Sử dụng tòa án để dọa dân khiếu nại

Tại Campuchia, sáng nay 17/10 cộng đồng người dân tại khu vực hồ Boeung Kak thuộc phường Sras Chok, Quận Daun Penh, thủ đô Phnom Penh tổ chức họp báo

0:00 / 0:00

Cuộc họp báo kêu gọi thủ tướng Hun Sen can thiệp việc chính quyền địa phương sử dụng tòa án làm công cụ để dọa người dân bị cưỡng chế, lấy đất cho công ty tư nhân xây dựng trung tâm thương mại. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có tường trình sau đây.

Gần 100 người Campuchia và người Việt sống tại hồ Boeung Kak yêu cầu thủ tướng Hun Sen giúp nói chuyện với Đô trưởng Phnom Penh Kep Chutema chỉ rõ diện tích đất 12,44 hécta mà thủ tướng Hun Sen cấp cho hơn 700 gia đình không chịu di dời khỏi hồ Boeung Kak để phát triển tại chỗ, đồng thời kêu gọi ông Hun Sen can thiệp việc chính quyền địa phương sử dụng tòa án làm công cụ hăm dọa, ngăn chặn quyền tự do của người dân bị cưỡng chế tổ chức khiếu nại.

Nhà cửa bị phá lại còn bị đưa ra tòa?

Cảnh sát Campuchia đàn áp thẳng tay gây thương tích nhiều người. RFA
Cảnh sát Campuchia đàn áp thẳng tay gây thương tích nhiều người. RFA (RFA)

Người dân bị công ty Shakaku Inc và chính quyền phường Sras Chok dùng xe xúc cát phá hủy nhà cửa vào ngày 16/9 vừa qua cho biết tại buổi họp báo rằng tổng cộng có 8 gia đình, trong đó có 3 gia đình người Việt đã gửi đơn khởi kiện lên tòa án sở thẩm thủ đô Phnom Penh vào ngày 4/10 liên quan vấn đề vừa nêu.

chính quyền đập phá nhà tôi, chồng tôi chưa đi thưa chính quyền nữa mà ngược lại chính quyền thưa chồng tôi. Tôi thấy xử không công bằng cho bà con và gia đình tôi ở đây. [Tòa án]chưa giải quyết (đơn thưa) cho tôi ngược lại chính quyền địa phương còn thưa lại chúng tôi

Vợ ông Duong Kia

Tuy nhiên đã có 6 người trong số 8 gia đình bị chủ tịch phường trên thưa lại về tội phỉ báng và có lời lẽ hăm dọa chính quyền. Những người này sẽ lần lượt ra hầu tòa bắt đầu từ ngày mai, 18/10.

Vợ ông Duong Kia một trong số 6 người bị chủ tịch phường Sras Chok Chhay Thirith kiện ra tòa cho biết,

-“chính quyền đập phá nhà tôi, chồng tôi chưa đi thưa chính quyền nữa mà ngược lại chính quyền thưa chồng tôi. Tôi thấy xử không công bằng cho bà con và gia đình tôi ở đây. [Tòa án]chưa giải quyết (đơn

Công an cảnh sát dùng xe xúc đất phá hủy nhà dân. RFA
Công an cảnh sát dùng xe xúc đất phá hủy nhà dân. RFA (RFA)

thưa) cho tôi ngược lại chính quyền địa phương còn thưa lại chúng tôi.”

Ông Sok Veasna, một người Việt bị cưỡng chế rời khỏi nhà cũng chia sẻ,

-“chúng tôi mất nhà. Chúng tôi không có nơi để ngủ, chúng tôi phải che những tấm cao su. Nhưng chính quyền ở đây lại thưa chúng tôi, đưa chúng tôi ra tòa. Đây là một hành động họ muốn khống chế tất cả những người còn lại không được đứng lên.

Chúng tôi không có nơi để ngủ, chúng tôi phải che những tấm cao su. Nhưng chính quyền ở đây lại thưa chúng tôi, đưa chúng tôi ra tòa. Đây là một hành động họ muốn khống chế tất cả những người còn lại không được đứng lên

Ông Sok Veasna

Thứ hai, thưa những người này để người còn lại phải lấy tiền (tiền bồi thường). Xin tất cả mọi người trên thế giới quan tâm đến chúng tôi là những người đang đau khổ. Xin chính quyền Campuchia hãy lấy con mắt và trái tim của mình để giúp chúng tôi bởi vì chúng tôi chỉ cần một cái nơi ở, không cần giàu sang.”

Phó công tố viên của Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh Sok Roeun cho hay tòa án đang tiến hành điều tra và mời 6 người dân ra hầu tòa liên quan vụ án trên.

Được biết, trong số 100 gia đình bị chính quyền từ chối cấp đất theo chỉ thị của Thủ tướng Hun Sen thì có khoảng hơn 20 gia đình là người Việt. Phần lớn họ sang sinh sống ở đây hàng chục năm nay.