Phạm Điền, phóng viên đài RFA
Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30 năm trước vào tháng Tư năm 1975. Đạo quân ký giả quốc tế đến Việt Nam để làm tin thời chiến thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi hạng người, mọi quốc tịch.
Ngày 30 tháng Tư năm nay, họ đổ về Việt Nam để họp mặt với nhau, người còn sống tưởng niệm người đã khuất và hàn huyên vì cuộc chiến đối với họ đã gây một kinh nghiệm độc đáo và cuộc chiến dài dẳng này để lại trong họ các dấu ấn khó quên.
Hôm Chủ Nhật 1 tháng 5, các cựu ký giả của cuộc chiến tranh Việt Nam từ khắp phương trời đã hẹn nhau đổ về tụ tập trong Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn.
Cuộc tái ngộ hiếm hoi
Một cuộc tái ngộ hiếm hoi của phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình từng tung hòanh trên khắp nẻo đất nước, khắp chiến trường miền nam Việt Nam để làm tin.
Nhưng người sống còn nay cũng đã già. Có người từ cuộc chiến này trở thành tên tuổi, nhưng có người đã nằm xuống vì nghề nghiệp ngay trên mảnh đất này.
Phần lớn những người có mặt ở đây hôm nay từng có kinh nghiệm làm tin ở Trung Đông, Phi Châu, những biến cố lớn ở Hoa Kỳ.... nhưng tôi nghĩ rất ít người trong chúng tôi đã có những kinh nghiệm như đã có ở Việt Nam
Tại đó, trong một buổi lễ tưởng niệm cảm động, lần lượt tên của 79 phóng viên, ký giả, nhiếp ảnh viên, ký giả truyền hình thuộc 14 quốc gia từng đến săn tin và đã nằm xuống ở Việt Nam đã được đọc lên trước Vương Cung Thánh Đường.
Tên của ký giả được xướng danh đầu tiên là Jerry Rose, một nhà báo Mỹ cộng tác với hệ thống Time-Life bị thiệt mạng năm 1965, năm mà lực lượng Hoa Kỳ ào ạt đổ vào Việt Nam đông đảo nhất để bảo vệ miền Nam.
Người cuối là Michel Laurent, nhiếp ảnh gia được giải thưởng của Pháp, đã ngã xuống trong một cuộc giao chiến năm 1975, hai ngày trước khi chiếc tăng của Bắc Quân tiến vào dinh Độc Lập chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Ghi khắc sâu đậm
Phát biểu cảm tưởng về một cuộc chiến ghi khắc sâu đậm trong tâm khảm của những phóng viên đã làm tin ở Việt Nam, thông tín viên Denis Gray của hãng tin AP cho hay:
Bạn nghĩ gì về sự kiện này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“ Phần lớn những người có mặt ở đây hôm nay từng có kinh nghiệm làm tin ở Trung Đông, Phi Châu, những biến cố lớn ở Hoa Kỳ.... nhưng tôi nghĩ rất ít người trong chúng tôi đã có những kinh nghiệm như đã có ở Việt Nam”.
Ký giả hãng AP là Edith M. Lederer là một trong những người đóng góp vào việc tổ chức sinh họat 6 ngày hội ngộ của khỏang 100 cựu nhân viên truyền thông tứ xứ, mà trong đó một số ký giả đáp ứng lời kêu gọi qua một lá thư luân lưu trong đó có nói rằng đối với nhiều ký giả kỳ cựu thì lần này có lẽ là dịp viếng thăm Sài Gòn trong cuộc tái ngộ lần cuối.
Chiến tranh Việt Nam là nơi thu hút đạo quân phóng viên quốc tế đông đảo nhất đến làm tin. Cuộc chiến gây cấn dai dẳng này cũng níu chân đạo quân truyền thông này lâu hơn cả, có những người đến sau một vài mùa làm tin nhưng cũng có người kéo dài cả một phần đời của họ nơi này.
Vì không phải họ chỉ thi hành công tác được giao phó, mà có người sống và lập gia đình với phụ nữ bản xứ, có con và sống như một người dân bản xứ.
Ông Denis Gray cho hay: "Một vài đồng nghiệp của tôi đã lấy vợ người Việt Nam, chúng tôi trở thành một phần trong cuộc chiến, nhiều hơn những gì chúng tôi đã viết đến nỗi tôi đã cho rằng cho đến những ngày cuối cuộc đời chúng tôi không thể quên được những giây phút đã sống ở Việt nam".
Cảm tình đặc biệt
Giới truyền thông thâm niên trong cuộc chiến Việt Nam có một cảm tình đặc biệt với phần đất này dẫu cho cuộc chiến gay go và nguy hiểm. Ông Kurt Volkert, năm nay 69 tuổi, người Đức trước là phóng viên truyền hình quay phim cho CBS đã bộc bạch cảm tình đó khi nói
“Chúng tôi đều yêu Việt Nam bất kể những khó khăn. Nước này có một ma lực mà chúng tôi không thể nào quên nổi. Nó gắn bó chúng tôi. Nó có một tình cảm thắm thiết sâu đậm mà ở Iraq không thể có được điều này.”
Đạo quân nhà báo từng làm việc trong thời chiến duy trì được sự liên đới, tình đồng đội trong thời đó. Nhưng thành viên trong đạo quân ký giả duy trì một thư viện nhỏ về nhau, một cuốn sách về chiến tranh, trong đó có một tuyển tập mang nhan đề là “Cầu hồn” để nhớ những nhiếp ảnh gia đã chết trên các chiến trường.
Chúng tôi đều yêu Việt Nam bất kể những khó khăn. Nước này có một ma lực mà chúng tôi không thể nào quên nổi. Nó gắn bó chúng tôi. Nó có một tình cảm thắm thiết sâu đậm mà ở Iraq không thể có được điều này.
Tinh thần liên đới mật thiết đến nỗi để vinh danh cho 320 nhà báo thuộc đủ mọi phe chết trong những cuộc xung đột lớn thời Pháp, sau đó là Mỹ, nhiều nhà báo đã thành lập Sáng Hội Tưởng Niệm Truyền Thông Đông Dương hiện đang huấn luyện cho 700 đồng nghiệp Á Châu thuộc thế hệ hôm nay vào nghề.
Ký giả Lederer cho hay chính ông đã săn tin nhiều cuộc chiến tranh sau chiến tranh Việt Nam, nhưng ông nghĩ rằng đạo quân ký giả của cuộc chiến Việt Nam có thể tự hãnh diện về họ và theo ông chưa có nơi nào sánh được với kinh nghiệm Việt Nam. Ông là người đã săn tin hai năm trong cuộc chiến tranh này.
Ông cho hay đã có một tinh thần đồng đội, vốn không có trong thời bình. Có những đồng nghiệp chưa gặp lại nhau trong ba mươi năm qua bây giờ ngồi xuống hàn huyên như chưa từng chia tay nhau trước đó.