Giá lúa tới mức sàn cần tăng mua tạm trữ

Tình trạng mua gạo tạm trữ cầm chừng ở đồng bằng sông Cửu Long làm cho giá lúa tiếp tục đứng ở mức thấp.

0:00 / 0:00

Chuyên gia e ngại giá lúa có thể xuống thấp hơn nữa và đề xuất tăng mua dự trữ gấp đôi, để tránh thị trường ùn tắc. Nam Nguyên có bài chi tiết

Mua tạm trữ để ổn định giá lúa

Là cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới, nhưng Việt Nam chưa tìm ra phương thức hiệu quả để ổn định giá lúa cho nông dân. Vụ đông xuân năm nay tình trạng tiêu thụ lúa vẫn bấp bênh về giá cả, nhất là vào khi thu hoạch rộ. Trả lời Nam Nguyên vào tối 21/3, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, cần đẩy mạnh mua tạm trữ thậm chí tăng gấp đôi kế hoạch từ 1 triệu lên 2 triệu tấn gạo để giúp nông dân bán lúa được giá. Ông nói:

Mục đích mua tạm trữ rất tốt, giúp được dân mà doanh nghiệp chủ động với gạo dự trữ trong kho để thương thuyết xuất khẩu, thay vì ký hợp đồng xong mới mua. Tuy nhiên có vấn đề lãi suất thành ra các doanh nghiệp lừng chừng, hơn nữa kho chứa cũng có phần giới hạn.

TS Lê Văn Bảnh

“Vào lúc thu họach rộ dân muốn bán vì không có chỗ chứa, do đó Nhà nước có kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa. Nhưng các công ty mua cầm chừng thành ra giá lúa xuống thấp, lúa đầu vụ sáu ngàn đồng/kg hiện nay chỉ còn trên dưới năm ngàn.
Sản lượng vụ đông xuân dự kiến trên 10 triệu tấn với lúa hàng hóa 6 triệu tấn tương đương 3 triệu tấn gạo, mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo thì lượng lúa gạo trong dân còn nhiều. Mục đích mua tạm trữ rất tốt, giúp được dân mà doanh nghiệp chủ động với gạo dự trữ trong kho để thương thuyết xuất khẩu, thay vì ký hợp đồng xong mới mua.
Tuy nhiên có vấn đề lãi suất thành ra các doanh nghiệp lừng chừng, hơn nữa kho chứa cũng có phần giới hạn. Đề xuất mua

Gạo xuất khẩu. AFP
(\]13)

thêm nếu làm được thì rất tốt nhưng khả năng thì cũng có một số vấn đề.”

Điều mà TS Lê Văn Bảnh quan ngại là đầu ra xuất khẩu chậm, khách hàng nước ngoài ép giá, tiến độ mua tạm trữ của các doanh nghiệp chậm chạp dẫn tới khả năng giá lúa sẽ sụt giảm thấp hơn nữa. Ông cho biết hiện nay có một số nơi ở vùng sâu vùng xa nông dân phải bán lúa với giá 4.800đ/kg, mặc dù mặt bằng giá chung vẫn trên 5.000đ/kg.

Do đầu vụ giá lúa quá cao lãi nhiều, nên nông dân đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng giá lúa tăng trở lại. Nông dân không muốn tin rằng thế giới khủng hoảng giá lương thực nhưng lúa gạo thì lại không ảnh hưởng. Đáp câu hỏi của chúng tôi về giá thành lúa đông xuân và khuynh hướng giá lúa hiện nay, TS Lê Văn Bảnh phân tích:

Theo cách tính chi phí trực tiếp, vụ đông xuân này giá vật tư, phân bón xăng dầu, nhân công tăng nên giá thành 1kg lúa khoảng 3.000đ. Với giá bán 5.000đ/kg lúa bà con nông dân lãi từ 60%-70%, nếu bán được mức giá trên dưới 5.000đ/kg thì bà con có thể chấp nhận được.

TS Lê Văn Bảnh

“Hiện nay chúng tôi chỉ tính chi phí trực tiếp về vật tư, giống, thuốc, phân, công lao động trong sản xuất. Còn chi phí cơ hội thì vẫn đang còn bàn cãi có nên tính hay không, vì số người không có đất, phải thuê đất hay có đất không làm mà cho thuê thực tế là không nhiều. Không tính chi phí cơ hội thì giá thành chưa đủ chưa đúng. Theo cách tính chi phí trực tiếp, vụ đông xuân này giá vật tư, phân bón xăng dầu, nhân công tăng nên giá thành 1kg lúa khoảng 3.000đ. Với giá bán 5.000đ/kg lúa bà con nông dân lãi từ 60%-70%, nếu bán được mức giá trên dưới 5.000đ/kg thì bà con có thể chấp nhận được.”

Một vụ hè thu đáng lo ngại

Vậy thì tại sao nông dân vẫn bất bình về tình trạng giá lúa không ổn định, dù hiện nay vẫn còn lãi gần gấp đôi mức bảo đảm 30% giá thành mà chính phủ đề ra. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà chúng tôi trao đổi đã giải thích về điều này:

“Trong vụ đông xuân này, nông dân tụi tui bán lúa thấy tiền có nhiều đấy, trước mắt thấy nhiều tiền vì cùng một diện tích y như cũ mà tiền thu về nhiều. Nhưng vụ hè thu sắp tới nông dân đối mặt với nhiều khó khăn, thu nhập không được như vụ đông xuân vì tất cả các thứ đều tăng, thí dụ một bao phân trước đây 600.000đ bây giờ 900.000đ, thuê cày máy 1 công đất 90.000đ bây giờ báo giá 120.000đ. Đầu vào vụ hè thu sẽ tăng rất là nhiều mà năng suất vụ hè thu lại thấp lắm.”

vụ hè thu sắp tới nông dân đối mặt với nhiều khó khăn, thu nhập không được như vụ đông xuân vì tất cả các thứ đều tăng, thí dụ một bao phân trước đây 600.000đ bây giờ 900.000đ, thuê cày máy 1 công đất 90.000đ bây giờ báo giá 120.000đ. Đầu vào vụ hè thu sẽ tăng rất là nhiều mà năng suất vụ hè thu lại thấp lắm.

Người nông dân

Nông dân trong mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nông dân trong mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. (AFP)

Đáp câu hỏi của chúng tôi, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, người nông dân lo xa là có lý do chính đáng. Ngành nông nghiệp khuyên nông dân thực hiện kỹ thuật canh tác đã phổ biến như ‘ba giảm ba tăng’ hay ‘một phải năm giảm’ để giảm giá thành. TS Lê Văn Bảnh tiếp lời:

“Sau khi thu hoạch xong người ta chuẩn bị vụ hè thu, vụ này chi phí tăng vì mọi thứ đều tăng xăng dầu phân bón công lao động. Tóm lại chi phí sản xuất vụ hè thu khá cao trong khi năng suất lại không cao. Chi phí giá thành trên kg cao hơn, ví dụ hè thu năm ngoái 3.000đ/kg nhưng năm nay có thể lên 3.500đ/kg. Như vậy thu nhập của bà con trong vụ hè thu sẽ ít hơn. Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân giảm diện tích hè thu thu hoạch trong mùa mưa mà tăng diện tích thu đông để có hiệu quả hơn.”

thu nhập của bà con trong vụ hè thu sẽ ít hơn. Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân giảm diện tích hè thu thu hoạch trong mùa mưa mà tăng diện tích thu đông để có hiệu quả hơn.

TS Lê Văn Bảnh

Tính đến ngày 21/3, trên diện tích 1,5 triệu ha lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 60% đã thu hoạch xong. Chưa kể lãi suất ngân hàng quá cao, doanh nghiệp lừng khừng thực hiện mua tạm trữ vì hợp đồng chính phủ có trở ngại. Nếu năm ngoái Philippines nhập khẩu 2,4 triệu tấn gạo với hơn 1 triệu tấn từ Việt Nam qua hợp đồng chính phủ, thì năm nay tổng lượng nhập khẩu là 800.000 tấn trong đó chỉ có 200.000 tấn là hợp đồng chính phủ.

Hơn nữa tình hình Trung Đông, Bắc Phi biến động, doanh nghiệp khó bán hàng vì sợ thanh toán bấp bênh, ngân hàng không bảo lãnh và bảo hiểm cũng khước từ.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) do nhiều năm điều hành xuất khẩu gạo đầy bất cập, nên luôn hứng chịu nhiều phê phán. Khi họ áp giá sàn gạo xuất khẩu cao thì báo chí cho rằng để hạn chế xuất khẩu, khi VFA hạ giá sàn thì dư luận cho rằng để hạ giá lúa vì bế tắc hợp đồng xuất khẩu. Tuy vậy nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn có thể hy vọng giá lúa đông xuân không thấp hơn 5.000đ/kg như cam kết của ông chủ tịch VFA.

Theo dòng thời sự: