80.000 người lăn tay xin thả Giám đốc Đài phát thanh Campuchia

Tại Campuchia, Hiệp hội Dân chủ đã thu thập được dấu lăn tay gần 80 ngàn người dân tại 24 tỉnh thành cho một thỉnh cầu gửi đến các Đại sứ quán ở Phnom Penh và Chính phủ nhằm can thiệp thả Giám đốc Đài phát thanh Tổ Ong bị bắt hồi giữa tháng 7.

0:00 / 0:00

Kêu gọi thế giới can thiệp

Trong lúc các tổ chức Nhân quyền trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi chính phủ Campuchia trả tự do cho Giám đốc Đài phát thanh Tổ Ong (Beehive) FM 105 MHz, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ, Phó Tổng thư ký của Hiệp hội đã thu thập được khoảng 80.000 dấu lăn tay của người dân gửi đến các Đại sứ quán nước ngoài và chính phủ xin can thiệp.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dân chủ là bà Huot Phannari cho biết người dân sẽ gửi thư thỉnh cầu đến các Đại sứ quán tại thủ đô Phnom Penh gồm Mỹ, Australia, Canada, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Đại sứ quán Singapore. Nội dung thư yêu cầu can thiệp thả ông Mam Sonando, Giám đốc Đài phát thanh Ổ Ong FM 105 MHz, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ.

Đối với hoạt động thu thập dấu lăn tay thì người dân vẫn tiếp tục tự thu thập... Sau khi dấu lăn tay lên đến 100 ngàn, chúng tôi sẽ kiến nghị thư lên Thủ tướng, các Đại sứ quán nước ngoài để trả tự do cho ông.

Bà Huot Phannari

Hiệp hội bắt dầu thu thập dấu lăn tay từ ngày 23/7, cho đến giờ này đã thu thập được dấu lăn tay của khoảng 80 ngàn người. Trong đó có cả học sinh, sinh viên, giáo viên, người dân ở nông thôn, thành thị, các tổ chức ngoài chính phủ và một số người đang làm trong cơ quan Nhà nước. Nếu chính phủ không gây khó dễ, hâm dọa người dân thu thập dấu lăn tay thì con số sẽ lên tới hàng trăm ngàn người.

Bà Huot Phannari: "Tôi vừa đến thăm Chủ tịch sáng nay (1/8), ông dặn phải tiếp tục giúp người dân không tiền bạc, không gạo ăn, bị bệnh đến xin Hiệp hội giúp đỡ. Nếu Hiệp hội hết tiền thì ông sẽ vay người khác.

Đối với hoạt động thu thập dấu lăn tay thì người dân vẫn tiếp tục tự thu thập. Trước đây, các thành viên và đại diện Hiệp hội có gửi thư xin một số Đại sứ quán can thiệp thả ông. Sau khi dấu lăn tay lên đến 100 ngàn, chúng tôi sẽ kiến nghị thư

Bà Dinn Phanara, vợ của ông Mam Sonando trả lời báo chí . (Photos: Quốc Việt/RFA)
Bà Dinn Phanara, vợ của ông Mam Sonando trả lời báo chí . (Photos: Quốc Việt/RFA) ((Photos: Quốc Việt/RFA))

lên Thủ tướng, các Đại sứ quán nước ngoài để trả tự do cho ông.”

Ông Mam Sonando, 70 tuổi, đã bị hàng chục cảnh sát chìm và nổi tiến hành bao vây nhà và bắt đi vào ngày 15/7. Ngày 16/7, Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh truy tố bốn tội danh gồm chống đối chính quyền, kích động bãi công, can thiệp bất hợp pháp vào công việc của chính quyền và kích động dân cầm vũ khí chống nhà nước.

Một bước lùi cho cuộc vận động tự do, dân chủ

Sau phiên tòa kết thúc, các tổ chức nhân quyền địa phương cho rằng việc chụp mũ ông này đứng đầu phong trào ly khai ở tỉnh Kratie là một bước lùi cho vận động quyền tự do, dân chủ ở xứ chùa Tháp.

Ngày 30/7, các tổ chức nhân quyền quốc tế như Tổ chức Điều 19 (Article 19); Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA) và Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) viết thư gửi đến Thủ tướng Hun Sen bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.

Trong trường hợp tòa án tiến hành xét xử, chính phủ phải tôn trọng quyền tự do cá nhân, xét xử công bằng để được đảm bảo quy định của pháp luật Campuchia và nghĩa vụ quốc tế của chính phủ. Đồng thời, thúc giục đảm bảo sức khỏe và tinh thần báo chí của ông lúc đang bị giam giữ.

Đó là một điều rất nguy hiểm và đang đe dọa quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do thông tin và báo chí vì nó liên quan đến việc đóng Đài phát thanh của ông. Chúng tôi quan ngại có gì đứng sau vụ án này.

Ông Liu John

Ông Liu John, lãnh đạo Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA) cho RFA biết vào ngày 1/8 rằng cho đến giờ này ông chưa nhận được phúc đáp từ văn phòng Thủ tướng Hun Sen. Theo ông việc liên kết ông Sonando với một phong trào ly khai trong tỉnh Kratie là một hành động thiếu cơ sở vì ông này chưa bao giờ đến thăm tỉnh trên.

Ông Liu John cho biết từ Thái Lan: "Đó là một điều rất nguy hiểm và đang đe dọa quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do thông tin và báo chí vì nó liên quan đến việc đóng Đài phát thanh của ông. Chúng tôi quan ngại có gì đứng sau vụ án này. Mối quan tâm của chúng tôi trong việc bắt giữ và đàn áp ông Sonando là do ông thu thập thông tin và trình bày hoạt động của phong trào Sức mạnh Nhân dân Khmer (The Khmer People Power Movement). Báo cáo của ông được phát sóng trên Đài phát thanh Tổ Ong vào ngày 25/6. Ngày hôm sau, Thủ tướng công khai kêu gọi bắt giữ ông."

Trong khi đó, phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng là ông Phay Siphan lên tiếng phản đối những ý kiến nói trên. Ông nói các Tổ chức nhân quyền nên để tòa án làm việc, vì tòa án chịu trách nhiệm điều tra vụ án này. Hơn nữa, Campuchia là một quốc giá độc lập và có đầy đủ pháp luật.

Ông Phay Siphan phát biểu: "Các Thẩm phán có thể có khả năng tìm công lý cho ông Sonando hơn các tổ chức nhân quyền. Các tổ chức này nên chờ đợi phán quyết của tòa án vì chúng ta tin tưởng tòa án là một cơ quan tư pháp, công lý.

Riêng vấn đề thu thập dấu lăn tay và viết thư đến cơ quan hành pháp để gây áp lực lên tòa án, đó là một điều không đáng làm vì chúng ta có pháp luật.”

Đây không phải là lần đầu tiên ông Mam Sonando bị chính phủ bắt bỏ tù. Ông từng bị giam giữ trong năm 2003 vì bị cáo buộc phát hành thông tin sai sự thật và kích động mọi người phân biệt đối xử khi có một người nặc danh công bố trên Đài phát thanh Tổ Ong là có cuộc tấn công vào Đại sứ quán Campuchia ở Bangkok.

Một lần nữa, ông bị bắt vào năm 2005 theo tội kích động, nói xấu và xuyên tạc trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề biên giới giữa Campuchia – Việt Nam, chỉ trích ông Hun Sen nhượng đất cho Việt Nam vì đã ký kết bổ sung Hiệp ước biên giới năm 1985 với Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải.

Còn việc bắt giam giữ lần này, ông Hun Sen phát biểu tại buổi lễ trao bằng Tốt nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Luật vào sáng ngày 1/8 rằng chính phủ sẽ không đóng cửa Đài phát thanh Tổ Ong. Còn họat động thu thập dấu lăn tay yêu cầu thả người sẽ không có lợi ích gì đối với hệ thông tư pháp. Do đó, ông này nên tìm luật sư giỏi để bào chữa.