Tại Đắc Lắc thủ phủ của voi, trong vòng chưa tới 30 năm, số lượng voi nhà giảm mất 9/10, số phận voi rừng cũng hẩm hiu không kém, trên cả nước voi hoang dã chỉ còn không quá vài chục con. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đàn voi bị sút giảm nhanh chóng như vậy. Thông tín viên Nhân Khánh có bài tìm hiểu sau:
Voi sẽ tuyệt chủng ở Việt nam
Miền Bắc không còn voi nữa, miền Trung voi còn ở Nghệ An và Quảng Nam; miền Nam voi còn ở Đắc Lắc và Đắc Nông. Ngoài cặp ngà có giá trị hàng trăm triệu đồng; cộng với những lời đồn đoán thiếu cơ sở khoa học, chân voi, dương vật voi, phổi, da, đuôi, vòi, lông voi, cái gì cũng đắt đỏ nên voi luôn là mục tiêu theo đuổi của bọn săn trộm. Trong tình trạng đặc thù, giá trị một xác voi chết đã trở nên cao giá hơn một con voi sống. Theo Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã quốc tế, với tốc độ này, loài voi sẽ tuyệt chủng ở Việt Nam trong vòng 10 năm tới.
Có ý kiến cho rằng voi bị kiệt sức vì suốt ngày đi làm du lịch. Song du lịch Tây Nguyên cả năm chỉ có hai mùa đông khách là dịp hè và và sau Tết. Thời gian còn lại, voi thường được dùng cho việc đi kéo gỗ lậu. Các việc kéo cây, lăn gỗ trong địa hình rừng núi rất thích ứng với những con vật to khỏe như voi.
voi bị kiệt sức vì suốt ngày đi làm du lịch. Song du lịch Tây Nguyên cả năm chỉ có hai mùa đông khách là dịp hè và và sau Tết. Thời gian còn lại, voi thường được dùng cho việc đi kéo gỗ lậu. Các việc kéo cây, lăn gỗ trong địa hình rừng núi rất thích ứng với những con vật to khỏe như voi.<br/>
Theo luật tục quy ước, những khi nước mắt voi chảy xuống là lúc nó sắp lìa đời hoặc biểu hiện của bệnh tật, phải để voi trong rừng cả tháng, thậm chí cả năm để nó tự tìm lá cây rừng ăn mà chữa bệnh. Còn bây giờ, dù nước mắt voi đã chảy, người ta vẫn đánh voi đi kiếm tiền cả ngày lẫn đêm. Dùng voi làm du lịch hay kéo gỗ lậu, nhiều người cứ vậy mà bỏ tiền vào túi, luật tục và văn hóa bị xem nhẹ trong cách nghĩ của cộng đồng.
Tuy nhiên đó không phải là cách ứng xử của đa số, chẳng hạn như với ông Đàng Năng Long. Ông Long không chỉ là người sở hữu đàn voi lớn nhất Việt Nam mà còn là một nhân vật được nhiều người biết vì những gì ông ta làm được cho voi cả nước. Trả lời với đài Á Châu Tự do về suy nghĩ của mình khi hay tin con voi cuối cùng của rừng Tân Phú bị chết, ông Đàng Năng Long cho biết như sau:
Sáng nay tình cờ đi trên xe, tôi nói với các bạn tôi, con voi đó nó là một cá thể. Tại sao mình ví dụ mình không có điều kiện bắt nó về những nơi còn voi, mình cho nó nhập với cộng đồng mà mình để cho nó đi. Nó còn một cá thể thì buộc nó phải rời rừng để nó đi ra ngoài thôi. Để nó đi tìm bạn tình hoặc những nhu cầu khác về mặt tâm sinh lý gì đấy thì buộc nó phải rời rừng để đi, mà bị sát hại như vậy là một việc đau buồn.
Thực ra ở Việt Nam mình, số lượng voi bây giờ đếm trên đầu ngón tay cứ mất dần đi chớ đâu có thêm được con nào đâu. Đây là cái việc rất là buồn, nhất lại là nó là con voi đực nữa. Những bầy voi trong tự nhiên, tệ hại nhất là những con voi đực bị sát hại nhiều để lấy ngà thì cái nguy cơ tuyệt chủng của những con voi còn lại cao<br/>
Thực ra ở Việt Nam mình, số lượng voi bây giờ đếm trên đầu ngón tay cứ mất dần đi chớ đâu có thêm được con nào đâu. Đây là cái việc rất là buồn, nhất lại là nó là con voi đực nữa. Những bầy voi trong tự nhiên, tệ hại nhất là những con voi đực bị sát hại nhiều để lấy ngà thì cái nguy cơ tuyệt chủng của những con voi còn lại cao, vì nó không còn giống đực thì làm sao nó duy trì được khả năng sinh sản.
Hãy giao cho dân bảo vệ nếu nhà nước bó tay
Tôi nghĩ con voi ấy vừa rồi nó đi, đáng lẽ mình có điều kiện, khi nó đi lang thang ra ngoài như thế thì mình phải bắn gây mê
rồi đưa vào những cái khu, chẳng hạn như trả nó về Vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc là đưa cho dân. Đưa cho dân người ta có trách nhiệm thuần dưỡng người ta nuôi.
Chẳng hạn như gia đình tôi đang nuôi, nói chung thì cũng không tốt không tự nhiên, công bằng mà nói như thế. Nhưng mà bây giờ ngoài tự nhiên bị đe dọa và bị nuôi trong nhà thì nên chọn giải pháp là cho nuôi ở trong nhà, điều kiện nuôi vẫn tốt hơn chớ. Thực ra tôi không dám ngụy biện rằng là cái điều kiện nuôi của tôi là tốt hơn voi hoang dã được, nhưng mà với điều kiện bây giờ thì điều kiện nuôi như tôi là tốt hơn nuôi hoang dã, vì cái đe dọa nó bị lớn hơn.
khi nó(voi rừng) đi lang thang ra ngoài như thế thì mình phải bắn gây mê rồi đưa vào những cái khu, chẳng hạn như trả nó về Vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc là đưa cho dân. Đưa cho dân người ta có trách nhiệm thuần dưỡng người ta nuôi.<br/>
Những người yêu voi, nuôi voi thì cái đấy là một cái tin buồn như gia đình mình mất đi một người thân vậy thôi.
Tuy nhiên, người ta cũng từng ghi nhận nhiều lần về hiện tượng hàng đàn voi kéo vào nương rẫy ăn hoa màu, quần nát các loại cây trồng của người dân trong vùng. Nhưng không đề cập mấy đến tình trạng trước đó, vốn đây là rừng nguyên sinh rậm rạp thuộc lãnh địa voi sinh sống. Sau đó rừng bị tàn phá để lấy đất cho người ở và sản xuất, khiến không gian sinh sống của voi rừng bị thu hẹp. Với phản xạ tự nhiên, trong những tháng mùa mưa, cây cối xanh tốt, đàn voi rừng lại trở về vùng này kiếm ăn. Nguy cơ xảy ra xung đột giữa voi với người tăng theo tốc độ phá rừng.
Sự góp sức của cộng đồng luôn là quan trọng để ngăn chặn đà tuyệt chủng nhãn tiền của loài voi hiện nay. Nếu có một lời khuyên cho mọi người trong công tác bảo tồn loài voi thì ông Đàng Năng Long có ý kiến rằng:
Ví dụ bây giờ chúng ta được phép gây nuôi động vật hoang dã, có thể một số loài vật đưa vào làm thương phẩm được, nhưng riêng loài voi thì không được. Đối với tôi, riêng loài voi có một giá trị khác. Rằng đối với người Tây Nguyên nó có một giá trị tâm linh đặc biệt và với những người Việt Nam cũng vậy. Dân Á Đông mình biết chuyện xuất xứ đạo Phật là khi hoàng hậu nằm mơ thấy voi chui vào bụng mới đẻ ra nhà Phật. Con voi ngoài giá trị bảo tồn gien đa loài trên một hành tinh thì nó còn có một giá trị đặc biệt về mặt tâm linh.
Riêng tôi mong rằng, mọi người đối với con vật nào thì các anh có thể đưa nó thành thương phẩm thế này thế kia; nhưng riêng về con voi, theo tôi là tuyệt đối không được. Con voi không những có giá trị về mặt khoa học, riêng về mặt tâm linh đối với dân Á Đông mình, lớn lắm. Không được sử dụng cái gì, sản phẩm nào từ con voi, đấy là một cái tội ác đấy
ông Đàng Năng Long
Riêng tôi mong rằng, mọi người đối với con vật nào thì các anh có thể đưa nó thành thương phẩm thế này thế kia; nhưng riêng về con voi, theo tôi là tuyệt đối không được. Con voi không những có giá trị về mặt khoa học, riêng về mặt tâm linh đối với dân Á Đông mình, lớn lắm. Không được sử dụng cái gì, sản phẩm nào từ con voi, đấy là một cái tội ác đấy.
Tuy nhiên thực tế cũng phải thấy rằng, các chủ voi không thể cứ bỏ tiền nuôi không chúng mãi được. Họ phải khai thác chúng để bù đắp chi phí bỏ ra và sinh lợi. Tình hình sẽ cải thiện hơn nếu có sự trợ cấp từ Nhà nước như các nước láng giềng đang thực hiện.
Có hay không việc bảo tồn động vật hoang dã
Với hệ thống luật pháp về bảo tồn và năng lực hiện hành, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể đảm bảo sự sống còn của loài voi trong tự nhiên. Điều mà hiện tại chưa làm tốt chính là việc thực thi hiệu quả các luật đó trong việc chống các tội phạm đối với loài voi, trước khi quá muộn.
Khi được hỏi về trách nhiệm của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú trước sự kiện con voi cuối cùng, một động vật hoang dã bị chết trong địa bàn cơ quan này quản lý, nhân viên rừng phòng hộ Tân Phú Đồng Nai cho đài Á Châu Tự do biết:
Bên này chỉ có thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trong mùa khô thì phòng cháy chữa cháy vậy thôi. Rừng cũng không có nhiều động vật lắm, cũng có là cấm săn bắn động vật hoang dã, cũng có cấm lồng ghép thôi. Nhưng chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng, cấm không được chặt cây nọ kia, cũng có lồng ghép việc đó thôi chớ không chuyên về cái việc đó luôn, anh hiểu không.
Phụ trách bảo vệ rừng với lại công tác phòng cháy chữa cháy, hàng năm cũng có thể là trồng rừng một số nơi khai thác bị thưa. Không kinh phí mà để là chuyên về cấm săn bắt động vật hoang dã.
cũng có là cấm săn bắn động vật hoang dã, cũng có cấm lồng ghép thôi. Nhưng chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng, cấm không được chặt cây nọ kia, cũng có lồng ghép việc đó thôi chớ không chuyên về cái việc đó luôn, anh hiểu không...Không kinh phí mà để là chuyên về cấm săn bắt động vật hoang dã.<br/>
Còn nguyên nhân dẫn đến voi cuối cùng của rừng bị thiệt mạng và xác voi được xử lý như thế nào, nhân viên rừng phòng hộ Tân Phú Đồng Nai cũng cho biết:
Mới có mổ để lấy đạn ra để đi xác minh. Bên Ủy ban nhân dân tỉnh có một đoàn kiểm tra, rồi họ xác minh thôi. Bên này chỉ có công nhân bảo vệ không được cho người dân vào nọ kia, chớ bên này không có cái trách nhiệm gì hết.
Nó bị thối rữa rồi, không có chôn mà cũng không có xẻ thịt được. Mình vẫn cứ bảo vệ vậy thôi, không có được chôn mà cũng không có được làm thịt, tại vì thúi rồi không có xài được nữa. Đầu bị cắt với đuôi phần cuối cũng bị cắt.
Thực tế cho thấy là nguy cơ voi nối bước tê giác một sừng bị tuyệt chủng đã rất gần. Nếu tiếp tục bảo tồn theo đà này, từ chỗ voi vốn đã có trong chuyện cổ tích thành lúc voi chỉ còn là truyền thuyết không còn xa nữa.
Con voi đã đi vào tâm thức dân tộc Việt, voi được khắc trên trống đồng văn hóa Đông Sơn, gắn liền với hình ảnh các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Quang Trung. Nếu sự tuyệt chủng của tê giác một sừng phản ánh tình trạng bất lực của ngành bảo tồn động vật quốc gia thì cái chết của con voi cuối cùng sẽ kéo theo một phần ký ức của một dân tộc.
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam không đủ khả năng bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm?
- Hàng ngàn loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa
- Mua bán trái phép sừng tê giác tại VN
- VN-Nam Phi tìm giải pháp ngăn chận nạn buôn lậu sừng tê giác
- Động vật quý hiếm và các món đặc sản
- Khó biết ai đã giết tê giác ở Vườn quốc gia Cát Tiên
- Hổ Đông Dương có nguy cơ tuyệt chủng
- Vì sao tình trạng săn bắt, buôn bán thú hoang dã vẫn tồn tại?
- Việt Nam: điểm nóng của nạn săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã