Tập đoàn nhà nước: Độc quyền và Hiệu quả?

Trong phiên họp ngày 9 tháng 11 quốc hội đã tỏ ra quan tâm sâu sắc tới hoạt động của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

0:00 / 0:00

Nhiều tập đoàn lợi dụng danh nghĩa của mình để vay với lãi suất thấp nhưng đầu tư không có kết quả, dẫn tới thua lỗ và gây ra các món nợ không thể giải quyết.

Nhiều đại biểu quốc hội còn đưa ra những chứng cứ cho thấy một số tập đoàn nhà nước có biểu hiện độc quyền khiến thị trường không thể kiểm soát nổi.

Nhiều ưu đãi

Từ nhiều năm qua báo chí vẫn thường xuyên đưa tin về chuyện làm ăn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Trong khi sự thành công của các tổng công ty hay tập đoàn chiếm khá nhiều trang báo thì việc thua lỗ, nợ dài hạn không thể thanh toán cũng chiếm không ít giấy mực của nhiều cơ quan truyền thông.

Sau vụ Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có qúa nhiều sai phạm khiến chính bản thân tổng giám đốc Đoàn Văn Kiển bị buộc phải về hưu, lại đến tập đoàn điện lực bị lên án là tăng giá điện một cách bất hợp lý khiến đời sống người dân khó khăn lên rất nhiều.

Dư luận cho rằng tính chất độc quyền mà nhà nước ban phát cho các tập đoàn đã hợp pháp hoá hành động vi phạm luật pháp này.

Mới đây nhất lại nổi lên chuyện tập đoàn Vinashin, một tổng công ty công nghiệp đóng tàu, thì lại có hàng chục đề án hoạt động trái với mục tiêu mà nhà nứơc giao phó, gây nên số nợ khổng lồ gần 4 ngàn tỷ đồng chưa biết lấy tiền đâu thanh toán trong năm nay.

Các tổng công ty phải gánh một mớ di sản của thời bao cấp để lại rất lớn mà không dễ dàng gì vứt bỏ như một doanh nghiệp tư nhân được.

TS Đào Nguyên Vịnh<br/>

Nhiều đại biểu quốc hội chỉ ra rằng, nhà nứơc đã ưu đãi quá nhiều cho các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, bởi quan niệm rằng những đơn vị này là xương sống của nền kinh tế quốc gia, hơn nữa còn có vai trò liên quan đến chính trị chứ không đơn thuần là làm kinh tế. Chính vì thế nên sự nhập nhằng tròng tréo càng khó gải quýêt.

Giải trình về vai trò của các tập đoàn và tổng công ty, các Bộ trưởng Tài chánh, Kế hoạch Đầu tư đều cho rằng cần có thái độ công bằng để đánh giá vai trò của các tổ chức này bởi chúng được nhà nứơc giao cho các trách nhiệm kinh tế chính trị đặc thù.

Bên cạnh đó báo cáo của ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng hầu hết các khoản nợ của khu vực này là dành để đầu tư cho trung và dài hạn.

Trước những quan niệm đó, các đại biều quốc hội cho rằng cần phải tách bạch hai nhiệm vụ chính trị và kinh tế với những chỉ tiêu rõ ràng. Mượn cớ làm chính trị để biện minh cho việc làm ăn thua lỗ là không thể chấp nhận được.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng ngay cả đoàn giám sát của quốc hội cũng chưa làm hết khả năng và vai trò của mình khi theo dõi các tập đoàn và tổng công ty. Với hoạt động như vậy quốc hội không thể nào phát huy hết khả năng hiến định.

Thiếu hiệu quả

Hiệu quả mà tập đoàn và tổng công ty đạt được chưa xứng với vốn cố định mà nhà nứơc cung cấp, chưa kể vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, nhưng những đơn vị này vẫn tăng thêm vị thế trong kinh doanh.

Việc này phát xuất từ đâu và cơ chế hiện nay liệu có quá lỏng lèo hay không? Giáo sư Tiến sĩ Đào Nguyên Vịnh hiện giảng dạy tại đại học Kinh Tế Quốc Dân đưa ra nhận xét:

"Th ế nào là hi ệu qu ả? Bây gi ờ thì các t ổng công ty ph ải gánh m ột m ớ di s ản c ủa th ời bao c ấp đ ể l ại r ất l ớn mà không d ễ dàng gì v ứt b ỏ nh ư m ột doanh nghi ệp t ư nhân đ ược. Doanh nghi ệp nhà n ước gi ống nh ư đ ấu võ trên võ đài nh ưng ph ải mang m ột cái ba lô trên l ưng và đ ối th ủ c ủa anh l ại r ất r ảnh tay. Đó là cái khó cho t ập đoàn và t ổng công ty."

Vinashin là một công ty quốc doanh được nhà nước đầu tư vào công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ đã phát triển thành tập đoàn với số vốn hàng tỷ đô la ban đầu.

Thế nhưng lực lượng vốn mạnh mẽ như vậy đã được tập đoàn này tung vào các dự án đầu tư không dính gì tới chức năng của nó, khiến thua lỗ kéo dài và các món nợ khổng lồ không thể thanh toán được lên đến gần 4 ngàn tỷ đồng.

Nhiều đại biều lo ngại, các tập đoàn và tổng công ty đã vuợt quá tầm kiểm soát của nhà nước và nếu không khéo thì nguy cơ sụp đổ dây chuyền của nhiều tập đoàn có thể xảy ra.

Nhận xét việc này nguyên bộ trưởng bộ Thương Mãi Lê Văn Triết cho biết: "B ản thân h ọ cũng không th ể ki ềm soát n ổi ho ạt đ ộng c ủa h ọ ch ứ nói chi đ ến nhà m ước có th ể ki ểm soát h ọ?"

Đối với các chuyên gia kinh tế thì hoạt động của các tập đoàn hay tổng công ty có thể kiểm soát được với các điều kiện mà theo GSTS Đào Nguyên Vịnh cho là có thể thực hiện, ông nói:

"Làm th ế nào đ ể ti ếp c ận cho tho ả đáng thì theo quan đi ểm c ủa tôi tách làm hai kho ản, cái gì thu ộc v ề ba lô, do c ơ ch ế cũ đ ể l ại thì tách h ẳn ra. Nh ững gì là x ương s ống thì ti ếp t ục duy trì còn nh ững cái gì thu ộc v ề th ị tr ường thì đ ể cho th ị tr ường đi ều ti ết. Ngay c ả ý ki ến c ủa b ộ tài chính đ ưa ra thì cũng ch ưa có m ặt b ằng đánh giá đ ầy đ ủ."

Vinashin chỉ trong thời gian hai năm nó tiêu tốn hai chục ngàn tỷ đồng và nếu như vậy thì anh đem lại lợi nhuận gì mà người ta hỏi tới thì anh nói rằng anh vẫn tồn tại?

Cựu Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết

Nguyên bộ trưởng Lê Văn Triết thì cho rằng: "D ựa vào l ợi th ế các lĩnh v ực ho ạt đ ộng th ật r ộng mà làm tha h ồ thì không t ập trung đ ược s ức l ực đ ể mà ho ạt đ ộng cho nên c ơm nên cháo cho m ột ngành. Thí d ụ nh ư m ột t ập đoàn nó làm v ề tàu bi ển nh ưng l ại tham gia vào vi ệc m ở resort thì anh không đ ủ s ức đ ể theo dõi."

Về vấn đề Vinashin, ông Lê Văn Triết đặt câu hỏi: "Nh ư Vinashin ch ỉ trong th ời gian hai năm nó tiêu t ốn hai ch ục ngàn t ỷ đ ồng và n ếu nh ư v ậy thì anh đem l ại l ợi nhu ận gì mà ng ười ta h ỏi t ới thì anh nói r ằng anh v ẫn t ồn t ại?"

Ngày 9 tháng 11 quốc hội đặt câu hỏi với Vinashin rằng, tập đoàn này sẽ trả số nợ gần 4000 tỷ bằng cách nào và việc kinh doanh của Tập đoàn này sẽ ra sao.

Nhưng trong khi tập đoàn Vinashin chưa có câu trả lời thoả đáng với quốc hội thì sáng ngày 13 tháng 11 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bảo lãnh cho Vinashin phát hành 3 ngàn tỷ trái phiếu với kỳ hạn từ 5 tới 10 năm.

Quyết định này được ký chỉ bốn ngày sau khi quốc hội đưa hàng loạt câu hỏi về hiệu quả của Vinashin khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Liệu thêm ba ngàn tỷ nữa có thay đổi được cơ chế đang bị nghi ngờ là không hiệu quả này có thể thay đổi được kết quả hay không?

Câu trả lời thật không khó đoán nếu so sánh những kết quả mà tập đoàn này đã đạt được từ khi thành lập đến nay.

Điều đáng suy nghĩ là số tiền to lớn này được tung ra trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay của đất nước liệu có thể gây sức bật nào cho Vinashin hay không trong khi chính bản thân tập đoàn này vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào cho thấy sẽ thành công trong các dự án sắp tới?