Ở đâu sinh mạng con người bằng 4 năm tù ?
Phiên toà diễn ra vào hôm nay với phần tranh tụng vào buổi sáng và phần tuyên án vào buổi chiều, lúc 16 giờ tại Tòa án Nhân dân Tp. Hà Nội. Bản án dành cho ông Nguyễn Văn Ninh, nguyên là trung tá công an, là 4 năm tù giam với tội danh “Làm chết người trong lúc thi hành công vụ”. Phát biểu về bản án này, một người tham dự phiên toà, anh Nguyễn Tiến Nam cho biết:
“Đó là một mức án phi công lý. Một mạng người mà chỉ đáng giá 4 năm tù giam”.
Đến phần hai luật sư tranh cãi thì luật sư của tôi liên tục bị cắt lời. Sau đó, viện Kiểm sát đối đáp lời luật sư của tôi và LS của tôi xin đối đáp lại thì toà nói rằng đã hết gi
cô Trịnh Kim Tiến
Phiên toà được mô tả là công khai nhưng không được quay phim và chụp ảnh. Ngoài bốn người thân của bên nguyên đơn là mẹ, vợ và hai con của ông Trịnh Xuân Tùng, một số nhân vật khác cũng được phép tham dự. Tuy nhiên, theo cô Trịnh Kim Tiến, phiên toà diễn ra rất nhanh chóng.
“Đây là một phiên toà mở nhưng quá trình xét xử diễn ra nhanh chóng”.
Tại phiên toà, luật sư bên nguyên đề nghị xử theo tội “Gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, vị luật sư này đã không hoàn toàn có cơ hội trình bày những luận cứ của mình:
“Đến phần hai luật sư tranh cãi thì luật sư của tôi liên tục bị cắt lời. Sau đó, viện Kiểm sát đối đáp lời luật sư của tôi và LS của tôi xin đối đáp lại thì toà nói rằng đã hết giờ”.
tôi có đưa ra yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng nữa để chứng minh rằng những người trực ban hôm ấy không cho tôi đưa bố tôi đi cấp cứu. Nhưng toà cũng bác bỏ yêu cầu đó vì cho rằng tôi đã không đưa yêu cầu ấy ra ngay từ đầu với cơ quan điều tra
cô Trịnh Kim Tiến
Trước khi vụ xử diễn ra, luật sư bên nguyên và gia đình có đưa ra một số yêu cầu nhưng không được chấp nhận. Trong đó có yêu cầu hoãn phiên xử. Cô Trịnh Kim Tiến cho biết:
“Luật sư của tôi yêu cầu hoãn phiên toà vì 3 nhân chứng trong hồ sơ luận cứ vắng mặt. Đó là ba người dân ở bến xe. Nhưng phiên toà vẫn diễn ra. Sau đó, tôi có đưa ra yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng nữa để chứng minh rằng những người trực ban hôm ấy không cho tôi đưa bố tôi đi cấp cứu. Nhưng toà cũng bác bỏ yêu cầu đó vì cho rằng tôi đã không đưa yêu cầu ấy ra ngay từ đầu với cơ quan điều tra”.
Dư luận cũng đổ dồn sự chú ý vào thái độ của ông Nguyễn Văn Ninh tại tòa, người trước đó được cho đã có những lời không đúng đạo đức nghề nghiệp khi đòi “cho thêm vài cái tát” khi ông Tùng kêu khát nước và muốn được đỡ ngồi dậy vì tứ chi đã bị liệt. Tại phiên toà, ông Nguyễn Văn Ninh cho biết ông “chia sẻ với gia đình ông Trịnh Xuân Tùng” và cho đây là “tai nạn nghề nghiệp”. Cô Kim Tiến thuật lại:
Bị cáo không xin lỗi gia đình nạn nhân và không xin khoan hồng nhưng toà đã gợi ý cho bị cáo xin khoan hồng
anh Nguyễn Tiến Nam
“Ông ta nói đó là trách nhiệm của ông ta và ông ta đã làm đúng với trách nhiệm. Việc ông Tùng chết là việc không mong muốn. Ông ta chia sẻ với gia đình. Ông ta chỉ chia sẻ và không hề có một lời xin lỗi”.
Trước khi có quyết định của toà án, mức án luật sư bên bị đề nghị là án treo và mức đề nghị của HĐXX là 3¬ đến 4 năm tù giam. Theo anh Nguyễn Tiến Nam, toà đã gợi ý để bị cáo xin khoan hồng.
“Bị cáo không xin lỗi gia đình nạn nhân và không xin khoan hồng nhưng toà đã gợi ý cho bị cáo xin khoan hồng”.
Được biết, theo điều 97 của BLHS Việt Nam, “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Đánh gãy xương cổ và xương cột sống rồi còng, xích vào gốc cây
Sau khi kết thúc phiên toà, gia đình và thân nhân của gia đình ông Trịnh Xuân Tùng giăng băng rôn và biểu tình phản đối bản án.
Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều về mức án đề nghị cũng như mức án tuyên dành cho bị cáo.
Cũng xin được nói thêm, theo tài liệu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW, tình trạng lạm quyền của cảnh sát Việt Nam ngày càng tệ. Chỉ tính trong năm 2011, tổ chức này đã ghi nhận 21 trường hợp bị thiệt mạng trong lúc bị giam giữ.
ông Trịnh Xuân Tùng bị mang về phường với tư thế tay bị còng và chân xích vào gốc cây. Khi gia đình phát hiện, đã yêu cầu được cho ông Tùng ăn uống và đưa đi khám nhưng đề nghị này không được chấp thuận.<br/>
Xin được nhắc lại, ông Trịnh Xuân Tùng, sinh năm 1958, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Ngày 28 tháng 2 năm ngoái, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe ôm và tháo nón bảo hiểm xuống để nghe điện thoại và bị trung tá công an giao thông Nguyến Văn Ninh thổi phạt.
Chiều cùng ngày, khi đóng phạt, hai bên không thống nhất với nhau về số tiền phạt. Trong lúc đôi co qua lại, ông Trịnh Xuân Tùng vung tay trúng vào mặt viên cảnh sát và bị ông này dùng dùi cui đánh vào phần gáy và đầu ông Tùng. Theo lời nhân chứng, vài người dân phòng cũng tham gia đánh ông Tùng.
Đến 9 giờ tối cùng ngày, ông Tùng có dấu hiệu nguy kịch và được đưa đi bệnh viện. Ông Trịnh Xuân Tùng mất một tuần sau đó vì gãy xương cổ và xương cột sống gây ra liệt tứ chi và liệt hô hấp.<br/>
Sau đó, ông Trịnh Xuân Tùng bị mang về phường với tư thế tay bị còng và chân xích vào gốc cây. Khi gia đình phát hiện, đã yêu cầu được cho ông Tùng ăn uống và đưa đi khám nhưng đề nghị này không được chấp thuận. Đến 9 giờ tối cùng ngày, ông Tùng có dấu hiệu nguy kịch và được đưa đi bệnh viện. Ông Trịnh Xuân Tùng mất một tuần sau đó vì gãy xương cổ và xương cột sống gây ra liệt tứ chi và liệt hô hấp.
Sự việc gây bức xúc trong dư luận vì hành động được cho là vượt quá thẩm quyền và không đúng đạo đức của một cảnh sát. Nhiều người cũng cho rằng khi ông Tùng bị liệt thì việc còng tay và xích chân là không cần thiết và thậm chí trái pháp luật.
Ngày 2 tháng 3 năm ngoái, gia đình ông Trịnh Xuân Tùng chính thức có đơn khởi kiện đối với trung tá Nguyễn Văn Ninh. Ngày 7 tháng 3, công an có quyết định khởi tố vụ án nhưng không có quyết định khởi tố bị can. Ngày 9 tháng 3, công an có quyết định khởi tố bị can nhưng cho biết phải đợi tước danh hiệu ông Nguyễn Văn Ninh mới có lệnh bắt tạm giam. Ngày 10/3, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Nguyễn Văn Ninh.
Theo dòng thời sự:
- Đừng để dân "Tức nước vỡ bờ"
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết
- Cách hành xử của công an đối với dân?
- Một xã hội ứng xử theo luật rừng!
- Human Rights Watch báo động tình trạng nhiều người chết khi bị công an bắt giữ
- Thiếu úy công an đánh chết người tại trụ sở
- Biểu tình ở Bắc Giang vì công an đánh chết người
- Nữ sinh vi pham luật giao thông bị công an bắn
- Hà Nội: thêm một thanh niên bị công an tra tấn đến chết
- Tranh chấp giữa công an và người dân ở Thanh Hóa, một cháu bé thiệt mạng
- Video: Công an Đà Nẵng đánh chết một giáo dân Cồn Dầu