Tác động lập tức
Ngành du lịch Việt Nam – Nhật Bản được xem là bị tác động ngay lập tức và dễ nhận thấy. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho hãng tin Đức biết, nhiều tour du lịch của khách Nhật đến Việt Nam đã bị báo huỷ vì những biến động mới đây tại Nhật Bản, nhưng con số chính thức là bao nhiêu thì vẫn chưa được tính toán.
Tuy vậy, theo báo Quân đội Nhân dân trích dẫn số thống kê ban đầu từ một số công ty lữ hành cho biết, khoảng 30% du khách Nhật Bản đã huỷ các chuyến du lịch sắp tới, đến Việt Nam.
Năm ngoái, Việt Nam đón khoảng 5 triệu du khách quốc tế, trong đó gần 10% đến từ Nhật Bản với số lượng 450.000 người, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo Hiệp Hội Đại Lý Du Lịch Nhật Bản thì gần 90% những người lên kế hoạch đi nghỉ của Nhật Bản chọn Việt Nam vì muốn được thưởng thức đồ ăn và mua sắm, gần 60% chọn Việt Nam vì nghiên cứu văn hoá và lịch sử và khoảng 35% dành cho những khám phá thiên nhiên.

Chi ở Việt Nam hơn gấp đôi nơi khác
Nếu sơ bộ tính toán, giảm sút 30% có thể sẽ khiến Việt Nam mất vài trăm triệu đô la.
Người Nhật được đánh giá thường là những du khách có thu nhập cao và chịu tiêu xài. Trung bình một du khách Nhật Bản chi tiêu khoảng từ 1,000–1,200 đô la tại Việt Nam, trong khi tại các nước khác mức chi tiêu trung bình của họ chỉ vào khoảng 400–500 đô. Với con số thống kê vừa nêu, việc đón tiếp du khách Nhật đã mang lại cho Việt Nam hơn nửa tỉ đô la doanh thu trong năm vừa qua. Nếu sơ bộ tính toán, giảm sút 30% có thể sẽ khiến Việt Nam mất vài trăm triệu đô la. Trong 2 tháng đầu năm nay, có 92.000 du khách Nhật tới Việt Nam, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với những biến cố mới xảy ra, thì lượng du khách Nhật đến Việt Nam giảm là điều dễ hiểu.
Trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Thanh Sơn, người phụ trách cấp cao của công ty du lịch Apex, trong hơn một tuần lễ vừa qua, có 8/10 tour từ Nhật Bản bị huỷ bỏ, ông vẫn chờ đợi thông tin phản hồi từ các nhóm có từ 400–500 du khách Nhật đã đăng ký đi Việt Nam vào tháng 4 và tháng 5, liệu họ có huỷ bỏ tour hay không.
Hàng không bị ảnh hưởng nặng
Liên quan trực tiếp đến các tour du lịch Nhật Bản – Việt Nam, là các hãng hàng không, mà trong đó, Vietnam Airlines bị tác động nhiều nhất. Phát ngôn viên của Vietnam Airlines trả lời báo chí trong nước cho hay thảm hoạ thiên nhiên tại Nhật Bản sẽ ảnh hưởng nặng đến doanh thu của hãng vì các chặng bay Việt Nam – Nhật Bản luôn mang lại nguồn doanh thu lớn nhất trong số các đường bay quốc tế.
Chúng tôi trao đổi với một số công ty du lịch lữ hành tại Việt Nam, để tìm hiểu xem những tác động 2 chiều gồm cả tour của Nhật đến Việt Nam và của Việt Nam đến Nhật Bản bị tác động ra sao.

với tình hình vừa xảy ra thì Sài Gòn tourist ngưng lại những tour đi Nhật chủ yếu từ cuối tháng 3,
Saigon Tourist
Trước hết là Sài Gòn Tourist, một trong những công ty chuyên tổ chức tour lớn nhất tại Việt Nam. Bà Thanh Trà, Trưởng phòng marketing của công ty, cho chúng tôi biết như sau:
Bắt đầu từ tầm cuối tháng 3 thì lượng khách Việt Nam sang Nhật tăng khá mạnh, chủ yếu là liên quan đến mùa hoa anh đào. Bắt đầu từ cuối tháng 3 trở đi, thì lượng khách của Sài Gòn tourist sang Nhật tương đối ổn định, tuy nhiên với tình hình vừa xảy ra thì Sài Gòn tourist ngưng lại những tour đi Nhật chủ yếu từ cuối tháng 3, còn tình hình nối lại tour ở Nhật Bản thì cũng còn tuỳ vào tình hình ở Nhật, nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến những tour đi nước ngoài trong dịp này. Theo thống kê gần nhất vào dịp cuối tháng 3, đầu tháng 4 đi ngắm hoa anh đào, thì vào khoảng hơn 100 khách. Hiện tại Sài gòn tourist khai thác khoảng hơn 100 tuyến, với những tác động của thiên tai bất khả kháng như vậy, thì nó tác động trực tiếp đến Sài Gòn Tourist.
Mở tấm lòng, nối tình thân
Saigon Tourist chủ yếu bị tác động từ phía khách Việt Nam đặt tour du lịch đi Nhật Bản. Lửa Việt, một công ty tổ chức nhiều tour cho các chuyên gia từ Nhật Bản sang Việt Nam làm công tác đào tạo, thì tuy chưa có số liệu chính thức bao nhiêu tour bị huỷ bỏ, nhưng ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty cho chúng tôi biết hiện trạng về một số tour từ Nhật Bản sang Việt Nam như sau:
Nếu các chuyên gia của Nhật không đi được, thì mình không làm cái chuyện lâu nay hễ không đi là mình phạt tiền
Giám đốc công ty Lửa Việt
Hình như họ không

muốn cho mọi người biết tác động ở xứ sở của họ lên công ty mình ở đây, khi ký hợp đồng, họ có nói là nếu khó khăn như vậy, họ qua không kịp thì mình có phạt họ tiền bỏ tour hay không thì chúng tôi trả lời là chúng tôi không làm chuyện đó. Nếu các chuyên gia của Nhật không đi được, thì mình không làm cái chuyện lâu nay hễ không đi là mình phạt tiền.
Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động lớn đến mức độ nào? Theo chúng tôi tìm hiểu, thì động đất và sóng thần xảy ra ở phía Đông Bắc, trong khi đó, những thành phố du lịch chính như Tokyo, Osaka và Kyota lại nằm ở phía Nam, vì thế những ảnh hưởng đến du lịch từ Việt Nam sang Nhật Bản không quá lớn, ít nhất là về mặt dài hạn. Theo lời bà Thanh Trà, để giải quyết tình trạng trên:
"Đối với những khách hàng đã đặt tour đi Nhật Bản hoặc chuyển hướng đi tour khác, thì chúng tôi cũng cố gắng tạo điều kiện thay đổi các hành trình. Còn riêng Sài gòn tourist, về việc kinh doanh, để bù đắp tuyến Nhật Bản, chúng tôi cũng phải đẩy mạnh khai thác các tuyến khác."
Đồng thời, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, thu hút lại số du khách Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Mỹ, nhận xét, Tổng cục Du lịch hoặc các cơ quan chức năng cần có chính sách cởi mở và ưu ái hơn đối với du khách Nhật Bản. Đây cũng là lúc Việt Nam thể hiện thái độ thiện chí, "trong lúc hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau," biến cải rủi thành cái may. Những khó khăn trước mắt chỉ là trong ngắn hạn, một khi nền kinh tế Nhật Bản gượng dậy, họ hiểu hơn về người Việt Nam, về thị trường Việt Nam và có thể sẽ dành cho Việt Nam những ưu ái như một điểm đến ưa thích, hiếu khách và thân thiện cho dân du lịch Nhật Bản.