Hơn 100 lao động Việt Nam đang làm việc tại Romania bị chủ lao động nợ tiền lương sáu tháng nay. Một số công nhân ở đây phản ánh với Đài Á châu Tự do như vậy và chia sẻ thêm rằng quá nửa trong số này vì áp lực kinh tế nên đã bỏ ra ngoài lao động, hoặc tìm đường trốn qua các nước Châu Âu lân cận để làm việc bất hợp pháp.
Sáu tháng không có lương
Ông Hoàng ký hợp đồng với Công ty Xuất khẩu Lao động Thiên Ân - Tamax để sang Romania làm công việc thợ lắp ráp ống nước cho công ty Hidrocontructia - SA từ tháng 10/2020, chi phí phải trả cho môi giới là khoảng 70 triệu đồng.
Ông Hoàng cho RFA biết công ty này đã nhiều lần trễ lương, có khi hai, có khi ba tháng. Nhưng đợt này đã là sáu tháng, kể từ tháng 9/2021 cho đến nay, tất cả công nhân vẫn chưa có lương:
"Từ tháng chín (năm 2021 - PV) tới nay ch ưa trả lương.
Bọ n em v ẫn đi làm bình thường, ăn uống thì nó cứ trừ và o ti ền lương. Mỗi ngày họ cung cấp thức ăn, sau người ta trích tiền lương ra rồi người ta trừ và o ti ền tháng của mình.
Công nhân đình công thì công an bên này cũng không n ó i g ì. Chủ sử dụng lao động thì n ó i là nế u c ác anh đình công thì chúng tôi sẽ cắt cơm, không cho ăn nữa cho nên bọn em phải đi làm."
Ngoài ra, khi ở Việt Nam ký hợp đồng với công ty môi giới là người lao động được nhận lương theo tháng với giá từ 800 đến 900 đô la Mỹ (khoảng 17 đến 20 triệu đồng - PV), nhưng công ty ở Romania chỉ trả lương theo giờ, ngày nào không có việc là không có tiền. Do đó, tiền lương thực tế rơi vào khoảng từ 12 đến 13 triệu đồng mỗi tháng mà thôi, ông Hoàng cho biết thêm.
Ông Dân cũng làm việc ở công ty này nói rằng phía công ty có hứa sẽ trả trước bốn tháng lương vào ngày 15/3, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì:
"Họ gửi văn bản n ó i là ngày 15/3 này các bạn sẽ có bốn tháng lương công ty nợ nhưng mà cho đến giờ là không c ó , xong họ lại hứa là cho đến đầu tháng tư.
Họ vẫn cho ăn ba bữa nhưng mà tiền ứng thì không có để mà anh em sinh hoạt, để mua đồ d ù ng. Bọn tôi còn phải nhờ người nhà chuyển sang đây, thỉnh thoảng thiếu tiền thì chuyển hai ba triệ u g ì đấy để chi tiê u c á nhân.
Vì không có lương nên một số anh em bỏ về qu ê, còn một số anh em thì đi sang Đức hay Séc…"
Năm ngoái, công ty này có khoảng gần 200 lao động Việt Nam, đến nay phần đông trong số họ đã bỏ ra ngoài lao động bất hợp pháp, hiện chỉ còn lại hơn 40 người vẫn ở lại với hy vọng công ty sẽ trả đủ sáu tháng lương còn thiếu.
Môi giới, Sứ quán Việt Nam nói gì?
Những người công nhân Việt Nam nói rằng họ đã gọi cho công ty môi giới thì được khuyên rằng nên tiếp tục chờ đợi. Đại sứ quán Việt Nam nói là đã ghi nhận thông tin, sẽ cử người xuống khảo sát, nhưng đã ba tháng trôi qua kể từ ngày nhận thông tin phản ánh từ người lao động, Sứ quán vẫn chưa giúp đỡ gì. Ông Dân nói:
"Bên môi giới thì họ bả o l à chờ lương, cứ chờ bên này thôi. Đại sứ qu án thì lại bả o l à để chúng tô i g ọi điện về cho bên Tamax sau đó chúng tôi sẽ xuống đấy khảo sát tình hình, nhưng có thấy xuống đâu. Họ n ó i hồ i cu ối tháng 12, đầu tháng một."
Ông Hoàng cũng cố gắng gọi cho Sứ quán để nhờ trợ giúp nhưng không có kết quả:
"Gọi điện Sứ qu án thì bọ n em g ọi không được, gọi không nghe máy. Đi lên đó thì xa, tới năm - sáu tră m c ây số, mà tiền ăn thì không có lấy đâu ra tiền đi.
Cũng mong muốn là sẽ giú p bọ n em l ấ y l ại được tiền lương, ch ứ bây giờ mà bọ n em đi ra ngoài thì không biế t l à họ có trả lại lương hay không. Anh em cũng muốn đi nhưng sợ mất cái tiền lương của mình, nhưng mà cứ làm ở đây thì không có tiền, không có gì lo cho gia đình."
Phóng viên RFA liên hệ với công ty Xuất khẩu lao động Tamax Thiên Ân, có trụ sở ở Thanh Hoá thì được nhân viên trả lời rằng công ty nắm rất rõ vụ việc này và đang tìm cách hỗ trợ họ. Khi được hỏi công ty đang làm gì để hỗ trợ người lao động Việt Nam thì người này yêu cầu gọi cho lãnh đạo công ty để biết thêm chi tiết. Lãnh đạo công ty Tamax thì từ chối trả lời phỏng vấn với lý do “đang cách ly điều trị COVID”.
Chúng tôi tiếp tục gọi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Romania, nhân viên Sứ quán cho biết có nắm được thông tin về vụ việc này:
"Liên quan đến công ty Hidro, bộ phậ n qu ản lý củ a ch úng tô i c ó nắ m qua , bộ qu ản lý lao động ở bên này có nắ m qua , có một số thông tin phản ánh. Tuy nhiên phản ánh ở trên mạng là nó không đúng với thực tế."
Khi được hỏi nếu phản ánh của người lao động bị cho là không đúng, vậy thực tế thế nào? Nhân viên này từ chối trả lời chi tiết và nói phải gửi email đến Sứ quán để biết thêm thông tin. RFA đã gởi email cho Sứ quán theo yêu cầu nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Những năm gần đây, người Việt Nam xuất khẩu lao động sang Romania làm việc ngày càng tăng. Trong bốn năm từ 2017 đến 2019, Việt Nam đứng top đầu trong các nước có lao động nhập cư vào Romania, với tổng số khoảng gần 14.000 người trong bốn năm, theo thống kê các báo cáo hàng năm về thanh tra nhập cư của chính phủ Romania.
Người Việt chọn đi sang Romania chủ yếu là vì phí môi giới thấp, thời gian hồ sơ nhanh mà không kén tuổi tác và sức khoẻ như các nước Nhật, Hàn hay Đài Loan. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động ở đây đang phải đối mặt với thực trạng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị chủ đối xử bất công, bị cắt lương, nợ lương mà không biết nhờ cậy ai giúp đỡ.
* Tên các công nhân Việt Nam trong bài viết đã được thay đổi vì lý do an toàn.