Động vật quý hiếm và các món đặc sản

Việc sử dụng động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu ẩm thực không còn là chuyện mới mẻ.

0:00 / 0:00

Nhưng mới đây, kết luận của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã thống kê rằng có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng động vật hoang dã. Vũ Hoàng tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến trào lưu này.

Càng hoang dã càng thích

Khi cuộc sống được cải thiện, thì chuyện “ăn ngon mặc đẹp” lại tiếp tục được nâng lên một mức mới, ăn lạ, ăn sang để thể hiện mức độ đẳng cấp của các “thượng đế” tại Việt Nam. Hiếm một quốc gia nào như Việt Nam khi mà người dân ở đây khoái khẩu với các đồ ăn chế biến từ hầu hết các loài vật: từ chuột, rắn, cho đến nhện, sâu bọ...

Nếu có dịp ghé đến các nhà hàng “thịt thú rừng” nằm ngay giữa các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, thực khách không khỏi ngạc nhiên trước những món ăn trên thực đơn của các nhà hàng này nằm trong nhóm bát trân (8 món ngon nhất của cung đình ngày xưa như: bàn tay gấu, yến sào, thịt chân voi…), ngoài ra còn các món cũng khá đặc biệt như tê giác, vượn tay trắng hay cày hương.

Khái niệm ăn uống đã vượt ra ngoài khả năng cảm nhận cái ngon, cái lạ của ẩm thực, mà đến với những nhà hàng này, khách hàng còn thể hiện sự chịu xài tiền vì mỗi món ăn đều có giá tiền triệu trở lên. Chẳng thế, trong cơn bão giá, vẫn có những đại gia sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu cho một bữa ăn bởi vì mỗi bữa vị này phải ăn 2 con rùa vàng (mỗi con 85 triệu đồng). Một tuần không ăn 2 lần rùa vàng là cảm thấy khó

Một tổ chức buôn bán hổ bị phác giác ở Ninh Bình, nhiều con hổ đông lạnh chưa kịp chuyển đi bị tịch thu. Source Vietnamnet
Một tổ chức buôn bán hổ bị phác giác ở Ninh Bình, nhiều con hổ đông lạnh chưa kịp chuyển đi bị tịch thu. Source Vietnamnet (Source Vietnamnet)

chịu.

Người nước ngoài rất có ý thức cái điều là có sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm. Nhưng thói quen của Việt Nam mình thì càng hoang dã thì họ càng thích dùng làm thực phẩm.

anh Hoàng Mạnh Cường

Theo bài báo mới đây nhất trên tờ Đất Việt Online cho biết, trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” cá thòi lòi, một loại cá nước lợ có thể sống, chạy, nhảy, kiếm mồi và thậm chí có thể leo cây, đang được các nhà khoa học thế giới quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam, và nhất là ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ lại đang rộ lên trào lưu đặc sản cá thòi lòi. Tất nhiên, câu chuyện con cá thòi lòi chỉ là một phần nhỏ, mà ẩn chứa sau đó là ý thức cũng như hiểu biết của người Việt Nam về vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, động vật hoang dã đang cần được bảo tồn.

Trong quan niệm của những người rủng rỉnh tiền bạc thì dường như các món ăn càng đắt tiền, các lạ lẫm thì lại được ưa chuộng và họ lấy đó làm một thú vui. Theo lời anh Hoàng Mạnh Cường, chủ trang trại nuôi thú quý hiếm tại TP Buôn Ma Thuột cho đài chúng tôi biết:

Người nước ngoài rất có ý thức cái điều là có sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm. Nhưng thói quen của Việt Nam mình thì càng hoang dã thì họ càng thích dùng làm thực phẩm.

Tiêu thụ và xuất khẩu

Theo kết quả của một thống kê mới nhất Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã công bố ngày 23/5 vừa qua, có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh từng sử dụng động vật hoang dã, trong đó gần một nửa sử dụng từ 3 lần trở lên trong một năm.

Trong đó, nam giới sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất là hình thức ăn thịt, tiếp đến là uống rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, thời trang. Theo những người tiêu dùng, thịt rừng được xem là món ăn lạ miệng, không gây ngán như các loại thịt heo, gà, bò thông thường nên vẫn thích chọn mua.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, quản lý chương trình bảo vệ Động vật hoang dã, thuộc trung tâm giáo dục thiên

Nhiều loài chim hoang dã được bầy bán trên vỉa hè của đường phố Hà Nội. AFP
Nhiều loài chim hoang dã được bầy bán trên vỉa hè của đường phố Hà Nội. AFP (AFP)

nhiên nhận xét:

Người ta buôn bán động vật hoang dã thì không chỉ những là làm món ăn đặc sản, mà còn làm thuốc cổ truyền, hoặc là vật trưng bày trang trí. Ở Việt Nam thì động vật hoang dã buôn bán có thể nói là 50% là tiêu thụ ở trong nước, còn lại chủ yếu xuất sang Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Người ta buôn bán động vật hoang dã thì không chỉ những là làm món ăn đặc sản, mà còn làm thuốc cổ truyền, hoặc là vật trưng bày trang trí. Ở Việt Nam thì động vật hoang dã buôn bán có thể nói là 50% là tiêu thụ ở trong nước, còn lại chủ yếu xuất sang Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh

Bà Vân Anh cũng cho biết hồi những năm 1990, lúc đó Việt Nam chỉ là một nước cung cấp động vật hoang dã cho Trung Quốc thôi, tuy nhiên thì hiện nay Việt Nam cũng đang trở thành một quốc gia tiêu thụ.

Còn theo lời nhận xét của ông Thomas Osborn, điều phối viên chương trình khu vực Mekong của Traffic, một tổ chức phi chính phủ quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã cho đài Á Châu Tự Do biết như sau:

Đã có những thay đổi, giờ đây người dân đã khấm khá hơn trước và người ta có thể mua được nhiều thứ từ động vật hoang dã mà trước kia họ không thể. Giờ khi bạn có tiền, bạn muốn cho bạn bè mình thấy thì cách tốt nhất là đưa họ đến các nhà hàng đặc sản thịt thú rừng. Và vì thế chúng ta thấy hiện tượng này ngày một diễn ra nhiều hơn.

Có lẽ vì nhu cầu tiêu dùng cao số động vật hoang dã mà Tổ chức bảo vệ Động vật hoang dã đã phải lên tiếng khuyến cao, hiện ở Việt Nam có gần 700 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu. Đặc biệt, có 49 loài thuộc dạng cực kỳ nguy cấp.

Có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán

Theo lời của Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hiệp hội Động vật học Việt Nam “với tình trạng săn bắt và bẫy trái phép động vật hoang dã hiện nay, thậm chí hàng trăm ngàn khu bảo tồn thiên nhiên cũng không cung cấp đủ cho nhu cầu.” Theo lời ông thì khoảng 3,400 tấn thịt động vật hoang dã, tức là một triệu cá thể động vật, được tiêu thụ mỗi năm.

Với một nhu cầu rất lớn cho ẩm thực, làm thuốc và trang trí, việc chống lại tiêu thụ động vật hoang dã, cũng như những động vật cần được bảo tồn vẫn luôn là đề tài được nhắc đến dù rằng nó không hề mới.

Hiện Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước về buôn bán quốc tế các loài động thưc vật có nguy cơ tuyệt chủng (gọi tắt là Cites) vào năm 1994.

Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép

bà Đỗ Thị Thanh Huyền

Nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ động vật hoang dã như WWF (quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế

Tê giác 2 sừng. VN có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng
Tê giác 2 sừng. VN có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi. Source Wikipedia (Photo courtesy Wikipedia)

giới), TRAFFIC (Mạng lưới giám sát việc buôn bán động vật hoang dã), tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WAR) đang hoạt động tại Việt Nam. Nhiều chương trình như Nhà hàng xanh “Green Restaurant” nhằm thúc đẩy các địa chỉ ẩm thực không đưa động vật hoang dã vào thực đơn cũng được triển khai mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tình trạng tiêu thụ động vật hoang dã vẫn không giảm mà thậm chí còn có xu hướng tăng lên, khi thu nhập của một bộ phận khá giả tăng lên. Theo lời bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn thuộc tổ chức WAR cho rằng:

“Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.”

nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Không ít người quan niệm, ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái đó là vinh dự mà phải thấy ăn thịt thú rừng là nhục nhã, là phá hoại

GS. Nguyễn Lân Dũng

Nhiều vị chuyên gia còn cho rằng mức xử phạt của Việt Nam còn nhẹ và ở Việt Nam thì buôn bán động vật hoang dã chưa được coi là tội phạm nghiêm trọng. Nghị định số 99 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã tăng mức xử phạt hành chính tối đa lên 500 triệu đồng. Còn Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng tăng mức xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật thuộc danh mục các loài nguy cấp quý hiếm cao nhất là phạt tiền 500 triệu đồng và phạt tù 7 năm.

GS. Nguyễn Lân Dũng trong bài trả lời báo giới về dự án luật Đa dạng sinh học, phần nói đến thịt thú rừng hoang dã, ông đã gay gắt lên án rằng:

"...nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Không ít người quan niệm, ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái đó là vinh dự mà phải thấy ăn thịt thú rừng là nhục nhã, là phá hoại..."

Và ông thẳng thừng đề xuất:

"Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng bán thịt thú rừng hoang dã này lại..."

Theo dòng thời sự: