Không đủ khả năng bảo vệ động vật quí hiếm?

Tê giác một sừng đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Đây là công bố hồi ngày 25 tháng 10 vừa qua, do các cơ quan thẩm quyền đưa ra sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các hình ảnh, tài liệu, vật chứng… về con tê giác một sừng cuối cùng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên của Việt Nam.

0:00 / 0:00

Vậy thực tế công tác xem xét trước khi đi đến công bố chính thức đó ra sao? Hoạt động bảo vệ những loài động vật hoang dã quí hiếm được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam lâu nay đạt hiệu quả thế nào?

Mời quí thính giả theo dõi những thông tin đó trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Truyền thông trong và ngoài nước hồi tuần rồi đồng loạt đăng những bài viết về công bố loài tê giác Java một sừng nay hoàn toàn tuyệt chủng tại Việt Nam.

Con tế giác Java cuối cùng đã bị bắn chết

Tin cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2009 đến tháng tư năm ngoái đại diện quản lý chương trình loài của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, WWF, cùng Vườn Quốc gia Cát Tiên đã khảo sát toàn diện quần thể tê giác Java tại đó. Cụ thể nhóm tham gia công tác thực hiện hai đợt tìm kiếm kỹ càng trên diện tích 6500 hec ta, nơi được cho là khu vực lõi phân bổ tê giác. Một khu vực mở rộng 3500 héc ta quanh đó cũng nằm trong vùng khảo sát.

Trong công tác khảo sát, còn có việc phân tích gen của 22 mẫu phân thu thập được. Kết quả phân tích cho thấy phân đó là của cá thể tê giác Java một sừng được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên hồi tháng tư năm ngoái.

Tiến sĩ Vũ Văn Triệu, nguyên đại diện của Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới IUCN, cho biết lại những công việc đã thực hiện để đi đến việc chính thức công bố tê giác Java một sừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên của Việt Nam đã tuyệt chủng:

Trước đây qua các ‘bẫy ảnh’, có lúc nhìn thấy có cả một quần thể gồm những con còn non, con trưởng thành. Đó là chỉ qua ‘bẫy ảnh’ mà thôi chứ chưa nhìn thấy trực tiếp. Từ đó người ta hy vọng rằng có con đực, con cái và con con thì như thế có thể tồn tại được.

5

Tê giác Java tại VQG Cát Tiên chụp bằng hệ thống máy ảnh gắn cảm biến hồng ngoại.
Tê giác Java tại VQG Cát Tiên chụp bằng hệ thống máy ảnh gắn cảm biến hồng ngoại. Screen capture from WWF

Screen capture from WWF

Trong những năm gần đây liên tục kiểm tra và ‘bẫy ảnh’ nhưng không tìm thấy.

<i>Gần đây lại phát hiện một con tê giác bị chết. Cơ quan kiểm lâm báo cáo cho các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế. Khi xem xét thấy có vết đạn găm trên con tê giác đó, sừng của nó thì bị mất. Các cơ quan quản lý đặt vấn đề như thế có thể con tê giác bị bắn chết.</i> <br/>

Gần đây lại phát hiện một con tê giác bị chết. Cơ quan kiểm lâm báo cáo cho các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế. Khi xem xét thấy có vết đạn găm trên con tê giác đó, sừng của nó thì bị mất. Các cơ quan quản lý đặt vấn đề như thế có thể con tê giác bị bắn chết. Kết hợp với thực tế trong thời gian qua nhân viên kiểm lâm và những người đi rừng không hề thấy một con tê giác nào nữa, rồi bẫy ảnh cũng không có tấm ảnh nào. Vì thế Kiểm Lâm Việt Nam và WWF, cơ quan thực thi dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ bảo tồn tê giác, đi đến kết luận con tê giác bị chết là con tê giác cuối cùng.
Ảnh, phân, vết cắn trên thức ăn sau khi phân tích cho thấy đó cũng đúng là của cá thể đó.
Tê giác hai sừng ở những nước khác vẫn có, còn tê giác một sừng chỉ còn ở Java, Indonesia và ở Việt Nam chừng chục năm trước.
Khi đó có ý định phối giống cho tê giác tại Việt Nam nhưng nay thì không còn nữa.

Như những đánh giá được nêu ra lâu nay ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động săn lùng các loài động vật hoang dã quí hiếm vì giá trị vật chất quá lớn của những mặt hàng như sừng tê giác, cao xương hổ … Trong khi đó là những thứ quí hiếm vì các loài vật đó không còn bao nhiêu trong tự nhiên trên trái đất, mà nhu cầu của những người có thừa tiền bạc mua lại cao bởi họ cho rằng chúng có chứa những chất có khả năng giúp bồi bổ sức lực khiến giá trị của những mặt hàng đó rất cao, như một kilogram sừng tê giác giá cả mấy trăm ngàn đô la trên thị trường chợ đen. Đây là lý do khiến nhiều người ở khắp mọi nơi trên thế giới bất chấp những qui định của pháp luật, chuyên săn lùng các loài thú quí hiếm đó.

Bác sĩ cắt sừng tê giác tại Vườn quốc gia tại Zimbabwe. Quỹ Động vật Hoang dã (WWF) và Công viên quốc gia Zimbabwe hợp tác ngăn chặn nạn săn trộm sừng tê giác. AFP
Bác sĩ cắt sừng tê giác tại Vườn quốc gia tại Zimbabwe. Quỹ Động vật Hoang dã (WWF) và Công viên quốc gia Zimbabwe hợp tác ngăn chặn nạn săn trộm sừng tê giác. AFP (AFP)

Bên cạnh đó do dân số gia tăng, tình trạng rừng thu hẹp không còn sinh cảnh sống thích hợp khiến cho những loài thú hoang dã như tê giác, voi… ngày một ít dần đi.

Ý thức bảo vệ động vật còn quá kém

Một nguyên nhân khác nữa là vì các biện pháp chế tài của cơ quan chức năng chưa đến nơi đến chốn và không đủ mạnh để răn đe các đối tượng đi săn và buôn bán lậu các động vật quí hiếm.

Một người dân tại Tây Nguyên, nơi mà rừng Việt Nam đang bị suy giảm đáng kể trong thời gian qua do phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su, thừa nhận môi trường sống của các loài thú hoang không còn nữa. Số các loài thú hoang vận chuyển lậu bị bắt lâu nay ở Việt Nam theo người này là từ rừng các nước láng giềng, nhất là Lào và Kampuchia.

Thế rồi thói quen sử dụng các loại thị thú rừng vẫn phổ biến tại Việt Nam mặc dù các cơ quan thông tin của Nhà Nước cũng có tuyên truyền về việc bảo tồn các loài thú hoang dã, không sử dụng thịt của chúng để làm thức ăn… Người dân Tây Nguyên này phát biểu:

<i>Đúng là có cấm, Nhà Nước rất khắc khe trong vấn đề này, thậm chí truy tố. Nhưng trong khi đó các quán ở đây vẫn bán thịt thú rừng một cách bình thường. Hai vấn đề ngược nhau như thế đó.Thực chất cấm nhưng những loại như heo rừng, chồn…vẫn được bán nhan nhản tại các quán nhậu.</i> <br/>

Đúng là có cấm, Nhà Nước rất khắc khe trong vấn đề này, thậm chí truy tố. Nhưng trong khi đó các quán ở đây vẫn bán thịt thú rừng một cách bình thường. Hai vấn đề ngược nhau như thế đó.Thực chất cấm nhưng những loại như heo rừng, chồn…vẫn được bán nhan nhản tại các quán nhậu. Nhà Nước không kiểm tra được. Nguồn cung cấp từ bên Lào, Kampuchia, nhưng nay đâu còn rừng nữa đâu mà có thú rừng.
Ăn thịt thú rừng cũng ‘vô chừng’.

Gần đây tin cho hay có những nơi như tại Vườn Quốc Gia Pù Mát ở Nghệ An, đi đâu cũng thấy bẫy thú rừng.

Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, ông Trần Văn Thành, cho biết tại đó hồi năm 2008 thu được 25 ngàn bẫy thú. Và rồi trung bình mỗi năm vườn mất chừng 50 héc ta rừng. Trong nửa đầu năm nay có 250 vụ vi phạm

Một tổ chức buôn bán hổ bị phác giác ở Ninh Bình, nhiều con hổ đông lạnh chưa kịp chuyển đi bị tịch thu. Source Vietnamnet
Một tổ chức buôn bán hổ bị phác giác ở Ninh Bình, nhiều con hổ đông lạnh chưa kịp chuyển đi bị tịch thu. Source Vietnamnet (Source Vietnamnet)

lâm luật bị xử lý. Tuy nhiên qui định của Việt Nam là chỉ những vụ phá từ 5000 mét vuông trở lên mới bị khởi tố nên chỉ có vài vụ phải ra tòa mà thôi.

Trở lại với các biện pháp của chính quyền trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, tiến sĩ Vũ Văn Triệu có nhận xét:

Luật Bảo vệ Đa dạng sinh học, các luật, chính sách khác … đều không ủng hộ cho việc săn bắt thú rừng, ăn thịt thú rừng cả; nhưng trong thực tế vẫn có người vào rừng đặt bẫy, săn bắn thú rừng, có những đường dây tiêu thụ thịt thú rừng. Trong việc tiêu thụ, nay những người có tiền của không thích ăn những món thông thường nữa, thích ăn thịt thú rừng mà thứ nào càng hiếm càng có giá. Vì có cung có cầu nên khó dẹp được. Ngay cả cán bộ công chức Nhà Nước cũng kéo nhau đi ăn.

<i>Các phương tiện truyền thông, các phong trào làm đủ mọi thứ để người dân thấy không được ăn thịt các loại động vật hoang dã nói chung chứ không chỉ các loại trong Sách Đỏ thôi. Nhưng hiện nay hiệu quả của những biện pháp đó cũng ở mức độ nào đó thôi chứ chưa thể gọi là 'tốt' được. </i> <br/>

Các phương tiện truyền thông, các phong trào làm đủ mọi thứ để người dân thấy không được ăn thịt các loại động vật hoang dã nói chung chứ không chỉ các loại trong Sách Đỏ thôi. Nhưng hiện nay hiệu quả của những biện pháp đó cũng ở mức độ nào đó thôi chứ chưa thể gọi là ‘tốt’ được.
Săn bắt, rồi quán hàng nuôi nhốt có thể bị xử phạt; nhưng rồi họ qua mặt các kiểu. Sắp đến phải làm mạnh hơn.

Hồi tháng chín vừa qua, Tổ chức Bảo tồn Động- thực vật hoang dã quốc tế cho biết tại khu vực người dân tộc Rục ở Quảng Bình người ta phát hiện được một loài thú được cho đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm. Đó là loài chuột đá tên khoa học Laonastes aenigmamus. Trước năm 2005, loài này được cho là đã tuyệt chủng.

Chẳng bao lâu sau khi tin phát hiện loài chuột đá được phát hiện tại Việt Nam, thì có tin cho biết một người dân địa phương bẫy được một con chuột đá. Nó được đưa đến báo cáo cho trưởng bản. Và người trưởng bản sau đó cho hay nếu không có ai đến can thiệp thì người bẫy được con chuột sẽ giết thịt để ăn.

Thông tin mới nhất cho hay đàn bò tót nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng của Sách Đỏ đang còn lại ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên cũng cần được bảo vệ nghiêm nhặt hơn vì gần đây chúng cũng bị đưa vào tầm ngắm của những tay săn thú rừng tại Việt Nam.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Theo dòng thời sự: