Nhân tài và sự thịnh suy của đất nước

Tại buổi hội thảo với chủ đề Nhân Tài Và Sự Thịnh Trị Của Đất Nước, diễn ra tại Hà Nội tuần trước, bài tham luận xoay quanh vấn đề làm sao đặt nhân tài vào đúng chỗ của giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Buổi hội thảo đã tạo sự chú ý đặc biệt không phải vì mới lạ mà vì những điểm bất cập trong công việc đào tạo nhân tài ở một xã hội đang phát triển và hội nhập thế giới như Việt Nam hiện giờ.
Thanh Trúc trình bày chi tiết phần tham luận của giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý, viện trưởng Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội, trong buổi hội thảo đó:

Tài năng và môi trường

Tài năng và môi trường là hai yếu tố không thể tách biệt trong đào tạo nhân tài. Theo giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý, viện trưởng Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội, chỉ cần đặt người tài vào môi trường không thích hợp với tài năng của của họ, ngăn chận các mối liên hệ cần thiết giữa họ với môi trường tất nhiên thì tự khắc tài năng đó sẽ mai một và sẽ bị thui chột đi.

Nói một cách khác, đừng mơ tưởng sẽ có sự xuất hiện của tài năng ở những nơi mà điều kiện không cho phép tài năng phát triển. Trong chiến lược đào tạo nhân tài, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý nói tiếp, tài năng nào cũng chỉ xuất hiện từ môi trường mà ở đó khả năng được ươm mầm, nuôi dưỡng, chăm sóc, kích thích, thúc đẩy để tài năng tự thể hiện rồi phát triển và tiếp tục phát triển .

chỉ cần đặt người tài vào môi trường không thích hợp với tài năng của của họ, ngăn chận các mối liên hệ cần thiết giữa họ với môi trường tất nhiên thì tự khắc tài năng đó sẽ mai một và sẽ bị thui chột đi.

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Thế nào gọi là đặt nhân tài vào đúng chỗ , tiến sĩ Hồ Sĩ Quý giải thích:

Trên thực tế như nhiều người nhận định, ở Việt Nam những mầm mống của nhân tài, những mầm mống của tài năng, những người có tài thì khá là nhiều. Những người có tài phải phát huy hết năng lực để họ phát triển và phát triển lên nữa. Tuy nhiên theo đánh giá, theo điều tra của nhiều ngườì thì con số ấy không nhiều so với tiềm năng.

5

Buổi hội thảo "Nhân Tài Với Sự Thịnh Suy Đất Nước" ngày 27 tháng 9, 2011 tại Hà Nội. Ảnh chinhphu.vn
Buổi hội thảo "Nhân Tài Với Sự Thịnh Suy Đất Nước" ngày 27 tháng 9, 2011 tại Hà Nội. Ảnh chinhphu.vn

Ảnh chinhphu.vn

Có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đáng chú ý nhất và đáng phải báo động nhất trong điều kiện của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay mà tôi nhận thấy chính là vấn đề môi trường. Môi trường muốn nói ở đây chính là môi trường xã hội, môi trường giá trị, môi trường quan hệ giữa người với người cho sự phát triển của tài năng.

Trong chiến lược đào tạo nhân tài, một cơ chế để người có tài thiết lập môi trường thuận lợi cho công việc của họ là điều tối cần thiết. Cần phải có những ưu tiên đáng kể để người tài được giao tiếp, sinh hoạt, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp của họ ở phạm vị thế giới chứ không chỉ trong nước. Ở phạm vi quốc gia, các môi trường đang bị vẫn đục cần phải được làm sạch. Điều này đương nhiên rất khó, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý nhấn mạnh, vì nó phụ thuộc vào chính sách, cơ chế , thậm chí thói quen của tổng thể đời sống kinh tế xã hội.:

Chính vì môi trường xã hội, môi trường giữa người với người còn có những vấn đề, những vấn nạn, những nút thắt, những hạn chế cần phải tháo gỡ cần phải giải phóng, để tài năng được xuất hiện, sau khi xuất hiện thì được phát triển mãi.

Chính vì môi trường xã hội, môi trường giữa người với người còn có những vấn đề, những vấn nạn, những nút thắt, những hạn chế cần phải tháo gỡ cần phải giải phóng, để tài năng được xuất hiện, sau khi xuất hiện thì được phát triển mãi.

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Dưới cái nhìn nghiên cứu và quan sát của viện trưởng Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội Hồ Sĩ Quý, thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có những bài phân tích khá sâu sắc về môi trường thực tế khiến những người như Đặng Thái Sơn như Ngô Bảo Châu trở thành tài năng thực sự. Thực tế cũng cho thấy môi trường thế giới là điều kiện không thể thiếu đối với tài năng tầm cỡ thế giới của những người đó:

Nhưng mà với khá nhiều người, đặc biệt những người làm việc trong những lãnh vực đòi hỏi phải có trí tuệ cao, đôi khi môi trường lại là môi trường quốc tế, môi trường ngoài nước, môi trường giao tiếp với tất cả những đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới. Nếu môi trường ấy không được diễn ra không được triển khai không được tổ chức một cách bình thường thì sự phát triển của nhân tài rất khó.
Thực ra thì cũng đã có nhiều người nói về chuyện này, nhưng tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết của mình và tôi cho rằng đấy là điều rất đáng chú ý trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Vạch ra những điều bất hợp lý, thậm chí còn gọi là nhức nhối mà cần phải suy ngẫm và tìm cách giải quyết trong và ngoài khuôn khổ của chiến lược quốc gia về nhân tài, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý đề cập đến những biểu hiện những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đối với sự xuất hiện và phát triển tài năng mà lẽ ra phải mất đi từ lâu, đó là tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, can thiệp để thao túng chính sách, đấu thầu không sóng phẳng, quảng cáo gian lận…, làm cho thị trường đôi khi bất chấp quí luật mà cũng chẳng theo được những định hướng sáng suốt:

Phát hành vào tháng 3/2003 tại Nhật, cuốn hồi ký được Mostly Classic, tạp chí nhạc cổ điển uy tín của nước này, chọn là Cuốn sách của tháng.Bìa cuốn hồi ký bản tiếng Việt.
Phát hành vào tháng 3/2003 tại Nhật, cuốn hồi ký được Mostly Classic, tạp chí nhạc cổ điển uy tín của nước này, chọn là Cuốn sách của tháng.Bìa cuốn hồi ký bản tiếng Việt. (screen capture)

Môi trường xã hội là nói theo nghĩa rộng, còn theo nghĩa hẹp hơn là môi trường giá trị tức là môi trường đáng kể nhất. Ở Việt Nam, như các vị đã rõ, môi trường xã hội cũng đã thúc đẩy đã ươm mầm cho rất nhiều tài năng.

chưa chắc những người làm việc cụ thể trong việc động viên khuyến khích phát triển và nâng đỡ tài năng đã hiểu hết những điều ấy hoặc là vô tình không hiểu. Tôi nghĩ nếu không được báo động thì sẽ là một thiệt thòi cho những người đang có khả năng có tài năng

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Tuy nhiên không nhiều trong số các tài năng ấy được phát triển đến tận cùng hoặc phát triển đến cao độ khả năng của nó. Những trường hợp như Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn trên thực tế với những điều kiện hạn chế trong nước thì không đủ để cho những tài năng như thế phát tiết và phát triển hơn nữa. Những tài năng tầm cỡ như Ngô Bảo Châu như Đặng Thái Sơn thì cơ hội để cho họ phát triển chính là môi trường thế giới. Điều ấy bây giờ bắt đầu ở Việt Nam người ta đã nhận ra.
Tuy nhiên những trường hợp tương tự như vậy thì chưa chắc những người làm việc cụ thể trong việc động viên khuyến khích phát triển và nâng đỡ tài năng đã hiểu hết những điều ấy hoặc là vô tình không hiểu. Tôi nghĩ nếu không được báo động thì sẽ là một thiệt thòi cho những người đang có khả năng có tài năng và muốn đem sức mình phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Cơ chế ban ơn và hàm ơn

Về môi trường giữa người với người liên quan tới việc đặt nhân tài vào đúng chỗ đề từ đó phát huy và vươn lên, điểm tiêu cực đáng chú ý mà giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý cho rằng đã làm méo mó giá trị xã hội :

Đáng phải nói nhất trong môi trường quan hệ giữa người với người thì tôi nói đến cái cơ chế mà tôi gọi là ban ơn và hàm ơn. Theo chúng tôi, đây là một tập tục, một thói quen, một thói xấu đã được hình thành nhiều năm. Đó là cái rơi rớt cái hệ quả của cơ chế hành chính bao cấp ngày xưa .
Cơ chế hành chính bao cấp, đặc biệt trong lãnh vực nội dung kinh tế tài chính, thì đã hết thời rồi. Tuy nhiên trong đời sống xã hội thì cơ chế hành chính bao cấp, ở Việt Nam gọi là “cơ chế xin cho”, tất cả mọi thứ nếu cần thiết đều phải đặt vấn đề do cái thói quen rơi rớt từ cái hệ quả của cơ chế xin cho, ngày nay trong xã hội nó biến tướng hoặc nó bị méo mó đi và biến thành quan hệ mà chúng tôi gọi là ban ơn hàm ơn.

Đáng phải nói nhất trong môi trường quan hệ giữa người với người thì tôi nói đến cái cơ chế mà tôi gọi là ban ơn và hàm ơn. Theo chúng tôi, đây là một tập tục, một thói quen, một thói xấu đã được hình thành nhiều năm.

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Đây là điều mà nhiều người thấy bình thường, tuy nhiên với tính cách những người nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trong xã hội bình thường thì đáng lý mỗi người phải thực hiện cái bổn phận của mình trước trách nhiệm xã hội, tuy nhiên trong việc thực thi trách nhiệm ấy thì ở Việt Nam đôi khi người ta lại cố tình hoặc là vô tình hiểu rằng mình đang ban ơn cho người khác.
Với bất kỳ ai, khi nhận được sự quan tâm nào đó của cơ quan công quyền hoặc là đáng lý phải được hưởng những công vụ bình thường của bên đối tác, thì với bản tính tốt đẹp của người Việt là không quên ơn nghĩa , trong trường hợp ấy lại bày tỏ thái độ hàm ơn bất kỳ sự việc gì dù nhỏ dù to, chính đáng hay không chính đáng. Không chính đáng phải hàm ơn thì có thể hiểu được, còn những trường hợp bình thường đáng lý được hưởng quyền ấy một cách tự nhiên thì người Việt mình lại hàm ơn.
Tôi gọi đó là hàm ơn một cách tùn mủn, Tôi còn nói rằng trong thực tế xử lý tình cảm như thế thì dễ được việc, tuy nhiên đối với toàn bộ đời sống xã hội mà việc gì cũng phải diễn ra theo cơ chế ban ơn hàm ơn thì nó làm méo mó các quan hệ xã hội, cản trở sự tiến bộ bình thường của một xã hội đáng ra phải phát triển tốt hơn.

Theo ông, quan niệm ban ơn hàm ơn cũng khiến nền giáo dục Việt Nam , thể hiện qua học hành thi cử, giá trị người dạy học và tương quan thầy trò, đều bị méo mó bị biến dạng một cách đáng báo động.

Trở lại vấn đề ông cho là đã được bàn đến quá nhiều trong lúc sự cải thiện quá ít hoặc là không có, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý góp ý:

Đối với việc phát hiện, bồi dưỡng, chăm sóc và kích thích để cho tài năng nẩy nở thì hiện nay người ta hay bàn nhiều quá đến chuyện lương bổng hay đãi ngộ. Tôi đặt vấn đề là đối với người tài hay đối với tài năng thì lương bổng hay đãi ngộ chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Vì vậy chưa chắc đã cần phải bàn đến chuyện lương bổng hay đãi ngộ. Việc quan trọng nhất và cần thiết nhất là hãy đặt nhân tài vào đúng chỗ của họ, cho phép nhân tài thiết lập các quan hệ bình thường của họ, tự khắc tài năng của họ sẽ nẩy nở và phát triển và phát triển mãi.

chưa chắc đã cần phải bàn đến chuyện lương bổng hay đãi ngộ. Việc quan trọng nhất và cần thiết nhất là hãy đặt nhân tài vào đúng chỗ của họ, cho phép nhân tài thiết lập các quan hệ bình thường của họ, tự khắc tài năng của họ sẽ nẩy nở và phát triển và phát triển mãi.

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Đó là trách nhiệm mà những người hoặch định chính sách trong lãnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam phải chú trọng nếu không muốn nhân tài bị thui chột, viện trưởng Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội Hồ Sĩ Quý khẳng định.

Trong con mắt của tôi, người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, so với một cộng đồng bình thường tương tự như mình, thì thông minh, nhanh nhậy, nắm bắt cái mới là khả năng thấy rất rõ. Tuy nhiên trên thực tế, để tài năng phát triển đến đỉnh cao đến tối đa, phát huy hết được năng lực cá nhân thì lại không nhiều.

Tóm lại, có nhiều vấn đề trong giáo dục Việt Nam nhưng vấn đề ông Hồ Sĩ Quý muốn xoáy vào là môi trường của tài năng trong điều kiện hiện nay. Ông nói ông mong các nhà hoặch định chính sách thấu hiểu rằng mỗi một tài năng mỗi một mầm mống của tài năng đều có môi trường rất đặc thù của họ. Nếu làm hỏng hay phá vỡ môi trường ấy thì tài năng không thể phát triển được:

Trước tôi thì các học giả các nhà tư tưởng các nhà nghiên cứu cũng đã nói nhiều trên báo chí, trên các tài liệu, thậm chí trong các hội nghị và những kiến nghị đối với những người có trách nhiệm trong chính phủ.
Tuy nhiên đôi khi tình trạng nó giống như là đấm bị bông. Chúng tôi cho rằng có thể có cái gì đó không ổn trong cơ chế quản lý giáo dục khiến những tiếng nói tâm huyết những đề đạt những kiến nghị có giá trị hoặc là được lắng nghe nhưng không được thực hiện, hoặc là chưa được lắng nghe hoặc do vì cái gì đó mà không đến được những chỗ cần thiết.

Giáo dục là chìa khóa của sự phát triển, các lĩnh vực khác có thể hỏng thì làm lại, giáo dục hỏng mà làm lại thì phải mất một hai thế hệ. Một hai thế hệ chậm phát triển trong giáo dục thì khả năng tụt hậu xa hơn là cái khả năng rất có thể xảy ra

tiến sĩ Hồ Sĩ Quý

Thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay quả thực có quá nhiều nút thắt, đụng đến đâu cũng có vấn đề cả. Điều chúng tôi lo lắng băn khoăn là vì đáng lý phải được giải quyết ngay thì rất nhiều năm nay tình trạng ấy cũng không được cải thiện là bao.
Giáo dục là chìa khóa của sự phát triển, các lĩnh vực khác có thể hỏng thì làm lại, giáo dục hỏng mà làm lại thì phải mất một hai thế hệ. Một hai thế hệ chậm phát triển trong giáo dục thì khả năng tụt hậu xa hơn là cái khả năng rất có thể xảy ra.

Đối với giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý, nhân tài là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và thăng tiến của một quốc gia., bổn phận của nhân tài là phục vụ cho sự thịnh trị của đất nước.

Đó là lý do những bất cập khiếm khuyết trong giáo dục trong đào tạo nhân tài trước những đòi hỏi mới của một đất nước phát triển như Việt Nam phải được nêu đích danh.

Còn với những người có tài, viện trưởng Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội Hồ Sĩ Quý kết luận, đừng cho là phi lý khi giả định rằng rất có thể ở đâu đó trên đất nước Việt Nam vẫn có những người không kém tài ba, nhưng khi chưa kịp trở thảnh nhân tài thì họ đã vội trở thành những người bình thường lẫn trong hàng triệu người bình thường khác.