Điều chỉnh và tạo dựng bộ bản đồ biên giới
Hai bên đã ký thỏa thuận về việc chính phủ Việt Nam hỗ trợ Campuchia kinh phí sản xuất bộ bản đồ biên giới Campuchia – Việt Nam, và thỏa thuận điều chỉnh một số khu vực biên giới trên bộ thuộc các khu vực tỉnh Kampong Cham, Svay Rieng, Prey Veng, Takeo và tỉnh Kampot.
Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia là ông Var Kimhong nói với RFA rằng vừa qua hai bên ký kết với công ty Blom Info AS của Đan Mạch để xây dựng bộ bản đồ địa hình biên giới mới khổ 1/50.000. Việc chính phủ Việt Nam hỗ trợ kinh phí 500 ngàn USD sẽ thúc đẩy tốc độ sản xuất bộ bản đồ này.
Đối với việc điều chỉnh một số khu vực biên giới trên bộ thì ông giải thích rằng theo bộ bản đồ do Pháp xây dựng năm 1953 thì có một số làng xóm của Campuchia nằm trong phần đất của Việt Nam, và một số dân làng Việt Nam thì nằm trên đất của Campuchia. Do đó, chính phủ hai nước không muốn dân phải di dời nhà cửa nên chính phủ quyết định ký thỏa thuận điều chỉnh, hoán đổi diện tích một số khu vực giáp biên giới.
bộ bản đồ do Pháp làm(1953) thì có một số làng xóm của Campuchia nằm bên đất của Việt Nam, và một số dân làng Việt Nam thì nằm trên đất của Campuchia. Do đó, chính phủ hai nước không muốn dân phải di dời nhà cửa nên chính phủ quyết định ký thỏa thuận điều chỉnh, hoán đổi diện tích một số khu vực giáp biên giới<br/>
Ông Var Kimhong cho biết thêm, "Việc ký thỏa thuận điều chính một số khu vực biên giới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dân hai nước không phải đi tái định cư nơi khác khi họ sống ở đó nhiều đời nay và đây cũng để dễ dàng bảo vệ an ninh. Thực hiện Bản ghi nhớ của hai chính phủ ký năm 2011, hai bên nhất trí hoàn thành trước tháng 6/2012 toàn bộ công việc phân giới cắm mốc và hoán đổi diện tích phần đất chênh lệch giữa hai nước, đồng thời sẽ tổ chức lễ khánh thành cột mốc 314 là mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam vào tháng 6."
Campuchia và Việt Nam đã có 15 cột mốc cần được điều chỉnh thuộc các khu vực, bao gồm mốc số 30, 95, 100, 110, 126, 127, 129, 130, 273 – 278 và mốc số 314. Hai nước sẽ có cuộc họp vào cuối tháng 3 để hợp tác và thúc đẩy công tác thực hiện hoàn thành toàn bộ công việc trên thực địa.
Biên giới đất liền giữa Campuchia và Viêt Nam có tổng chiều dài 1270km chạy qua 9 tỉnh của Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam. Tổng cột mốc phải cắm dọc theo biên giới là 375 cột. Tuy nhiên, tình trạng cột mốc biên giới luôn bị người dân và các đảng phái đối lập Campuchia cho rằng chính quyền Phnom Penh quá nhượng bộ Việt Nam.
Theo dòng thời sự:
- Vụ án nhổ cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Tòa án Phnôm Pênh mở phiên chất vấn ông Sam Rainsy
- 76% dân chúng Campuchia tin đất nước đang đi đúng hướng?
- Phong trào vận động chữ ký từ chối bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam
- Cựu TT. Thái Samak ủng hộ Campuchia đăng ký ngôi đền Preah Vihear?
- Cựu Thủ tướng Thaksin của Thái làm cố vấn kinh tế cho Campuchia
- Căng thẳng gia tăng tại biên giới Campuchia và Thái
- Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền