Kế hoạch xem xét cột mốc biên giới tỉnh Prey Veng

Khi đảng Sam Rainsy chuẩn bị báo cáo vấn đề Việt Nam dời cột mốc vào lãnh thổ Campuchia, đại diện Hội đồng giám sát nước này có kế hoạch đến xem xét hai cột mốc này.

0:00 / 0:00

Hội đồng giám sát Campuchia có kế hoạch đến xem xét hai cột mốc biên giới ở tỉnh Prey Veng giáp tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2011, sau khi Hội đồng này nhận được đơn khiếu nại từ người dân và thành viên của Hiệp Hội giáo viên độc lập cáo buộc hai Ủy ban biên giới của Chính phủ Campuchia và Việt Nam cắm cột mốc biên giới lên đất dân Campuchia.

Xem xét trước khi báo cáo

Đại diện Hội đồng giám sát Campuchia Rong Chhun nói với Đài Á Châu tự do rằng, ông sẽ dẫn phái đoàn đến xem xét cột mốc biên giới số 130 và 131 tại xã Kra Bao, huyện Kamchay Meas vào đầu tháng Giêng tới đây. Ông nói rằng, tổ chức của ông nhận được đơn khiếu nại rằng hai cột mốc biên giới đó cắm vào lãnh thổ Campuchia, cách biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam khoảng 600 mét.

Sau khi đến xem xét, ông sẽ làm báo cáo gửi lên Chính phủ hoàng gia mặc dù báo cáo liên quan cột mốc biên giới số 108 và 109 ở tỉnh Kampong Cham trước đây chưa được Chính phủ giải thích. Ông Rong Chhun nhận định:

Chúng ta là người Campuchia, cho nên chúng ta phải tiếp tục làm công việc này mặc dù Chính phủ không trả lời.

Ông Rong Chhun

“Chúng ta là người Campuchia, cho nên chúng ta phải tiếp tục làm công việc này mặc dù Chính phủ không trả lời. Việc Chính phủ không trả lời và không quan tâm, thì chúng ta để Công dân đánh giá rằng ban lãnh đạo chúng ta có ý chí bảo vệ và phục vụ đất nước thế nào.”

Đại diện Hội đồng giám sát Campuchia còn nói rằng, Ủy ban biên giới của hai chính phủ nên giải quyết vấn đề cột mốc biên giới lấn vào lãnh thổ

Campuchia theo từng cột mang tính khoa học, khách quan và minh bạch, rồi sau đó bắt đầu cắm những cột mốc kế tiếp. Ông Rong Chhun còn nói, việc Ủy ban biên giới hai nước tăng tiến độ cắm cột mốc đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đất dân. Hiện nay có hơn 200 cột mốc biên giới được cắm xong, tuy nhiên phần lớn những cột mốc này cắm vào lãnh thổ Campuchia, và đây là vấn đề cần được Chính phủ giải quyết.

Ông Prak Savann, huyện trưởng huyện Kamchay Meas, tỉnh Prey Veng bác bỏ lời khẳng định của đại diện Hội đồng giám sát. Ông nói rằng, Hội đồng này không nên tin vào thông tin sai sự thật. Còn nếu như ông Rong Chhun muốn biết sự thật và thấy tận mắt, thì ông sẽ dẫn đoàn Hội đồng giám sát đến xem cột mốc biên giới đó.

campuchia-vn250.jpg
Công an biên phòng Việt Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham hôm 14/12/2010. Photo by Quốc Việt, RFA (Công an biên phòng Việt Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham hôm 14/12/2010. Photo by Quốc Việt, RFA)

Hội đồng giám sát Campuchia tuyên bố sẽ đến xem xét cột mốc biên giới tại tỉnhPrey Veng sau khi nhiều điều bất thường xảy ra đối với Dân biểu đảng đối lập Sam Rainsy trong lúc nhóm Dân Biểu bị Công an biên phòng của Việt Nam đến ngăn chặn không cho đến xem cột mốc biên giới tạm số 103 tại ấp Đônroth, xã Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham.

Chủ tịch Ủy ban biên giới của Chính phủ hoàng gia Campuchia ông Var Kimhong cho biết, kế hoạch đoàn đại diện Hội đồng giám sát đến xem xét cột mốc biên giới ở tỉnh Prey Veng sẽ không trùng hợp như những gì xảy ra đối với Dân Biểu đảng Sam Rainsy bởi vì hai cột mốc biên giới số 130 và 131 được cắm xong. Nhưng ông Var Kimhong khẳng định rằng, Hội đồng này không cần thiết làm báo cáo liên quan vấn đề biên giới lên Chính phủ bởi vì đây là công việc của Ủy ban biên giới. Ủy ban biên giới là đại diện của Chính phủ.

Ông Var Kimhong còn cho biết, hoạt động cắm cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đang hoạt động mỗi ngày và cũng không giảm tốc độ. Còn đảng đối lập và tổ chức ngoài chính phủ thì không có chuyên môn để xem xét cột mốc và khẳng định Campuchia bị mất đất.

Đất giáp khu vực biên giới thì chưa bao giờ cho phép thuộc vào sở hữu người nào, còn việc cắm mốc thì đương nhiên có đụng chạm.

Ông Var Kimhong

Ông Var Kimhong nói, “Chúng ta không thể nào ngưng cắm cột mốc bởi vì sợ bị cắm lên đất người này hay người nọ. Cột mốc biên giới, nếu không cắm lên đất bên mình thì bên Việt Nam. Họ cho phép chúng ta cắm được nhưng tại sao bên mình lại không thể ? Đất giáp khu vực biên giới thì chưa bao giờ cho phép thuộc vào sở hữu người nào, còn việc cắm mốc thì đương nhiên có đụng chạm.

Chúng ta không thể nào tránh khỏi. Còn cuộc vận động của ông Rong Chhun hay nhóm khác để chống lại hoạt động cắm cột mốc trong lúc Ủy ban biên giới của hai quốc gia có kế hoạch phải hoàn thành việc cắm mốc trong năm 2012, thì không thể làm được. Chúng ta cũng không chấp thuận.”

Ông Rong Chhun từng bị tù 96 ngày vì ra thông cáo phê bình Chính phủ ông Hun Sen ký kết Hiệp định biên giới bổ sung với Chính phủ Hà Nội hồi đầu tháng 10 năm 2005 tại Thủ đô Hà Nội. Vừa qua, ông từng đến xem xét cột mốc số 270 ở tỉnh Takeo; cột mốc số 108 và 109 ở huyện Mê mót tỉnh Kampong Cham.

Theo dòng thời sự: