Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan Đảng đang khẩn trương triển khai chiến dịch được ví như "cuộc cách mạng" tinh gọn bộ máy chính trị, dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn tất cải tổ trước thềm Đại hội 14 là một thách thức không hề dễ dàng đối với ông.
Hoàn thành trước đại hội 14
Từ khi nhậm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm luôn yêu cầu phải cải tổ bộ máy Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời nhấn mạnh rằng đây là việc làm cấp bách, cần phải hoàn thiện trước Đại hội Đảng lần thứ 14.
Nguyên do thực hiện cuộc cải tổ này được ông Tô Lâm cho biết là trong bộ máy chính trị hiện tại còn tồn tại nhiều điều tiêu cực, như thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công kém hiệu quả, và bộ máy cồng kềnh khi 70% ngân sách chi trả lương và chi thường xuyên.
Ông Tô Lâm cho rằng bộ máy hiện tại không còn phù hợp với điều kiện mới, gây lãng phí và cản trở sự phát triển của đất nước. Ông kêu gọi thực hiện Nghị quyết 18 (năm 2017) về việc "Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Hôm 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trình bày việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18, đồng thời giới thiệu các phương án dự kiến sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, tổ chức Đảng, Chính phủ, Quốc hội và MTTQ.
Về cơ bản, sau khi tái cơ cấu, khối Đảng sẽ giảm 4 cơ quan Đảng, tăng 2 đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Đối với các cơ quan trực thuộc chính phủ, sau khi sáp nhập các bộ ngành thì Chính phủ sẽ giảm 5 bộ, chỉ còn lại 13 bộ.
Đối với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cuộc cải tổ sẽ làm giảm 4 Uỷ ban Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Tất cả nhiệm vụ sáp nhập sẽ phải hoàn thành trong quý 1/2025.
Trung ương và Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025. Dự kiến, tại các cuộc họp này sẽ ban hành các đề xuất bố trí lại cán bộ; đồng thời, Chính phú sẽ ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ sau khi đã hoàn thành sắp xếp lại bộ máy chính trị.
Nguy cơ chống đối
Như vậy, ông Tô Lâm đã có những động thái đầu tiên để thực hiện quyết tâm tinh gọn bộ máy chính trị. Tuy nhiên, những thách thức mà ông ấy phải đối mặt cũng không phải là nhỏ.
Đầu tiên là ông Tô Lâm sẽ vấp phải sự phản đối từ những cán bộ, đảng viên bị mất quyền lợi trong quá trình tinh giản bộ máy chính trị.
Một bài viết có tiêu đề tạm dịch là "Việt Nam bước vào con đường cách mạng thể chế" được đăng trên The Diplomat hôm 3/12. Tác giả Nguyễn Hồng Hải cho biết có khả năng nhiều quan chức trong chính phủ và Đảng sẽ không hài lòng với những thay đổi của việc tinh gọn bộ máy. Do đó, ông Tô Lâm cũng kêu gọi các cán bộ phải sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng nhận định rằng việc tái cấu trúc này sẽ gặp phải phản ứng từ các bên liên quan, đặc biệt là những cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp:
" Ví dụ như có hai bộ sáp nhập lại thì tất nhiên là sẽ bị dô i d ư ra bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng… Đó là những ngườ i ch ịu những ảnh hưởng trực tiế p v à cả những ngườ i c ấp thấ p h ơn nữa. Những người này đang được hưởng bổng lộc, một vị trí như vậy thì không ai muốn bị mấ t vi ệc hết."
Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, người nghiên cứu tình hình chính trị Việt Nam, cho rằng hầu hết quan chức Việt Nam leo lên được các vị trí cao trong hệ thống chính trị bằng tiền và mối quan hệ chứ không phải do năng lực chuyên môn. Vì vậy, nếu bị sa thải trong đợt tinh giản này thì họ sẽ chịu thiệt hại nặng nề:
" Những công ty củ a Ch ính phủ nếu tinh gọn thì họ sẽ đi đâ u? H ọ không ra tư nhân được thì họ sẽ chống đối rất mạ nh. "
Để giải quyết sự bất mãn này, theo giáo sư Chữ, lần “tinh gọn bộ máy” này có thể cũng chỉ là để sắp xếp lại các cán bộ từ cơ quan này sang bộ ngành khác.
Giáo sư này lấy ví dụ về vụ việc tái cơ cấu, tinh gọn Bộ Công an hồi năm 2018. Bộ Công an cho biết sẽ xóa sổ 6 tổng cục, hơn 60 đơn vị cấp cục và 300 đơn vị thuộc cấp phòng.
Ông Lương Tam Quang, khi đó là chánh văn phòng của Bộ Công an cho biết lực lượng công an dôi dư sau khi tinh giản sẽ được bố trí tăng cường cho địa phương.
Giáo sư Chữ đánh giá về bản chất, việc tinh gọn bộ máy chỉ là một cách tái sắp xếp nhân sự, không mang lại sự thay đổi thực chất hay sâu rộng nào:
" Tức là họ chỉ tái sắp xếp người thô i ch ứ không có tinh giản được cá i g ì hết. Bởi vì những người này họ sẽ đi đâu. Tất cả những cuộc cả i c ách hay là chống tham nhũng cũng chỉ là những chiêu bài mà thô i. "
Thời gian gấp rút
Thách thức thứ hai mà ông Tô Lâm phải đối mặt đó là từ đây cho tới khi Đại hội 14 diễn ra vào tháng 1/2026 chỉ còn tròm trèm 1 năm nữa. Liệu ông Tô Lâm có thể hoàn thành tham vọng này kịp tiến độ?
Ông Nguyễn Anh Tuấn, thạc sĩ Chính sách công, từ Canada, cho biết hiện tại, các kế hoạch cụ thể về việc tinh gọn bộ máy hành chính vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Dù có thông tin về việc sáp nhập hay giải thể một số bộ thuộc chính phủ, uỷ ban thuộc quốc hội hoặc các ban đảng, nhưng chưa có thông tin chi tiết về tổng số lượng nhân sự sẽ bị cắt giảm, những thay đổi cụ thể trong chức năng, cũng như ngân sách sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền sau khi tinh giản cán bộ:
" Những tiêu chí như bây giờ có thể nà o gi ảm từ 60 - 70% ngân sá ch để chi thường xuyên thì anh có giảm xuống được 50% hay không, hoặc là số lượng người hưởng lương ngân sách có giảm được khoảng cỡ 20% số người hay không… thì cái đó là mình hoàn toàn chưa thấy, mà nó chỉ dừng lại ở những lời hiệu triệu mang tính chất tính trị mà thô i. "
Đánh giá về khả năng liệu ông Tô Lâm có hoàn thành được chiến dịch này trước Đại hội 14 hay không, ông Tuấn cho rằng việc định nghĩa “hoàn thành” chiến dịch này cần được làm rõ. Nếu chỉ đơn giản đặt ra các tiêu chí mang tính cơ học, như sáp nhập các bộ ngành hoặc giảm số lượng các tổ chức, thì những mục tiêu đó có thể đạt được.
Theo ông Tuấn, sở dĩ ông Tô Lâm phải gấp rút thực hiện cải tổ bộ máy chính trị vì vị trí của ông hiện vẫn chưa thực sự vững chắc trong nội bộ đảng, do ông chỉ là Tổng bí thư được chọn giữa nhiệm kỳ chứ không phải được bầu lên trong một Đại hội đảng chính thức:
" Việc mà ông Tô Lâm không giữ được ghế chủ tị ch n ước cũng cho thấy đó là một sự phản ứng củ a c ác phe phái và cho thấy được là thế đứng của ông Tô Lâm vẫn chưa thực vững chắc.
Khi thế đứng của mình chưa vững thì mình phải tái phối trí lại để cho thế đứng của mình vững hơn và tạo được một cá i c ớ để có thể được tiếp tục cầ m c ương chương trình mà mình đã đưa ra để có thể nắm quyền một cá ch l âu dài. Khoảng thời gian tới đây sẽ là một khoảng thời gian thử thá ch đối với ông Tô Lâm."
---------------------------
[ Tinh giản bộ máy sao không đụng đến Bộ Công an?Opens in new window ]
[ Người dân ở đâu trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”?Opens in new window ]
[ Muốn tinh giản bộ máy cần phải làm gì trước mắt?Opens in new window ]
---------------------------
Tinh gọn bộ máy trong các nhiệm kỳ trước
Việc tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương xuyên suốt từ những năm Việt Nam bắt đầu Đổi mới.
Theo ông Tuấn, lần cải tổ bộ máy đáng kể nhất trong những năm gần đây diễn ra vào năm 2007, khi bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội và Chính phủ khóa 12. Vào thời điểm đó, số lượng bộ và các cơ quan ngang bộ đã được giảm từ 26 xuống còn 22, tương tự như cấu trúc bộ máy chính phủ hiện tại.
Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhận vị trí Tổng Bí thư vào năm 2011, bộ máy nhà nước hầu như không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc.
Tuy nhiên, dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Trọng, đã có một số động thái cải tổ hệ thống chính trị. Cụ thể, ông đã chuyển Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng từ Chính phủ sang Đảng, với chính ông Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò Trưởng ban. Việc này, theo ông Tuấn là do:
“Điều này cũng dễ hiểu bởi vì chủ trương của ông Nguyễn Phú Trọng là tăng cường quyền lực cho phe Đảng, tức là cơ cấu quan liêu ở trong Đảng để có thể khống chế những phe phái khác ở trong nội bộ.”
Ông Tuấn nhận định, hiện tại, với những thông điệp gần đây từ ông Tô Lâm, có thể thấy rằng đây sẽ là một cuộc cải tổ lớn và mang tính toàn diện, không chỉ giới hạn ở các cơ quan chính quyền, như Chính phủ và các cơ quan hành chính địa phương, ví dụ các UBND, mà còn ảnh hưởng đến Quốc hội, các ban Đảng, và các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên.
Cải tổ hay củng cố quyền lực?
Tại sao việc tinh gọn bộ máy chính trị đã được nhắc đến từ lâu, nhưng đến thời Tổng Bí thư Tô Lâm mới đẩy mạnh thực hiện?
“Một mũi tên trúng hai đích” là nhận định của giáo sư Nguyễn Văn Chữ nếu Tô Lâm thành công trong việc cải tổ bộ máy chính trị.
Bề ngoài, Tô Lâm muốn thể hiện cho người dân thấy ông thấu hiểu nỗi khổ “một cổ hai tròng” vừa nuôi bộ máy hành chính vừa gánh cả bộ máy tổ chức Đảng. Đồng thời ông cũng muốn trấn an các nhà đầu tư nước ngoài vốn e ngại trước một rừng thủ tụng rườm rà của Việt Nam.
Mặt khác, giáo sư Chữ cho rằng tái cấu trúc cũng là cơ hội để các phe phái chính trị tái bố trí nhân sự theo hướng có lợi cho họ.
Đồng tình với nhân định này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đang tập trung củng cố quyền lực cá nhân. Có thể ông Tô Lâm dùng việc tinh gọn bộ máy để loại bỏ các phe đối lập trong đảng, giống như cách tiếp cận với vấn đề chống tham nhũng của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng:
" Với những chương trình gọi là chi ế n d ị ch g ọi như thế này thì thông thường mục tiêu chính trị nó sẽ là tương tự nhau. Với ông Tô Lâm thì có thể là nó còn thúc bá ch h ơn. Ổng cần phải làm việc này nhanh ch ó ng để có thể củng cố được nền tảng chính trị của mình ở trong đảng để nắm quyền lâu dà i. "
Cuối cùng, ông Tuấn vẫn cho rằng Tô Lâm sẽ giải quyết được hết tất cả thách thức hiện có để dọn đường ở lại nắm quyền lâu dài. Bởi, di sản mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng để lại cho Tô Lâm là một chiếc ghế Tổng bí thư với quyền lực gần như là tuyệt đối:
" Vì vậy cho nên bây giờ ông Tô Lâm rất có lợi thế. Nếu mà ông ấy giữ được cái vị trí này cho tới kỳ đại hội sắp tới đây thì khả năng mà ổng có thể thành công vượt qua được những trở ngại, thách thức từ các phe phái đối lậ p v ớ i c ông cụ tá i c ấu trúc hệ thống chính trị này của ổng là khả năng cao."