Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch là chủ đề được đưa ra trong một diễn đàn thảo luận tại hội trường Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Hoạt động này do Đại Học Hoa Sen và Sở Du Lịch thành phố phối hợp tổ chức.
Bên cạnh sự hiện diện của thủ tướng chính phủ và viên chức các ban ngành liên quan, còn có lãnh đạo các công ty du lịch, chuyên gia cùng đại diện các trường đào tạo ngành nghề du lịch.
Tại diễn đàn nhiều tiêu chí được đưa ra như đổi mới ngành du lịch, , phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách của Nhà Nước và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết các cơ sở đào tạo nhằm phát huy nguồn nhân lực trong tương lai, biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhon…
<i>Khách bây giờ đặt rất nhiều câu hỏi thì mình nên mở rộng tầm nhìn ra. Nhưng mà số lượng tour guide như thế rất hiếm, có thể nói là khan hiếm vô cùng.<br/>-Chủ một công ty du lịch ở Hà Nội</i>
Tuy nhiên đào tạo nguồn nhân lực được cho là ý kiến chủ đạo trong diễn đàn, vào khi tình hình thực tế phản ảnh qua báo chí cho thấy nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam từ trong ra đến ngoài không những thiếu mà còn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đang tăng của thị trường .
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc Viettravel doanh nghiệp du lịch lớn trong thành phố, phát biểu rằng tình trạng thiếu nhân lực ngành du lịch là vấn đề kéo dài lâu nay chứ không đợi tới giờ. Nguồn nhân lực nói tới ở đây, ông Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh, chính là số lượng ứng viên nộp hồ sơ khá đông nhưng nhưng ít người hội đủ tiêu chuẩn đáp ứng thực tế, chưa kể một khâu quan trọng khác là kỹ năng ngoại ngữ của ứng viên rất kém, dẫn đến chuyện khách đi thì đông mà người phục vụ đi theo thì rất ít.
Năm 2018, ông Nguyễn Quốc Kỳ trình bày tiếp, Viettravel đón 912.000 lượt khách. Hướng tới của 2019 là 1 triệu 100, ông nói, nhưng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này Viettravel cần thêm khoảng 300 nhân viên nữa mà thực tế đã chứng minh là rất khó tuyển cho đủ.
Số liệu từ Sở Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh cho thấy gần phân nửa hướng dẫn viên du lịch không thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Đây là trở ngại rất lớn cho ngành du lịch thành phố trong việc tiếp cận những thị trường tiềm năng, đại diện Sở Du Lịch nhấn mạnh như vậy.
Không chỉ phía Nam mà khu vực phía Bắc, dù có trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch, cũng lâm vào cảnh thiếu nhân sự một cách trầm trọng. Cô Giang, đang điều hành công ty du lịch TTB Tour ở Hà Nội, cho biết lúc cần thì chính cô cũng phải đi theo đoàn trong tư cách hướng dẫn viên du lịch:
Thứ nhất là thị trường tiếng, nhìn chung tour guide mà giỏi ngôn ngữ rất là hiếm. Thứ hai nữa là trách nhiệm của họ không cao, đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên thì xuống cấp.Họ không hết trách nhiệm không đam mê với công việc.
Ngoài việc không đào sâu kiến thức, họ nói theo bài bản thôi chứ không chịu mở rộng kiến thức. Khách bây giờ đặt rất nhiều câu hỏi thì mình nên mở rộng tầm nhìn ra. Nhưng mà số lượng tour guide như thế rất hiếm, có thể nói là khan hiếm vô cùng.
Thường thì một học viên ngành du lịch khi ra trường và được TTB Tour nhận thì công ty này phải đào tạo nghiệp vụ cho họ trong vòng một hay hai năm, nhưng:
Khi các bạn cứng việc rồi thì lại bay cao hơn, thường là như thế.
Những chuyện như vừa nói không có gì mới là khẳng định tiếp theo của ông Trần Long, tổng giám đốc Công Ty Truyển Thông Du Lịch Việt ở thành phố Hồ CHí Minh:
Không phải chúng ta không có người. Mỗi một năm ra trường rất nhiều ngàn, nhân sự học du lịch ra có những lãnh vực như làm dịch vụ, buồng, bàn, bar hay kinh doanh đều có hết, nhưng cơ bản là chúng ta chưa tập trung đào tạo sâu về mặt chuyên môn cũng như chất lượng nghiệp vụ cho nguồn nhân sự, đâm ra nguồn nhân sự mà ra trường là chưa đáp ứng nổi nhu cầu thực tế của thị trường hiện nay.

Dưới mắt ông Trần Long, các trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch từ Trung cấp, Cao đẳng đến Đại Học một năm đào tạo được rất nhiều, tuy nhiên giữa nhà trường và những đơn vị sử dụng lao động, tức sử dụng nguồn nhân lực, chưa phối hợp với nhau một cách chặc chẽ và chưa có một tiếng nói chung,chưa có một kế hoạch cụ thể mà gần như là chạy theo phong trào:
Trong khi đó du lịch cần sự nắm bắt, người làm du lịch phải có cái tố chất, cái năng khiếu từ hình thức từ giọng nói hay cung cách. Tôi nghĩ những yếu tố ấy không đơn giản mà ngay từ đầu vào, tức là tuyển sinh, mình cũng chưa chú trọng.
Bây giờ một hướng dẫn viên mà ăn nói thì ngọng hoặc hình thức nó kém quá thì khó thu hút du khách. Hay những người phục vụ mà không có một nụ cười, chuyên môn lại không cao, không nhanh nhẹn chẳng hạn, thì du lịch chúng ta sẽ luôn đi sau các nước phát triển về nguồn nhân lực.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống , được ông Trần Long nói đến ở đây, thì hiện Việt Nam có trên dưới 25.000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ:
Tôi cho rằng 25.000 hướng dẫn viên du lịch này trình độ các bạn không đến nỗi tệ, nhưng về kỹ năng nghề, rồi cái văn hóa của mỗi công ty, cái cảm nhận và trách nhiệm thì hướng dẫn viên mình cần phải được đào tạo được nâng cao hơn nữa thì mới đạt được cái cơ bản.
Những trường phía Bắc thì đào tạo kiến thức có thể sâu hơn một chút, nhưng về kỹ năng thì ở phía Nam tốt hơn ở phía Bắc. Tôi nghĩ chúng ta cần thanh lọc lại, check lại, kiểm tra lại thường xuyên một năm một lần. Làm sao để mỗi cá nhân làm du lịch hiểu chúng ta đang làm cái gì mà tự học hỏi nâng cấp mình lên.
Bớt kêu ca và thay bằng việc làm cụ , đừng mãi lập lại cái điệp khúc rằng nguồn nhân lực Việt Nam thiếu và yếu trầm trong, ai cũng biết nhưng không ai có biện pháp giải quyết. Đó là góp ý của ông Nguyễn Văn Mỹ, thành viên Hội Đồng Quản Trị công ty du lịch Lữ hành Lửa Việt:
Tôi có đăng ký phát biểu trong diễn đàn và tôi có bảo rằng làm sao mà bớt kêu ca đi, chuyện đó ai cũng biết rồi. Tôi chứng minh rằng nếu có thì thiếu cục bộ. Tôi dẫn chứng theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê thì năm 2018 Việt Nam còn trên 200.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Bản thân tôi có trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi biết có những đại học có những lớp chuyên ngành du lịch, các em học xong đi làm chưa tới 10%, một sự lãng phí ghê gớm.
Vấn đề ở đây, ông Nguyễn Văn Mỹ phân tích tiếp, sinh viên thì học theo phong trào, cứ chọn ngành nghề có vẻ kêu như Quản Trị Du Lịch chẳng hạn, trong khi thị trường cần những ngành cụ thể, thí dụ lữ hành thì cần hướng dẫn viên, cần thiết kế tour, cần điều hành tour. Nhà hàng khách sạn thì cần buồng, cần bar, cần pha chế, cần bếp… chứ không cần cái quản trị chung chung mà từ chỗ đó nảy sinh cái thừa và cái thiếu:
Và tôi cho rằng nếu thực sự có thiếu cục bộ đi chăng nữa thì có 200.000 tốt nghiệp cử nhân và cao đẳng và thạc sĩ, nếu cần thì đào tạo nghiệp vụ rồi chuyển qua thì không thể thiếu được.
<i>Tôi cho rằng 25.000 hướng dẫn viên du lịch này trình độ các bạn không đến nỗi tệ, nhưng về kỹ năng nghề, rồi cái văn hóa của mỗi công ty, cái cảm nhận và trách nhiệm thì hướng dẫn viên mình cần phải được đào tạo được nâng cao hơn nữa thì mới đạt được cái cơ bản.<br/>-Ông Trần Long</i>
Chính sách và thu nhập của ngành du lịch của Việt Nam không hấp dẫn cho nên người ta không làm đúng ngành nghế:
Trường Đại Học Hoa Sen là đơn vị chủ trì hội thảo còn thay mặt diễn đàn để kiến nghị nhà nước giảm thuế cho các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Tôi cho rằng những ý kiến này không khả thi, thậm chí rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Các doanh nghiệp cứ chê rằng nhà trường đào tạo không thực tế, Đúng. Nhưng nếu vậy thì doanyh nghiệp phải vào nhà trường để phối hợp đào tạo, mời sinh viên về để thực tập bởi đó là dịp tuyển chọn người tốt nhất.
Đây là mô hình đào tạo, một sự kết nối chặt chẽ giữa Sinh Viên-Nhà Trường-Doanh Nghiệp, qua đó vai trò sinh viên được chú ý và được đề cao hơn, ông Nguyễn Văn Mỹ khẳng định.
Được biết trong khuôn khổ diễn đàn Nguồn Nhân Lực Du Lịch Việt Nam 2019, có 8 trường đào tạo sẽ ngồi lại với nhau để ký một văn bản liên kết đào tạo.
Giám đốc Sở Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, bày tỏ niềm hy vọng diễn đàn không chỉ giúp ngành du lịch thành phố tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn giúp thành phố trở thành trung tâm đào tạo nhân lực du lịch cao cho cả nước.