Những người tìm đến với sách giáo khoa cũ tại Việt Nam

0:00 / 0:00

Câu chuyện sưu tầm sách giáo khoa hơn 100 năm trước

Tuổi Trẻ Online, vào ngày 10/11, đăng tải câu chuyện sưu tầm sách giáo khoa cũ của ông Nguyễn Văn Đương, ở Bình Dương.

Kể lại quá trình sưu tập của mình, ông Đương cho biết sau một thập niên ông có trong tay khoảng vài ngàn cuốn sách giáo khoa. Riêng về sách môn Văn-tiếng Việt thì có đến 500 cuốn. Và, có những quyển sách giáo khoa được xuất bản gần 130 năm trước.

Ông Nguyễn Văn Đương chia sẻ rằng việc sưu tầm sách giáo khoa cũ không dễ dàng, bởi có những cuốn sách rất hiếm. Chẳng hạn như để có được bộ sách lâu đời và tương đối đầy đủ “Giáo khoa thư”, ông Đương phải mất mấy năm và kỳ công thuyết phục chủ sở hữu quyển sách nhượng lại cho mình.

Song song với việc sưu tầm sách giáo khoa, ông Nguyễn Văn Đương còn dành thời gian để chuyển tải các quyển sách lên trang web “thuongmaitruongxua.vn” với tinh thần sưu tầm để lan tỏa. Ông Đương cùng với nhiều cộng sự khác tận tụy scan từng quyển sách cũ, biên soạn nội dung và tương tác với độc giả.

Tác dụng của sự lan tỏa

Bạn trẻ Đăng Quang, ở Sài Gòn chia sẻ với RFA về cảm nghĩ của anh khi tìm đọc được trang web “thuongmaitruongxua.vn”:

<i>Theo góc nhìn của em thì trang web này thật sự là rất hữu ích. Thứ nhất, là em vào xem lại các cuốn sách của những thập niên trước, của những thệ hệ trước như thế nào và em cũng xem luôn các cuốn sách em đã từng học thì cũng gợi lại những kỷ niệm cho mình. Và em nghĩ phần nào cũng giúp cho những người đọc các cuốn sách qua từng năm để so sánh. Qua đó, người ta có thể đánh giá các bộ sách và giáo dục của Việt Nam được tiến bộ theo từng năm hay là bị thụt lùi. Nói chung, em thấy trang trang web như vầy rất hay và hữu ích<br/>-Đăng Quang</i>

“Theo góc nhìn của em thì trang web này thật sự là rất hữu ích. Em vào xem lại các cuốn sách của những thập niên trước, của những thệ hệ trước như thế nào và em cũng xem luôn các cuốn sách em đã từng học thì cũng gợi lại những kỷ niệm cho mình. Và em nghĩ phần nào cũng giúp cho những người đọc các cuốn sách qua từng năm để so sánh. Qua đó, người ta có thể đánh giá các bộ sách và giáo dục của Việt Nam được tiến bộ theo từng năm hay là bị thụt lùi. Nói chung, em thấy trang trang web như vầy rất hay và hữu ích.”

Một phụ huynh ở Đồng Tháp cho RFA biết, bà phải tim kiếm trên internet những bộ sách giáo khoa cũ, như qua trang web “thuongmaitruongxua.vn” để dạy cho đứa con trai của bà:

“Con tôi năm nay mới lên lớp 2, nhưng được dạy theo cải cách của sách giáo khoa ‘tam giác, tròn, vuông’ mà chính phụ huynh như tôi còn không hiểu thì không thể giúp cho con tôi học được. Tôi phải tìm lại những cuốn sách giáo khoa từ hồi tôi học lớp 1 thì rất là dễ học vì vừa có tượng hình và tượng âm, như chữ ‘cờ’ thì có cách đánh vần kèm theo hình lá cờ nên học rất dễ nhớ. Con tôi nói đọc không được tốt nhưng cuối năm vẫn lên lớp vì cô giáo nói nếu có 1 học sinh ở lại thì cô không được danh hiệu giáo viên tiên tiến. Phụ huynh chúng tôi rất bức xúc và muốn năm tới đề nghị với phòng giáo dục tìm lại sách ngày xưa để dạy cho các cháu.”

Ông Nguyễn Văn Đương bên những quyển sách sưu tầm trong 1 thập niên.
Ông Nguyễn Văn Đương bên những quyển sách sưu tầm trong 1 thập niên. (Courtesy: Ảnh chụp màn hình zing.vn)

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, vào tối ngày 11/11, lên tiếng với RFA rằng ông rất ấn tượng bởi nền giáo dục mà ông cùng bạn bè trang lứa được thụ hưởng ở miền Nam, Việt Nam trước đây. Ông khẳng định rằng nhân cách và sự thành công đáng ghi nhận của nhiều thế hệ người Việt trong và ngoài nước phần lớn nhờ vào những bộ sách giáo khoa xưa cũ mà ông Nguyễn Văn Đương đang bỏ công cần mẫn sưu tầm và lan tỏa.

Tham khảo sách cũ để biên soạn sách mới

Đài RFA ghi nhận trong bối cảnh những bộ sách giáo khoa mới đang là vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, thì những sách giáo khoa cũ được không ít phụ huynh tìm kiếm để chỉ dạy cho con em của họ.

Chúng tôi nêu câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng rằng xu hướng tìm kiếm và học hỏi từ những sách giáo khoa cũ như thế vẫn còn hữu dụng trong thời đại hiện nay hay không, và được ông trả lời:

<i>Về căn bản thì sách giáo khoa dựa vào tính nhân văn của xã hội, nghĩa là xu thế tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ thơ được hài hòa, tự nhiên, tôn trọng lễ nghi và hiếu đạo. Đó là những điều có tính chất vĩnh cửu, không có thời nào thay đổi những gì trị này. Thời đó các bộ sách giáo khoa cũng được dựa vào xu thế chung của nhân loại tiến bộ mà được truyền lại theo nền giáo dục của Pháp, là không áp đặt cho giới trẻ những xu hướng một chiều mà dạy đa chiều. Cho nên ắt hẳn là có giá trị thôi<br/>-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng</i>

“Về căn bản thì sách giáo khoa dựa vào tính nhân văn của xã hội, nghĩa là xu thế tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ thơ được hài hòa, tự nhiên, tôn trọng lễ nghi và hiếu đạo. Đó là những điều có tính chất vĩnh cửu, không có thời nào thay đổi những gì trị này. Thời đó các bộ sách giáo khoa cũng được dựa vào xu thế chung của nhân loại tiến bộ mà được truyền lại theo nền giáo dục của Pháp, là không áp đặt cho giới trẻ những xu hướng một chiều mà dạy đa chiều. Cho nên ắt hẳn là có giá trị thôi.”

Ông Nguyễn Văn Đương cũng được Tuổi Trẻ Online dẫn lời nhận xét về sách giáo khoa lớp 1 thời xưa, rằng “Hình thức và ngôn ngữ trong sách đều rất mộc mạc và gần gũi với học sinh. Đa số các cuốn sách đều mỏng, chữ không quá nhiều, lại được in khá to. Các hình vẽ minh họa rất thân thuộc với cuộc sống thường ngày. Nhìn vào, học sinh dù chưa thạo mặt chữ vẫn có thể đoán được từ đó có ý nghĩa gì, rất dễ dàng cho việc nắm bắt bài học.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết ông sẽ liên hệ với người sưu tầm sách tên Nguyễn Văn Đương để kết nối với những người có tâm huyết trong lĩnh vực giáo dục nhằm có thể hỗ trợ tạo dựng được các bộ sách giáo khoa quý báu và hữu ích cho các thế hệ Việt Nam về sau.

Vị giáo sư dành trọn thời gian nghỉ hưu để cống hiến cho giáo dục của Việt Nam-tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho rằng xã hội tiến triển không ngừng và đầy ắp những thông tin mới cùng với điều kiện và phương cách để kết hợp những giá trị cũ và cập nhật những kiến thức của thế giới thì các bộ sách giáo khoa tại Việt Nam sẽ được cải tiến một cách hiệu quả.

Trong một lần trao đổi với RFA hồi đầu tháng 11/2018, tiến sĩ Mạc Văn Trang khẳng định rằng ngành giáo dục của Việt Nam nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cũng như tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam là nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới đúng bản chất của giáo dục.