Công nhân đình công vì đồng lương không đủ sống

"Lương tối thiểu và đình công" đó là tựa đề một bài viết đăng trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị mới đây. Tác giả Tư Giang thuật lại kết quả chuyến đi thăm công nhân do ông Phí Thái Bình, Phó Chủ Tịch Hà Nội, thực hiện vào cuối tháng trước.

0:00 / 0:00

Ông Bình nhìn nhận là thu nhập của người lao động quá thấp, cuộc sống của họ chật vật, không theo kịp giá cả tăng vọt thường xuyên. Tiền lương công nhân chỉ đủ cho nhu cầu thiết yếu, nhất là chuyện ăn uống, còn những chi phí khác thì kể như họ không đành chịu bó tay.

Mặt khác, ông Phí Thái Bình cũng nhấn mạnh rằng, các cuộc đình công đòi quyền sống của người lao động là chưa đúng với pháp luật hiện hành.

Lương công nhân

Tương tự như lời phát biểu của ông Phó Chủ Tịch Hà Nội - Phí Thái Bình, báo chí trong nước cũng nhìn nhận là mức lương hiện giờ không đủ để người lao động trang trải cho cuộc sống hàng ngày, dù họ phục vụ trong khu vực công hay tư, và đây chính là hệ quả của chính sách tiền lương tối thiểu do nhà nước ban hành.

Tại Việt Nam tiêu chuẩn nghèo là chỉ hưởng lương tối đa 520 ngàn đồng một tháng ở vùng đô thị, còn tại nông thôn là 400 ngàn đồng một tháng.

workerStrike250.jpg
Lạm phát, giá cả tăng cao, đồng lương không đủ sống khiến làn sóng đình công của công nhân Việt Nam liên tục lan rộng từ Bắc chí Nam. (Photo: AFP)

Theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế là lãnh một đô la trở xuống một ngày, mức thu nhập 30 đô la của công nhân Việt Nam là dạng nghèo.

Mức lương này cộng với người ăn theo thì tổng thu nhập một gia đình lao động là trên dưới 60 đô la một tháng vẫn là thuộc diện nghèo.

Tiền luơng tối thiểu không được điều chỉnh kịp thời để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động. Chính sách tiền lương của Việt Nam chưa vận hành theo cơ chế thị trường.

Ô. Hoàng Minh Hào

Tính theo tìên Việt Nam, số tiền này tương đương với một triệu một trăm ngàn đồng cho một hộ thì rõ ràng là chật vật, thiếu trước hụt sau.

Ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ Trưởng Vụ Tiền Lương, Tiền Công, và Việc Làm (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội), phát biểu: "Tiền luơng tối thiểu không được điều chỉnh kịp thời để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động. Chính sách tiền lương của Việt Nam chưa vận hành theo cơ chế thị trường".

Lên tiếng về sự việc này, ông Bảo, một viên chức cao cấp thuộc ngành kế hoạch và đầu tư ở Hà Nội, cho phóng viên Ban Việt Ngữ - Đài RFA chúng tôi biết là trong giới đủ ăn đủ mặc, tạm gọi là thoải mái, thì chẳng ai nghĩ tới tiền lương làm gì, vì có thấm gì đâu.

Ông cũng nhìn nhận có nhiều cán bộ công chức nhà nước bỏ việc, chuyển sang khu vực tư nhân để kiếm tiền nhiều hơn:

“Thực ra thì ở Vịêt Nam, tiền lương đôi khi không phải là quan trọng, cũng có người không đánh giá cao việc ấy lắm. Cái này nó đúng, ví dụ như ở ngân hàng chẳng hạn, mặc dù ngân hàng nếu mà so sánh với hệ số lương của các cơ quan nhà nước khác thì họ vẫn có thêm hệ số của ngành cao hơn, nhưng mà nếu so với các ngân hàng ngoài quốc doanh thì lương của họ cao hơn rất nhiều.

Cho nên người của ngân hàng nhà nước họ bỏ ngân hàng nhà nước đi làm cho bên ngoài rất nhiều. Ở các tỉnh thì một số lãnh đạo chủ chốt mà họ có mối quan hệ gì đấy thì sau đấy họ cũng sẽ ra ngoài họ làm chớ họ không làm cho nhà nước nữa."

Vất vả thời bão giá

Bà Quyên, một nhân viên phục vụ trong ngành khách sạn - lữ hành ở Saigon, nói rằng quả thật tiền lương của người lao động Việt Nam rất thấp, vì chính sách quản lý kinh tế nhà nước chưa hiệu quả. Theo bà thì cần phải biết "thắt lưng buộc bụng, liệu cơm gấp mắm, sống thanh bạch, thì may ra mới qua ngày được".

Lạm phát tăng cao, đồng lương không đủ sống là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đình công liên tục của giới công nhân tại Việt Nam.
Lạm phát tăng cao, đồng lương không đủ sống là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đình công liên tục của giới công nhân tại Việt Nam. (AFP PHOTO)

Theo bà, chuyển sang làm việc cho tư nhân thì lương cao nhưng lại mất đi nhiều quyền lợi thiết thực mà chỉ các cơ quan nhà nước mới được hưởng:

"Cái đầu lương của người Việt Nam mình theo như tôi biết chung là đa số, đại đa số nếu mà gọi là công nhân thì không đủ sống, có lẽ vì đất nước của mình cũng còn cái vấn đề là - phải nói là hơi chậm tiến.

Ở chế độ nào thực ra ai cũng muốn mình cố gắng làm tốt nhưng mà có lẽ trình độ chỉ tới đó thôi chớ không hơn được nữa. Có một số người người ta cũng bở ra ngoài bởi vì mỗi người có một cái hướng để làm việc, anh ạ. Tại vì nếu mà bỏ ra ngoài làm thì trên thục tế - tôi nói như vầy nghe, ví dụ như lương làm cho nhà nước thì không tới 2 triệu, chỉ trên 100 đô một tháng thôi thì không đủ sống.

Đó là lương của một công chức gọi là lâu năm đó. Còn nếu mà anh nhảy ra ngoài thì khả năng anh có thể làm được 2 triệu mấy. Nhưng mà nó cũng có cái vầy nữa, nếu mà làm cho tư nhân thì không được có những ưu đãi của nhà nước.

Cái đầu lương của người Việt Nam mình theo như tôi biết chung là đa số, đại đa số nếu mà gọi là công nhân thì không đủ sống, có lẽ vì đất nước của mình cũng còn cái vấn đề là - phải nói là hơi chậm tiến.

Bà Quyên ở Sài Gòn

Thí dụ nhà nước làm một năm cho đi chơi du lịch một lần, du lich trong nước, một lần, trong tổ chức tập thể hoặc là nghỉ phép.

Tuỳ theo trình độ và tuỳ theo ý thích mỗi người chớ cũng không hẳn là ai cũng muốn nhảy ra ngoài đâu, anh. Làm cho nhà nước thì lương rất là thấp, vượt qua được mà không bị cám dỗ của mọi cạm bẫy khác, có nghĩa không làm một điều gì xấu để thêm tiền, để thêm một cái vật chất tạo cho mình."

Ông Đoàn Việt Trung hiện đang ở Úc, là Tổng Thư Ký Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động, từng đi thăm công nhân xuất khẩu lao động tại khu vục Châu Á thì nhấn mạnh rằng theo lý thuyết - sách vở ở Việt Nam thì chỉ có những chủ nhân tư bản mới bóc lột sức lao động con người, ông thuật lại những điều mắt thấy tai nghe, minh chứng cho hòan cảnh tồi tệ, không lối thoát, bị bóc lột của công nhân Việt Nam, làm việc ở nước ngoài:

“Tôi nghĩ là con người thì ở trong xã hội nào, chế độ nào cũng có những người có lòng tham. Người có lòng tham đó họ cần phải bị kiềm chế bởi một thể chế chính trị và xã hội để cho họ không thể đi quá đà được.

Thế thì ở nước Việt Nam mình không có cái thể chế đó, bởi vì chỉ có một đảng thôi, cho nên đảng đó nắm tất cả tư pháp, lập pháp, hành pháp, và vì thế cho nên không có sự quân bình giữa những thế lực trong xã hội.

Tôi xin lấy điển hình một ví dụ là tất cả 130 ngàn công nhân Việt Nam hiện đang ở Mã Lai, tất cả họ đều bị lừa gạt bởi những công ty môi giới cả. Ai là ngưòi cấp phép cho các công ty môi giới đó?

Suốt bao nhiêu năm nay cả trăm ngàn người bị lừa gạt thế nhưng nhà nước vẫn cấp giấy phép. Nhà nước không thể nào không biết chuyện lừa gạt. Những người lao động khi mà ký những tờ hợp đồng vô giá trị với họ, chuyện đó xảy ra cho hàng trăm ngàn người, thì cái tệ trạng lừa gạt đó sở dĩ nó có là tại vì có lòng tham của con người.

Nhưng mà sở dĩ nó cứ tiếp tục tồn tại là tại vì ở Việt Nam mình chế độ độc tài đã cho phép những viên chức tham nhũng cứ tiếp tục cấp giáy phép cho những công ty môi giới để mà bóc lột người lao động.”

Xin được nhắc lại là Đài Truyền Hình Trung Ương của nhà nước Việt Nam, trong bản tin thời sự, lúc 19 giờ , Thứ Ba , 15 tháng 7 vừa qua, cho biết các công chức ở địa bàn Saigon bỏ việc từ cấp giám đốc trở xuống, từ năm ngoái đến giờ đã lên tới 6500 người, trong đó có cả chủ tịch phường.

Công chức chán nản khi so sánh với mức lương tư chức cùng trình độ, ngành nghề, nên sinh ra tham nhũng hoặc là từ nhiệm, bỏ việc.