Tham nhũng bất tận tại Việt Nam

Từ khi đổi mới, chính phủ Việt Nam ngạc nhiên là có thể đối đầu với thực tế rằng tham nhũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi trên nhiều khía cạnh phát triển kinh tế, như giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP và bất bình đẳng về thu nhập lớn hơn.

Thật vậy, gần đây chính phủ phải đáp ứng sự quan tâm của các nhà viện trợ nước ngoài qua việc tính toán về lợi nhuận trong đầu tư, khi tháng 12 năm 2008, Nhật Bản đã đình chỉ các khoản vay với lãi suất thấp khoảng $1,1 tỷ đô la hàng năm cho Việt Nam trong một thời gian ngắn, trong lúc điều tra tham nhũng.

Quá nhiều kẽ hở trong nghị quyết chống tham nhũng

Mỗi năm, chính phủ Việt Nam dường như sẵn sàng hơn trong chiến dịch chống tham nhũng mới. Năm nay cũng không ngoại lệ. Theo Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (người cũng là Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng), ‘tham nhũng vẫn còn trầm trọng và trở nên tinh vi hơn về quản lý tài sản và đất đai, đầu tư xây dựng, và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, một nghị quyết mới ban hành rằng tham nhũng sẽ là một công việc lâu dài và khó khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi cấp từ trung ương đến địa phương.

Mặc dù 'ý chí chính trị' muốn giảm tham nhũng, các nhà lãnh đạo Việt Nam không quan tâm đến việc xem xét tận 'gốc' hoặc xem lý do tại sao tham nhũng vẫn tiếp tục phát triển.<br/>

Để chắc chắn, như quan sát của học giả Đặng Ngọc Dinh người nghiên cứu về tham nhũng, thiếu một phần trong nghị quyết trên là hệ thống bảo vệ những người chứng kiến và báo cáo tham nhũng. Giáo sư Dinh cũng đề nghị rằng ‘cần tìm nguyên nhân trước khi đi đến giải pháp’. Mặc dù ‘ý chí chính trị’ muốn giảm tham nhũng, các nhà lãnh đạo Việt Nam không quan tâm đến việc xem xét tận ‘gốc’ hoặc xem lý do tại sao tham nhũng vẫn tiếp tục phát triển. Thường bị bỏ qua đó là, lời kêu gọi

Công an đã vào ngay toa soạn báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên lục soát nơi làm việc của hai nhà báo
Công an đã vào ngay toa soạn báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên lục soát nơi làm việc của hai nhà báo N.V. Chiến và N.V. Hải sau đó bắt giam cả hai. Photo courtesy Vietnamnet (Photo courtesy Vietnamnet)

chống tham nhũng mạnh mẽ hơn của các nhà tài trợ Việt Nam và nước ngoài đã không giúp các cơ chế giảm bớt tham nhũng mạnh mẽ trong tương lai, bằng 'báo chí độc lập' hoặc tư pháp.
Dân chủ thông qua đối lập chính trị, tự do báo chí, và tư pháp độc lập được xem như các cơ chế giúp tham nhũng giảm mạnh. Ví dụ, ở những nước có các đảng phái đối lập và tự do báo chí, có những động cơ được thể chế hóa cho các đảng phái có quyền chống tham nhũng.
Qua nhiều cách, Việt Nam có động lực để đạt thành tích cao. Điều này thậm chí còn nhiều hơn khi hệ thống thị trường đang nắm giữ ở trong nước. Nhưng, cùng lúc các phương tiện sẵn có để thành công thì không đủ cung cấp. Ví dụ, chỉ có 3% trên tổng dân số được đi học 13 năm trở lên (được học tiếp sau khi tốt nghiệp PTTH). Bởi vì tiếp cận với giáo dục đại học bị giới hạn và cạnh tranh, bê bối trong thi cử, mua điểm, và bằng cấp giả mạo được mọi người biết đến.

Dân chủ thông qua đối lập chính trị, tự do báo chí, và tư pháp độc lập được xem như các cơ chế giúp tham nhũng giảm mạnh. Ví dụ, ở những nước có các đảng phái đối lập và tự do báo chí, có những động cơ được thể chế hóa cho các đảng phái có quyền chống tham nhũng.<br/>

Người ta cũng nghĩ rằng chế độ cộng sản Việt Nam là giúp tạo ra các ưu đãi về cấu trúc để tham gia vào các hành vi tham nhũng. Vì quyền lực ngang dọc của hệ thống độc đảng của đất nước và phân bổ nguồn lực kinh tế phụ thuộc vào các quyết định hành chính, các cơ hội cho hành vi tham nhũng có mặt ở khắp nơi. Một nghiên cứu thực nghiệm của Wayne Sandholtz và Rein Taagepera cho thấy rằng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam làm giảm đáng kể 'thành phần ưu tú liêm khiết', thậm chí kiểm soát những biến đổi về văn hóa.
Qua ngụ ý, nạn tham nhũng còn tồn tại ở cấp chính phủ càng lâu hơn, khả năng các công dân Việt Nam trở nên thờ ơ với tham nhũng hoặc góp phần vi phạm luật pháp càng lớn hơn, bởi vì đó là cách duy nhất để đi lên trong một hệ thống tham nhũng. Và một khi tham nhũng trở thành [nếp sống] văn hóa, nó có thể nâng lên thành 'quần chúng nhân dân tham nhũng', điều đó có thể khuyến khích những thành phần ưu tú mới tham nhũng, trong đó hoặc là sẽ tồn tại dai dẳng liên tục trong suốt hành trình đất nước hoặc sẽ thách thức hành trình của đất nước [tiến lên] một xã hội có thu nhập trung bình (câu này không rõ nghĩa lắm).

Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam làm giảm đáng kể 'thành phần ưu tú liêm khiết', thậm chí kiểm soát những biến đổi về văn hóa.

Wayne Sandholtz và Rein Taagepera

Chỉ có Báo Chí mới tận diệt được tham nhũng

Hầu hết các báo cáo, bất kỳ hy vọng nào để sức mạnh truyền thông Việt Nam gây áp lực và vạch trần tham nhũng của chính phủ ra trước công luận, chỉ được một lúc nào đó thì biến mất. Từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2007, các nhà phân tích phương Tây nghĩ rằng ‘thời điểm quyết định’ cho xã hội dân sự của đất nước ra đời đã xảy ra.

Đó là, hai phóng viên nổi tiếng của hai trong số các tờ báo được yêu thích ở trong nước, Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ, đã phá vỡ cái gọi là vụ tai tiếng PMU 18 vào cuối năm 2005.
Trong tháng 6 năm 2006, Brian Quinn, một chuyên gia về cải cách luật pháp ở Việt Nam, lưu ý rằng nếu các quan chức hàng đầu không thành công trong việc hối lộ để 'thoát khỏi tội' của họ, điều đó 'nhờ vào sự năng nổ của đội quân báo chí Việt Nam'. Ông ta tiên đoán triển vọng cho báo chí Việt Nam đóng một vai trò xây dựng trong việc 'làm tham nhũng nhẹ bớt bằng cách đưa vấn đề ra trước công luận.'

Hai phóng viên nổi tiếng của hai trong số các tờ báo được yêu thích ở trong nước, Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ, đã phá vỡ cái gọi là vụ tai tiếng PMU 18 vào cuối năm 2005.<br/>

Tuy nhiên, vào giữa tháng 10 năm 2008, một sự nhạo báng công lý đã xuất hiện, trong đó các nhà báo đã trở thành nạn nhân. Theo chủ toạ phiên toà, Chiến và Hải có lỗi trong việc nhầm lẫn, làm tổn hại đến ‘uy tín của một số quan chức cao cấp và gây ra dư luận tiêu cực’. Chiến đã bị kết án hai năm tù, Hải bị tìm thấy phạm cùng tội danh nhưng đã nhận được ‘bản án không giam giữ với hai năm tù treo’ vì ông đã không tranh cãi lời buộc tội.

Hai nhà báo bị bắt
Hai nhà báo bị bắt vì khai thác tin tức một vụ hối lộ tham nhũng ảnh hưởng đến nhiều cán bộ cao cấp. RFA photo fr.Vnexpress (RFA photo fr.Vnexpress)

Sự rút ngắn như trên về xã hội dân sự đang nổi lên của đất nước sẽ có nghĩa là ‘chủ nghĩa đặc thù của đảng’ sẽ có đầy đủ quyền lực. Đó là, theo học giả Scott Fritzen, ‘các nhân vật chính là những người phải chấp nhận và thực hiện các chính sách để hạn chế tham nhũng là những người có thể đối mặt với yếu kém, hoặc thậm chí tiêu cực, những động cơ để làm vậy’.

Có bằng chứng cho thấy rằng việc Việt Nam hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu và các cơ hội mới tạo ra một nước sắp có thu nhập trung bình thực ra có thể gia tăng tham nhũng không ít. Trừ khi các lãnh đạo Việt Nam bắt đầu cân nhắc những ảnh hưởng của chế độ cộng sản đối với tham nhũng một cách nghiêm túc

Những phát hiện gần đây của Thanh tra Chính phủ đã nói: 'Các cấp cao hơn chỉ phát hiện tham nhũng ở các cấp thấp hơn. Các tỉnh phát hiện tham nhũng ở các huyện, các huyện phát hiện tham những ở các xã. Không ai nói rằng họ đã tìm thấy nạn tham nhũng trong chính tổ chức của mình'.
Tóm lại, có bằng chứng cho thấy rằng việc Việt Nam hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu và các cơ hội mới tạo ra một nước sắp có thu nhập trung bình (theo quy định của Liên Hiệp Quốc) thực ra có thể gia tăng tham nhũng không ít.

Trừ khi các lãnh đạo Việt Nam bắt đầu cân nhắc những ảnh hưởng của chế độ cộng sản đối với tham nhũng một cách nghiêm túc, những giải pháp đưa ra chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển tham nhũng nhanh hơn.
Long S. Le là giáo sư và là Giám đốc của bộ phận Sáng kiến Quốc tế thuộc khoa Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học Houston.

Theo dòng thời sự: