Trái với một thời mà doanh nhân, gọi chung là người buôn bán kinh doanh, bị nhìn với con mắt tiêu cực, nay một đội ngũ doanh nhân sáng tạo, đổi mới là điều rất cần thiết cho Việt Nam trên con đường phát triển một nền kinh tế hùng cường.
Đó là nội dung thảo luận trong buổi tọa đàm về vai trò và động lực chủ đạo của doanh nhân, được tổ chức mới đây tại Đà Nẵng.
Môi trường kinh doanh dần chuyển đổi?
Ông Nguyễn Trần Nam, chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam, nói tại hội thảo rằng “ Ít có nước nào mà giới doanh nhân hình thành và đi lên trong bối cảnh trầy trật, khó khăn của một rừng pháp luật, trong một tư tưởng coi doanh nhân là con buôn, thậm chí vùi dập trong thời kỳ đầu hình thành”
Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam(VCCI), cũng thừa nhận đã có một thời người làm kinh doanh ở Việt Nam bị mô tả qua một lăng kính tiêu cực.
Nói một cách khác, từ lâu về trước, từ thưở bao cấp, cùng kế hoạch hóa tập trung, trong tiềm thức giới lãnh đạo thì người làm kinh doanh là con buôn, con phe, là những kẻ làm giàu một cách không chính đáng.
<i>Nếu ở thời chiến, ngoài mặt trận là những người lính xung phong thì ở thời bình những doanh nhân chính là những người xung phong. Khái niệm đó tôi cho là rất thú vị. Doanh nhân bây giờ được coi như hình mẫu, nhiều giới trẻ cũng mong muốn, ước mơ trở thành doanh nhân. Việc tuyên truyền về những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam hiện nay cũng khá là tích cực.<br/> </i>-Tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Bây giờ, tại buổi tọa mang tên “Doanh Nhân Việt Nam Đồng Hành Cùng Dân Tộc”, những thành phần buôn bán làm ăn đó được đề cao là “Doanh Nhân Việt”, là “Động lực chủ đạo xây nền kinh tế hùng cường”.
Ý nghĩa lời phát biểu của chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Nguyễn Trần Nam được chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh diễn giải như sau:
Trước hết từ "Doanh Nhân" đấy là chỉ những người tự đứng lên xây dựng cái sản nghiệp , cái kinh doanh của mình. Nhưng ở Việt Nam hiện một số Doanh Nghiệp Nhà Nước vẫn còn tồn tại thì lãnh đạo những doanh nghiệp ấy cũng được xếp vào hàng doanh nhân. Thực ra cái được chia sẻ ở đây là khu vực kinh tế ngoài Nhà Nước. Khoảng năm 2000, từ khi Luật Doanh Nghiệp bắt đầu có hiệu lực thì đội ngũ doanh nhân ngoài Nhà Nước mới gọi là chính thức được công nhận và được tạo điều kiện để phát triển. Tư duy gọi là coi thường doanh nhân, thậm chí là chèn ép và không muốn họ phát triển lên dần dần cũng suy giảm đi.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói ông đồng tình với khái niệm, thực ra đã có cách đây 10 năm, là:
Nếu ở thời chiến, ngoài mặt trận là những người lính xung phong thì ở thời bình những doanh nhân chính là những người xung phong. Khái niệm đó tôi cho là rất thú vị. Doanh nhân bây giờ được coi như hình mẫu, nhiều giới trẻ cũng mong muốn, ước mơ trở thành doanh nhân. Việc tuyên truyền về những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam hiện nay cũng khá là tích cực.
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, nay là nhà nghiên cứu độc lập,thì lập luận về doanh nhân được ông đánh giá là sự thay đổi tư duy vô cùng quan trọng:
Theo quan niệm cũ, chủ nghĩa xã hội lập ra trên cơ sở tiêu diệt bóc lột. Tư sản là bóc lột sức lao động của công nhân nên cần phải được cải tạo. Ngày nay đảng cộng sản Việt Nam đã có thay đổi, đã có Nghị Quyết về việc phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Luật Doanh Nghiệp năm 1999, mà tôi có góp phần biên soạn và tổ chức thực hiện, qui định công dân Việt Nam được quyền tự do kinyh doanh tất cả những ngành nghề mà Pháp Luật không cấm, vì vậy cho nên đã có sự phát triển bùng nổ khu vực kinh tế tư nhân.
Thế nhưng, vẫn lời nhà nghiên cứu Lê Đăng Doanh, tiến trình cải thiện và động thái thay đổi không theo kịp đà tiến bộ cũng như nguyện vọng của người dân:
Mới đây Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đánh giá Chỉ Số Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu (Global Competitiveness Index) của Việt Nam từ hạng 77 năm 2018 đã lên hạng 67 năm 2019, trong đó rất nhiều chỉ tiêu đã được cải thiện. T uy vậy chỉ tiêu về thể chế vẫn là chỉ tiêu được xếp tương đối thấp. Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phải công khai minh bạch, phải thực hiện chế độ tiếp nhận cá nhân, tiếp nhận giải trình để có thể phát triển.
Hay nhờ sự minh bạch, công khai?
Năm 2011, Bộ Chính Trị Việt Nam ban hành Nghị Quyết 09 về xây dựng và phát huy vai trò của doanh nhân theo chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, qua đó vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân được qui định trong Hiến Pháp.
Trong lúc chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, xác định vị thế cần thiết của doanh nhân, nói rằng sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nhân trong 30 năm qua là thành quả của tiến trình đổi mới. Chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam, ông Nguyễn Trần Nam, thì nhắc lại rằng doanh nhân Việt phải đi lên trong bối cảnh trầy trụa, khó khăn, vùi dập của một rừng Pháp Luật bên cạnh thái độ rẻ rúng của thể chế.
Lời ta thán về “một rừng Pháp Luật” được tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích rằng bản thân của rừng luật ấy không chỉ là các luật lệ do Quốc Hội ban hành mà còn cả một hệ thống văn bản hướng dẫn Luật. Ông nói cái nhiêu khê là chỉ khi có các văn bản ấy thì Luật mới được áp dụng và được thực thi.
Do đó quan trọng nhất của Việt Nam là phải sắp xếp lại hệ thống Luật để đảm bảo làm sao có tính đồng bô, giảm bớt rắc rồi, chồng chéo thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các qui định.
Cái nhóm thứ hai mà doanh nhân phải đối mặt nhiều hơn chính là trong quá trình thực thi Pháp Luật. Bản thân các doanh nhân phải đối diện với các cơ quan chính quyền, trong suốt quá trình hoạt động từ thuế má cho đến kinh doanh, quản lý thị trường hay chống hàng gian hàng giả. Tóm lại là vấn đề quản lý Nhà Nước mà bản thân cơ quan chức năng hay công chức vẫn gây không ít khó khăn, khó d ễ cho doanh nh â n dù rằng qui định Pháp Luật đã có. Nên là khi ông Nguyễn Trần Nam nói doanh nhân trầy trật là nó trầy trật cả từ phía hệ thống văn bản và đặc biệt vấn đề thực thi hệ thống văn bản Pháp Luật đấy.
<i> <i>Luật Doanh Nghiệp năm 1999, mà tôi có góp phần biên soạn và tổ chức thực hiện, qui định công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh tất cả những ngành nghề mà Pháp Luật không cấm, vì vậy cho nên đã có sự phát triển bùng nổ khu vực kinh tế tư nhân.<br/> </i>-Kinh tế gia Lê Đăng Doanh</i>
Nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh thì lại có ý kiến:
Tôi rất chia sẻ và thông cảm với những khó khăn. Năm 1978 tôi được cử vào giám sát quá trình cải tạo ở thành phố Hồ Chí Minh và đã thấy rất nhiều người bị oan uổng, bị qui là tư sản. Tôi nghĩ quá khứ không thể làm lại được nhưng chúng ta hãy cố gắng cùng nhau x â y dựng tương lai tốt đẹp hơn với các nhận thức tiến bộ hơn.
Hiện đang có gợi ý là đối với những doanh nhân thực sự có đóng góp thì cũng nên phong làm anh hùng lao động, nên được khen thưởng huân chương. Tôi nghĩ đấy là tiến bộ.
Chuyên gia ngân hàng và tài chính Nguyễn Trí Hiếu, ví von rằng một rừng Pháp Luật thì không giống với điều người ta thường gọi là Luật rừng, và nhất là đối với doanh nhân hay doanh nghiệp thì phải hiểu là:
Tôi đã về Việt Nam 10 năm và nhận thấy Luật càng lúc càng rõ ràng hơn. Ba mươi hay bốn mươi năm trước Luật Pháp Việt Nam rất là rối ren và tạo rào cản cho sự phát triển xã hội. Ngày hôm nay những Luật chẳng hạn Luật Doanh Nghiệp rồi Luật Đầu Tư, Luật Dân Sự, Hình Sự, Luật Tổ chức Tín dụng ngày càng được cải tiến. Thành ra nói Luật rừng thì có lẽ cũng không công bằng mà phải nói rằng hệ thống Luật Pháp Việt Nam dĩ nhiên còn nhiều cái chồng chéo và đang được cải tổ.
Vế ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp, rằng Việt Nam cần “làn sóng cải cách đổi mới lần thứ hai, cần xây dựng Nhà Nước kiến tạo, nghĩa là không chỉ tháo gỡ khó khăn như ba thập niên qua mà phải bước vào giai đoạn dẫn dắt, thúc đẩy, yểm trợ, ông Nguyễn Trí Hiếu bổ sung:
Quan điểm chính phủ kiến tạo (Creative Government) có sự sáng tạo có tinh thần đổi mới. Ông Nguyễn Xuân Phúc chủ trương một chính phủ kiến tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp Start Up. Chính sách, chủ trương thì tốt nhưng cần hành động, và một trong những hành động cần thiết là hỗ trợ vốn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc đi tìm vốn.
Về nguyên tắc thì ông Vũ Tiến Lộc nói đúng, chính phủ không chỉ có lo tháo gỡ khó khăn mà phải kiến tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Nói thì dễ nhưng phải hành động nhiều hơn. Một trong những hành động tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần phải làm là huy động được sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế và một môi trường rộng mở hơn. .
Có mặt tại buổi tọa đàm ở Đà Nẵng, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nhận định trong vòng 5 năm trở lại đây doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có những thành tựu lớn, ý nghĩa và có chất lượng, do đó, dù còn nhiều vấn đề lăn tăn hay nghi hoặc, doanh nhân Việt, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, đã và đang truyền cảm hứng cho giới trẻ. Chính vì thế, ông khẳng định tiếp, doanh nhân chính là động lực chủ đạo xây dựng nền kinh tế hùng cường cho đất nước.