽ làm tăng giá đầu ra. Có cầu ắt có cung, trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam các nhà xuất khẩu phải thông qua hệ thống đại lý để mua gom hàng. Rõ ràng quan hệ này giữa nhà xuất khẩu với nông dân qua một hệ thống trung gian sẽ phải được dần dần khắc phục.”
Từ đầu năm đến giữa tháng 4, các doanh nghiệp đã xuất khẩu tổng cộng hơn 2,1 triệu tấn gạo trị giá hơn 1 tỷ USD. Lần đầu tiên trong vòng 20 năm, giá gạo trắng của Việt nam hiện đang bằng hoặc cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, cụ thể gạo 5% tấm của Việt nam từ 485-490 USD/ tấn trong khi gạo trắng của
Thái chỉ còn 480 USD. Thông tin cho biết Thái Lan đang giải quyết gạo tồn kho, hạ giá để tranh bán với Việt Nam.
Lần đầu tiên trong vòng 20 năm, giá gạo trắng của Việt nam hiện đang bằng hoặc cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan<br/>
Một số doanh nhân cho rằng sự kiện này có thể gây khó khăn cho Việt Nam vì phẩm chất gạo Việt chưa thể so sánh với gạo Thái cùng loại. Tuy nhiên Thái Lan mạnh về gạo thơm tỷ lệ gạo trắng chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo xuất khẩu 8 triệu tấn.
Giao dịch gạo trên thị trường thế giới đang sôi động trở lại với nhu cầu mua từ Philippines, Bangladesh, Indonesia, Iraq và châu Phi. Vấn đề còn lại là sự điều hành của Hiệp hội Lương thực Việt Nam để xuất khẩu được nhiều, nông dân bán được lúa với giá cao.
Theo dòng thời sự:
- Ba tháng đầu năm ĐBSCL xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo
- Vụ Đông Xuân trúng mùa được giá
- Báo động khủng hoảng lương thực toàn cầu
- giá lúa gạo nhảy múa nông dân lời to
- Giá lúa và triển vọng xuất khẩu gạo
- LHQ kêu gọi không hạn chế xuất khẩu lương thực
- VN dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm nay
- Giá lúa tới mức sàn cần tăng mua tạm trữ
- Xuất khẩu 1 triệu 800 ngàn tấn gạo trong quý 1